Retinol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Retinol là gì?
Là một dẫn xuất của vitamin A nên retinol được xem là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa.
Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại một làn da tươi trẻ.
Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành. Da đầy đủ độ ẩm, các đốm nâu dần biến mất, sắc tố da cải thiện rõ rệt.
Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

Điều chế sản xuất retinol
Trong thành phần hóa học của retinol chứa gốc OH, nghĩa là gốc rượu. Khi bạn bôi lên da, rượu sẽ được oxy hóa thành Andehit và sau đó Andehit được oxy hóa thành acid. Acid tác dụng lên da và lớp biểu bì dưới da, giúp các tế bào cũ bong tróc, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới.
Ngoài ra, retinol tồn tại dưới dạng chất bổ sung và được sử dụng để chống hoặc ngăn ngừa thiếu vitamin A. Retinol còn nằm trong danh mục những loại thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế Thế giới. Điều này chứng minh rằng, retinol là một loại chất hiệu quả và an toàn cho con người.
Cơ chế hoạt động của retinol
Retinol là một loại retinoid, được làm từ vitamin A. Thay vì loại bỏ tế bào da chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ tạo nên retinol sẽ đi sâu dưới lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì của da bạn.
Khi vào trong lớp giữa của da, retinol có tác dụng trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Điều này tạo ra hiệu ứng “làm đầy đặn” giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, qua đó có thể cải thiện thêm kết cấu và tông màu của da.
Retinol cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá nặng, cũng như sẹo do mụn trứng cá gây ra. Nó giúp giữ cho lỗ chân lông của bạn không bị tắc nghẽn bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn để ngăn ngừa sự hình thành mụn hoặc mụn bọc. Đối với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với retinol nhằm điều trị giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng có thể mất đến sáu tuần để bạn thấy những cải thiện về tình trạng mụn.
Cuối cùng, retinol đã được chứng minh là có thể cân bằng mức độ hydrat hóa cho da. Tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, có thể dẫn đến mất độ ẩm của da. Điều này thậm chí có thể có lợi cho những ai có da nhờn, bởi giúp kiểm soát sự sản xuất dư thừa của bã nhờn trong lỗ chân lông.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Tea Tree Oil là gì?
Tea Tree Oil (Tinh dầu tràm trà) là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, được chiết xuất từ lá cây trà (Melaleuca alternifolia), mọc ở vùng đầm lầy ven biển phía Đông Nam Queensland và bờ biển Đông Bắc New South Wales của nước Úc. Tinh dầu có mùi thơm đặc trưng khiến người dùng cảm thấy thư giãn, dễ chịu.

Tea Tree Oil có thành phần hóa học gồm 28 – 30 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là:
Terpinen-4-ol (46,6%): Nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới dạng thuốc bôi hoặc dạng hít.
Cineol (1,8 – 2,4%): Có mùi thơm mát, hơi cay, được dùng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm (đặc biệt là nước hoa) và trong các sản phẩm xua đuổi côn trùng. Chất này còn là phụ gia cho thuốc lá.
Terpinenene: Chiếm 10 – 25% và Terpinene chiếm 18,6 – 23,65%.
Những người thổ dân ở Úc có truyền thống sử dụng Tea Tree Oil như một chất khử trùng (diệt vi trùng) và một loại thuốc thảo dược.
Ngày nay, việc sử dụng tinh dầu này để bôi ngoài da được khuyến khích đối với nhiều tình trạng khác nhau như mụn trứng cá, nấm da chân, chấy, nấm móng tay, vết cắt, nhiễm trùng ve ở đáy mí mắt và côn trùng cắn.
Điều chế sản xuất
Tea Tree Oil được tạo ra từ quá trình chưng cất hơi nước của lá cây trà ở Úc.
Cơ chế hoạt động
Các hoạt chất trong Tea Tree Oil có khả năng giết chết các loại vi khuẩn gây mụn, gây nấm và giúp giảm phản ứng dị ứng da. Dựa vào những công dụng này mà Tea Tree Oil được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp, nhất là trong các sản phẩm trị mụn.
Acid formic là gì?
Acid formic là dạng hợp chất acid hữu cơ đơn giản nhất trong nhóm Cacboxylic với công thức là HCOOH hoặc CH2O2. Thành phần này là một sản phẩm trung gian trong tổng hợp hóa học và cũng xuất hiện trong tự nhiên. Phần lớn hợp chất này có trong nọc độc và vòi đốt của nhiều loại côn trùng thuộc bộ cánh màng như con ong, con kiến, chủ yếu là các loài kiến.

Acid fomic còn có những tên gọi khác nhau như Acid metanoic, Acid hydrocacboxylic, Acid aminic, Andehit formic…
Đây là chất lỏng, không màu, dễ bốc khói, hòa tan trong nước và các chất dung môi hữu cơ phân cực và hòa tan một ít trong các Hydrocacbon.
Mặc dù là một Acid yếu nhưng so sánh trong dãy đồng đẳng Acid cacboxylic no, đơn chức, mạch hở thì Acid formic lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả Acid cacbonic (H2CO3) bởi vì hiệu ứng dồn mật độ electron trong nhóm Cacboxyl (-COOH).
Trong Hydrocacbon và trong pha hơi, Acid formic bao gồm các chất Dimer liên kết Hydro chứ không phải là các phân tử riêng lẻ.
Trong ngành công nghiệp hóa chất, Acid formic từ lâu đã được coi là một hợp chất hóa học chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, Acid formic đã trở thành sản phẩm phụ của quá trình sản xuất Acid acetic. Ngày nay Acid formic được sử dụng ngày càng nhiều như một chất bảo quản và kháng khuẩn trong thức ăn chăn nuôi.
Điều chế sản xuất
Ngay từ thế kỷ 15, một số nhà giả kim và nhà tự nhiên học đã biết rằng đồi kiến tỏa ra hơi acid. Người đầu tiên mô tả sự phân lập của chất này bằng cách chưng cất một số lượng lớn xác kiến là nhà tự nhiên học người Anh John Ray vào năm 1671. Kiến tiết ra Acid formic để tấn công và phòng thủ. Acid fomic lần đầu tiên được tổng hợp từ Acid hydrocyanic bởi nhà hóa học người Pháp Joseph Gay-Lussac. Năm 1855, một nhà hóa học người Pháp khác, Marcellin Berthelot, đã phát triển một phương pháp tổng hợp từ Carbon monoxide tương tự như phương pháp được sử dụng ngày nay.
Acid formic được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng hai cách:
- Nung nóng Acid oxalic trong Glixerol khan và chiết bằng cách chưng hơi.
- Thủy phân Acid etyl isonitrile với chất xúc tác là dung dịch HCl.
Trong công nghiệp, Acid fomic có thể thu được bằng các cách:
Một số lượng đáng kể Acid fomic được sản xuất qua quá trình điều chế các chất khác, đặc biệt là Acid acetic. Đây là quá trình được gọi là chiết xuất sản phẩm phụ.
Metanol tác dụng với Cacbon monoxide dưới sự xúc tác của một bazơ mạnh sẽ sẽ tạo ra Metyl fomiat, một dẫn xuất của Acid fomic. Sau đó, tiến hành phản ứng thủy phân của Metyl fomiat tạo ra Acid fomic.
Để quá trình thủy phân trực tiếp Metyl fomiat, nhà sản xuất thực hiện quá trình gián tiếp khi cho Metyl fomiat phản ứng với Amoniac để tạo ra Formamide và sau đó thủy phân Formamide bằng Acid sulfuric để tạo ra Acid formic.
Cơ chế hoạt động
Acid formic thể hiện tính chất của nhóm Cacboxyl (-COOH) như sau:
Đặc trưng nổi bật của nhóm này chính là phản ứng Este hóa. Đây là phản ứng thuận nghịch được xúc tác nhờ Acid sunfuric đặc và nhiệt độ.
Tính chất cuối cùng đó là phản ứng tráng gương hay còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của Andehit. Đặc trưng của phản ứng tráng gương là tính khử. Khi nhóm chức Anđehit tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag.
Glycyrrhizic acid là gì?
Axit glycyrrhizic được chiết xuất từ rễ của cây cam thảo; Glycyrrhiza glabra là một glycoside triterpene với axit glycyrrhetinic có một loạt các hoạt tính dược lý và sinh học. Khi chiết xuất từ cây, nó có thể thu được dưới dạng amoni glycyrrhizin và mono-amoni glycyrrhizin.
Axit glycyrrhizic đã được phát triển ở Nhật Bản và Trung Quốc như một loại thuốc bảo vệ gan trong các trường hợp viêm gan mãn tính.
Công thức hóa học C42H62O16.
Công thức hóa học của Axit glycyrrhizic
Điều chế sản xuất
Phương pháp đơn giản và tiện lợi để chiết xuất Axit glycyrrhizic từ cam thảo nghiên cứu và xác nhận: hỗn hợp ethanol và nước với tỉ lệ 30:70 và thời gian chiết 60 phút dưới 50°C là điều kiện tối ưu để chiết xuất.
Cơ chế hoạt động
Axit glycyrrhizic có thể được tìm thấy ở dạng alpha và beta. Dạng alpha chủ yếu ở gan và tá tràng và do đó, người ta cho rằng tác dụng chống viêm gan của thuốc này chủ yếu là do hoạt động của đồng phân này. Tác dụng chống viêm của axit glycyrrhizic được tạo ra thông qua việc ức chế TNF alpha và caspase 3. Nó cũng ức chế sự chuyển vị của NFkB vào nhân và liên hợp các gốc tự do. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ức chế theo hướng glycyrrhizic đối với sự tăng sinh tế bào T CD4 + thông qua JNK, ERK và PI3K/AKT.
Butylparaben là gì?
Butylparaben là hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở một số sản phẩm rau quả tự nhiên, bao gồm lúa mạch, hạt lanh và nho. Cùng với methylparaben, ethylparaben và propylparaben, butylparaben là một dẫn xuất của nhóm các hợp chất được gọi là paraben.
Paraben có mặt trong thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA) - hóa chất phân hủy thành paraben với mục đích bảo vệ cây. Trên thực tế, paraben trong mỹ phẩm hoạt động tương tự như những chất có trong tự nhiên. Khi paraben hấp thụ qua da sẽ có thể được cơ thể chuyển hóa thành PHBA nhanh chóng và sau đó thải bỏ chúng.

Nhóm các dẫn xuất của paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da với vai trò là chất bảo quản. Hợp chất này có nhiều ưu điểm nên được ưa chuộng so với các chất bảo quản khác, như đặc tính nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao. Về sau, việc sử dụng paraben bị hạn chế do những tranh cãi xung quanh các nghi ngại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Điều chế sản xuất
Tất cả các parabens sử dụng trong thương mại đều được sản xuất tổng hợp bằng phản ứng ester hóa của para-hydroxybenzoic acid và ancol thích hợp.
Chondrus crispusa là gì?

Chondrus crispus là chiết xuất có nguồn gốc từ rêu Ireland hay còn gọi là rêu Carrageenan, một loài tảo đỏ mọc trải dài dọc theo các hốc đá của bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ.
Đây là một loại tảo có kích thước khá nhỏ với chiều dài có thể lên đến 20 cm. Tảo phát triển từ rễ giả dạng đĩa gọi là Holdfast có chức năng bám nhưng không có chức năng hút chất dinh dưỡng cung cấp cho vật chủ, nhánh được phân đôi thành bốn đến năm lần tạo thành cấu trúc hình quạt. Hình thái rất dễ thay đổi, đặc biệt là độ rộng của các tản. Mỗi nhánh rêu có kích thước bề rộng khoảng 2mm và có kết cấu vững chắc với các màu sắc từ nhạt đến xanh đậm, đỏ sẫm, tím, nâu, vàng và trắng. Các giao tử mang ánh kim màu xanh lam ở đầu của lá và các bào tử sinh sản mang hoa văn đốm.
Ở trạng thái tươi tốt, rêu tươi mềm và có sụn, có nhiều màu khác nhau từ vàng lục, đỏ, đến tím đậm hoặc nâu tím.
Ở trạng thái khô, loài tảo này có thành phần gồm khoảng 15% chất khoáng và khoảng 10% protein với hàm lượng giàu iod và lưu huỳnh. Khi được ngâm trong nước, tảo Ireland có mùi giống như nước biển do hàm lượng các polysacarit trong thành tế bào lớn. Khi được đun sôi, loại tảo này sẽ tạo thành một loại gelatin, nặng từ 20 đến 100 lần trọng lượng của nước.
Sau khi rửa tảo với nước và phơi khô để bảo quản, chúng sẽ có một cạnh màu vàng, mờ, giống như sừng và ở trạng thái cứng.
Chondrus crispusa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào bổ sung cho da, bao gồm beta-carotene và chất tăng cường tế bào mạnh mẽ như zeaxanthin, lutein, giúp bảo vệ da khỏi tác động rõ ràng của ánh sáng xanh.
Trong tảo đỏ thường chứa các polysaccharide, peptide và axit amin cũng giúp làn da được ngậm nước.
Điều chế sản xuất
Chondrus crispusa được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất trong quá trình xử lý nhiệt. Chiết xuất thu được từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, do đó không chứa thuốc trừ sâu. Sau đó cô đặc lại rồi hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 20% (chiết xuất) và 80% (chất pha loãng).
Cơ chế hoạt động
Nhờ đặc tính mô phỏng sinh học giữa protein da, chiết xuất rêu Ireland có tác dụng cải thiện làn da trông tươi mới, làm giảm đáng kể sự mất nước qua biểu bì, từ đó giúp dưỡng ẩm da tốt hơn, mang đến làn da mịn màng hơn.
Hydroxypropyl cellulose là gì?
Danh pháp quốc tế IUPAC: 4-(1-aminopropyl)-N,N,3-trimethylaniline.
PubChem CID: 123706
Tên gọi khác: Benzeneethanamine, 4-(dimethylamino)-alpha,2-dimethyl-, Oxypropylated cellulose, E463, Hyprolose, Lacrisert.
Công thức hóa học C12H20N2, trọng lượng phân tử 192.30
Hydroxypropyl cellulose là một dẫn chất ete của cellulose, trong đó một số nhóm hydroxyl trong các đơn vị glucose lặp lại được hydroxypropyl hóa tạo công thức OCH2CH(OH)CH3 bằng cách sử dụng propylene oxide.

Do mức độ hydroxypropyl hóa cao (~ 70%), Hydroxypropyl cellulose dẻo hơn và tương đối kỵ nước so với các cellulose ete hòa tan trong nước khác. Nó có thể hòa tan hoàn toàn trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực, chẳng hạn như methanol, ethanol, rượu isopropyl (IPA) và acetone. Độ hòa tan của Hydroxypropyl cellulose trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, nó dễ hòa tan ở nhiệt độ dưới “điểm mây” khoảng 45 độ C (nhiệt độ dưới đó mà polyme bắt đầu phân tách pha, và hai pha xuất hiện).
Hydroxypropyl cellulose có hai loại: H-HPC và L-HPC, L-HPC thay thế thấp có chức năng như một chất kết dính và phân hủy trong lĩnh vực dược phẩm.
Hydroxypropyl cellulose là một chất trơ về mặt sinh lý. Trong một nghiên cứu về những con chuột được cho ăn hydroxypropyl cellulose hoặc cellulose không biến tính ở mức lên đến 5% trong chế độ ăn của chúng, người ta thấy rằng cả hai tương đương nhau về mặt sinh học ở chỗ cả hai đều không bị chuyển hóa.
Điều chế sản xuất Hydroxypropyl cellulose
Hydroxypropyl cellulose được sản xuất bằng cách phản ứng cellulose kiềm với propylene oxide ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra cellulose ete, với 3.4-4.1 mol nhóm thế hydroxypropyl trên mỗi mol đơn vị gốc anhydroglucose (theo Ashland, 2001).
Để Hydroxypropyl cellulose không bị vón cục trong điều chế, Hydroxypropyl cellulose có thể được phân tán trong 50% thể tích nước nóng (> 60 độ C) và sau 10 phút hydrat hóa, phần nước còn lại có thể được thêm nước lạnh trong khi tiếp tục khuấy. Do khả năng kết dính cao, Hydroxypropyl cellulose có xu hướng đặc biệt phù hợp trong chế biến các viên nén liều cao, hoặc khó nén, khi các chất đó chỉ có thể thêm một lượng nhỏ chất kết dính.
Nói chung, sản xuất có thể đạt được bằng hai bước, kiềm hóa và ete hóa:
Bước 1: Kiềm hóa
Phân tán bột giấy cellulose nguyên liệu thô trong dung dịch kiềm (thường là natri hydroxit, 5–50%) để tạo thành cellulose kiềm.
Cell-OH + NaOH → Cell·O-Na+ + H2O
Bước 2: Ete hóa
Phản ứng của Cellulose kiềm với Propylen oxit trong điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong bước phản ứng này, các nhóm hydroxyl (-OH) trên các monome anhydroglucose của chuỗi cellulose được thay thế một phần bởi các nhóm hydroxypropoxy (–OCH2CHOHCH3) sau khi ete hóa.
Cơ chế hoạt động
Hydroxypropyl cellulose có sẵn trên thị trường với các cấp độ nhớt khác nhau, với cấp trọng lượng phân tử trung bình (MW) nằm trong khoảng từ 20 đến 1500kDa. Các cấp MW thấp thường được sử dụng làm chất kết dính. Hydroxypropyl cellulose là chất kết dính cao cấp và đã cho thấy hiệu quả kết dính tương đương và khả năng kết dính tốt khi được thêm vào dưới dạng dung dịch hoặc ở dạng bột khô (theo Skinner & Harcum, 1998).
Ngoài ra, đối với dạng bổ sung khô, các loại hạt có kích thước hạt mịn được ưa thích hơn vì tốc độ hydrat hóa nhanh hơn và sự đồng nhất của quá trình trộn và phân phối. Các lớp thô được ưu tiên để bổ sung dung dịch vì chúng phân tán dễ dàng hơn mà không bị vón cục.
Hydroxypropyl cellulose đặc biệt tốt trong việc giữ nước và tạo ra một lớp màng đóng vai trò như một rào cản chống thất thoát nước.
Alumina là gì?
Alumina là oxit của nhôm, công thức hóa học là Al2O3. Alumina tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh màu trắng. Chúng ta hiếm khi tìm thấy Alumina tự nhiên ở dạng tự do vì nhôm quá phản ứng. Trong tự nhiên, nhôm sẽ có lớp oxit bảo phủ bề mặt nó, bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn.
Alumina có khối lượng phân tử vào khoảng 102 g mol-1. Điểm nóng chảy và điểm sôicủa Alumina là trên 2000 độ C. Đặc tính của hợp chất này là nó không tan trong nước nhưng rất hút ẩm, không thể dẫn điện nhưng nó là chất dẫn nhiệt. Vì nhôm là một nguyên tố lưỡng tính nên nhôm oxit cũng là một oxit lưỡng tính.

Alumina thường xuất hiện ở dạng khoáng chất kết tinh. Nó rất hữu ích trong việc sản xuất kim loại nhôm bằng quy trình Hall. Trong quá trình này, Alumina được hòa tan trong criolit nóng chảy, và muối tạo thành được điện phân. Sau đó, chúng ta có thể thu được kim loại nhôm nguyên chất.
Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng hợp chất này như một chất mài mòn do độ cứng và sức mạnh của nó. Nó cũng hữu ích như một chất xúc tác để tăng cường tốc độ phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó rất hữu ích như một chất hấp thụ nước để làm sạch khí và chất độn cho nhựa.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường sử dụng Alumina trong các sản phẩm làm sạch, son môi, phấn má hồng và các sản phẩm khác. Theo tổ chức EWG (Hoa Kỳ), mặc dù Alumina có khả năng tăng cường hấp thụ qua da và tích lũy sinh học, nhưng nó vẫn được đánh giá là thành phần an toàn trong mỹ phẩm với liều lượng nhỏ.
Điều chế sản xuất Alumina
Alumina có nguồn gốc chủ yếu từ quặng bauxite thông qua quy trình của Bayer. Trong đó, vật liệu xút kết hợp với nhiệt và áp suất được sử dụng để hòa tan các khoáng chất chứa nhôm từ bauxite. Dư lượng bauxite sau đó được tách ra khỏi natri aluminate, cho phép alumina được kết tinh từ dung dịch còn lại. Alumina kết tinh sau đó được xử lý nhiệt trong lò quay để loại bỏ độ ẩm giới hạn, tạo ra sản phẩm alumina tinh khiết cuối cùng.

Cơ chế hoạt động
Alumina là một thành phần phụ đa năng chủ yếu hoạt động như một chất chứa sắc tố. Sắc tố ở đây có thể là thành phần chống nắng vật lý như titanium dioxide hoặc một thành phần tạo màu nào đó được pha trộn với các tiểu cầu alumina và được phủ bởi một số loại silicone như triethoxycarprylylsilane. Phương thức này giúp các sắc tố được phấn bố đồng đều và dễ tán hơn trên da. Alumina rất hữu ích cho các sản phẩm chống nắng vật lý cũng như các sản phẩm trang điểm.
Alpha-Linolenic Acid là gì?
Alpha-linolenic acid là một axit béo omega-3 cần cho sự tăng trưởng, phát triển của chúng ta. Vì vậy Alpha-linolenic acid được gọi là một axit thiết yếu. Alpha-linolenic acid được tìm thấy trong thực vật, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
Alpha-linolenic acid có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh của con người từ tim mạch, khớp, tiểu đường, phổi tắc nghẽn, ung thư… Mặt khác Alpha-linolenic acid có thể làm tăng nguy cơ tuyến tiền liệt ở một số nam giới.
Chúng ta biết các axit béo omega-3 khác như DHA và EPA có ở dầu cá, nhưng không phải chúng đều hoạt động cùng một cách trong cơ thể. Vì vậy axit alpha-linolenic có thể có lợi ích không giống DHA và EPA.
Điều chế sản xuất Alpha-Linolenic Acid
Alpha-Linolenic Acid (ALA) là chất béo omega-3 thiết yếu với những lợi ích sức khỏe. Phân tử này được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực vật như hạt lanh và cải dầu, nhưng hiện đang hạn chế sản xuất. Tiềm năng sản xuất ALA bền vững bằng cách sử dụng nấm men có dầu Yarrowia lipolytica. Thông qua việc sử dụng desaturase Δ12-15 được xác định gần đây (Rk Δ12-15), có thể cho phép sản xuất Y. lipolytica.
Khi kết hợp với một chủng sản xuất quá nhiều lipid đã được thiết kế trước đây với khả năng sẵn có tiền chất cao, việc cải tiến hơn nữa trong quá trình sản xuất ALA đã được thực hiện. Việc nuôi cấy chủng này ở nhiệt độ thấp hơn làm tăng đáng kể hàm lượng ALA, với các tế bào được lên men ở 20 độ C tích lũy gần 30% ALA của tổng số lipid trong tế bào này.
Quá trình lên men ở nhiệt độ thấp thể hiện hiệu giá ALA được cải thiện lên đến 3,2 lần so với điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn.
Cơ chế hoạt động của Alpha-Linolenic Acid
Alpha-linolenic acid đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì hoạt chất này giúp duy trì nhịp tim. Alpha-linolenic acid có lợi cho hệ thống tim mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm. Alpha-linolenic acid cũng được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tan cục máu đông. Nghiên cứu cũng chỉ ra Alpha-linolenic acid không cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol.
BHA là gì?
BHA là một cụm từ viết tắt của Beta Hydroxy Acid, thành phần tẩy da chết hóa học rất quen thuộc trong các sản phẩm như toner, serum, sữa rửa mặt, tẩy trang…
Beta Hydroxy Acid là một acid vô cơ gốc dầu có nguồn gốc từ thực vật và một trong những dạng hợp chất được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất của BHA là Salicylic acid.

Nói vậy để bạn biết rằng Beta Hydroxy Acid có rất nhiều loại chẳng hạn như: Acid B-hydroxybutyric, Carnitine hoặc Acid B-hydroxy methyl-methyl butyric và Salicylic Acid. Hiện nay, mỹ phẩm có chứa BHA sử dụng acid salicylic là phổ biến nhất, còn acid citric ít được sử dụng hơn trong các công thức BHA. Acid citric thường phân loại là AHA.
Trong mỹ phẩm, hợp chất BHA được sử dụng nhiều trong sữa rửa mặt, tẩy da chết hay kem dưỡng chống lão hóa. Những sản phẩm có chứa BHA với nồng độ từ 0,5-2% được xem là nhẹ nhàng vừa đủ với da để bạn có thể sử dụng tại nhà. BHA đặc biệt phù hợp với những ai sở hữu làn da dầu, dễ nổi mụn và có lỗ chân lông lớn.
Điều chế sản xuất BHA
Trong dạng Salicylic Acid mà chúng ta thường thấy, nó được điều chế từ vỏ của cây liễu trắng (white willow bark) hay dầu của cây lộc đề xanh. Chính vì chiết xuất từ tự nhiên nên hoàn toàn có lợi với da đi theo công dụng của nó.
Đặc điểm nổi bật nhất của BHA chính là có thể tan được trong dầu. Vậy nên, nó có thể thấm sâu dưới lỗ chân lông, hoạt động hòa tan bã nhờn, giải quyết tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nhờ khả năng đặc biệt này, BHA rất thích hợp với những làn da dầu, da lỗ chân lông to, da mụn, bề mặt da thô ráp, sần sùi, không mịn màng.
Thông thường, nồng độ điều chế BHA thường thấy ở mức từ 0,5% - 2% và nồng độ pH của da càng thấp thì khả năng hoạt động và hiệu quả của BHA càng cao.
Cơ chế hoạt động của BHA
BHA hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết. BHA sẽ làm cho các da chết thuộc lớp ngoài cùng của da tróc ra, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới.
Ngoài ra, BHA còn giúp tẩy sâu bên trong lỗ chân lông, khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông vì vậy BHA còn có khả năng kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả. Bên cạnh đó các nghiên cứu trên Thế giới còn chỉ ra rằng, BHA giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da. Dưới đây là một số công dụng của tiêu biểu của BHA.
BHA thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa, kháng viêm, giảm sưng nên có thể cải thiện mụn một cách hiệu quả.
Caffeic Acid là gì?
Caffeic Acid là một hợp chất hữu cơ được phân loại như một acid hydroxycinnamic. Caffeic Acid tồn tại ở dạng rắn, có màu vàng, chứa cả nhóm chức phenol và acrylic.
Vì là chất trung gian quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp lignin, Caffeic Acid được tìm thấy trong tất cả các loài thực vật như rau, hoa quả, thảo mộc, hạt cà phê, gia vị dựa trên thực vật cũng như nhiều thứ khác mà chúng ta ăn uống mỗi ngày.

Caffeic Acid được đánh giá là chất có ích trong lĩnh vực y học bởi khả năng chống viêm và chống oxy hóa tiềm năng.
Đặc biệt, với lợi ích chống oxy hóa (giống như nhiều polyphenol khác), Caffeic Acid sẽ giúp làm chậm sự căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và chống lại các gốc tự do mà stress này tạo ra. Caffeic Acid còn có thể hỗ trợ thúc đẩy tăng mức độ collagen và giảm sự lão hóa sớm của tế bào trên da.
Điều chế sản xuất Caffeic Acid
Caffeic Acid là sản phẩm thứ hai trong quá trình phân hủy axit chlorogenic (CGA). Trong quá trình rang cà phê, CGA phân hủy dần dần để tạo ra Caffeic Acid và quinic với hạm lượng tương đối cân bằng.

Do phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ, ta có thể ước tính rằng sự hình thành của các hợp chất thứ cấp này xảy ra tại hoặc xung quanh vết nứt đầu tiên khi hạt cà phê bắt đầu trải qua những thay đổi vật lý quan trọng.
Hiện nay, việc sản xuất Caffeic Acid chủ yếu thông qua phương pháp chiết xuất thực vật (kim ngân hoa là chủ yếu), tổng hợp hóa học cũng như lên men sinh học.
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là gì?
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần, cây cúc tần phát triển lên đến 0,6 m (24 in) x 0,6 m (24 in) thường nở hoa từ tháng 8 đến tháng 10. Cây phải được trồng bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời với đất ẩm. Chúng thường có hoa màu vàng hoặc trắng với phấn màu vàng, thích hợp với đất nhẹ (cát), trung bình (mùn) và nặng (đất sét). Độ pH thích hợp: Đất chua, trung tính và bazơ (kiềm).
Chrysanthemum Indicum Flower Extract là chiết xuất từ cây cúc tần
Canh tác
Hoa cúc chỉ là một loại cây của vùng ôn đới nhưng nó có thể được trồng thành công bên ngoài khu vực như ở các khu vực nhiệt đới vì nó thường được trồng ở Đông Nam Á với đất ẩm (pH khoảng 6,5) trong thời tiết nắng. Nó có thể xử lý nhiệt độ xuống tới -10 ° C (14 ° F).
Lan truyền
Có thể gieo hạt trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 và thường bắt đầu phát triển sau 10 đến 18 ngày ở 15 ° C (59 ° F).
Cây được thu hái từ tự nhiên để sử dụng tại địa phương như một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh, đôi khi nó được trồng để sử dụng làm thuốc.
Điều chế sản xuất Chrysanthemum Indicum Flower Extract
Điều chế chiết xuất từ hoa cúc Hoa cúc hoa cúc được mua từ chợ thảo mộc phương đông (Seoul, Hàn Quốc). Hoa khô (100 g) được chiết bằng 10l metanol (72 giờ) hoặc nước cất (2 giờ), và các chất chiết xuất được cô đặc dưới áp suất giảm. Nước sắc đã được lọc, đông khô và bảo quản ở 4°C cho đến khi sử dụng.
Cơ chế hoạt động
Chrysanthemum Indicum Flower Extract có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim, nó cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm với insulin.
Carmine là gì?
Carmine (hay còn có tên gọi khác carminic acid, CI75470, cochineal, natural red 4…) là chất được dùng khá phổ biến trong thực phẩm để tạo màu sắc tự nhiên tươi sáng. Trong ngành mỹ phẩm, carmine cũng rất quen thuộc, đặc biệt là trong các sản phẩm dành cho môi và má. Carmine rất được chuộng vì đây là thành phần an toàn, lành tính, không độc hại cho người dùng.
Về mặt hóa học, màu nhuộm carmine là hỗn hợp của dẫn chất acid carminic, nhôm oxit, vôi sống cùng vài axit hữu cơ khác.

Carmine được chiết xuất từ xác khô của bọ yên chi (rệp son Cochineal, Dacylopius confuses). Có nguồn gốc từ Mexico và Nam Mỹ, loài bọ này sống dưới dạng ký sinh trùng trên cây xương rồng.
Sản phẩm carmine thu được có màu đỏ tự nhiên, bền màu, được dùng như một chất phụ gia giúp tạo màu cho thực phẩm như xúc xích, thịt xay, lạp xưởng, nước mắm, nước giải khát, bánh kẹo,... hay các loại mỹ phẩm để tạo màu.
Điều chế sản xuất
Người ta thu hoạch những con côn trùng cái trong thời kỳ hoạt động tình dục (thời điểm này thân chúng có màu đỏ tươi do một lượng lớn axit carminic được tạo ra) mang phơi khô, nghiền thành bột và đun sôi trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, chất không hòa tan được loại bỏ bằng cách lọc.

Tiếp đó, để tạo kết tủa các chất màu có trong hỗn hợp này, người ta sẽ xử lý lại bằng phèn chua. Chính nhôm từ phèn mang lại màu sắc đỏ tươi đặc trưng cho chất kết tủa acid carminic. Bên cạnh đó, có thể thêm acid citric, gelatin vào để điều chỉnh sự hình thành của kết tủa.
Lưu ý là trong quá trình kết tủa, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng carmine. Sản phẩm có màu sắc đẹp hay có tinh khiết không sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của muối sắt.
Sản phẩm liên quan










