Polyglyceryl-3 Diisostearate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Polyglyceryl-3 Diisostearate là gì?

Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tên gọi khác là Triglycerin Diisostearate, Isooctadecanoic Acid, Diester, Triglycerol.
Polyglyceryl-3 Diisostearate là một hợp chất hydroxy, có nguồn gốc thực vật, thường xuất hiện dưới dạng chất lỏng màu vàng ở dạng thô, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm với nồng độ lên tới 39%.
Polyglyceryl-3 Diisostearate được xem là rất dịu nhẹ và được khuyên dùng trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm hoặc sản phẩm dành cho trẻ em.
Điều chế sản xuất
Polyglyceryl-3 diisostearate có nguồn gốc từ Stearic acid (một axit béo bão hòa từ cây dừa hay cọ) và Polyglycerin-3 (thành phần dầu thực vật).
Để điều chế Stearic Acid, các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước được xử lý ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, hỗn hợp này được chuyển qua công đoạn chưng cất.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật.
Cơ chế hoạt động
Polyglyceryl-3 diisostearate là một chất diester (các nhóm carbon liên kết với các nguyên tử khác) và là một chất nhũ hóa không ion tự nhiên giúp kết cấu sản phẩm được mềm và mịn hơn. Với vai trò như một chất nhũ hóa, Polyglyceryl-3 Diisostearate hỗ trợ quá trình trộn các thành phần nước và dầu với nhau bằng cách giảm sức căng bề mặt của chúng.
Ngoài ra, Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tác dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm, chất hoạt động bề mặt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Cao trà xanh là gì?
Trà có lịch sử lâu đời và là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Theo mức độ lên men, trà được phân thành nhiều loại khác nhau như trà xanh, hồng trà, trà trắng, trà ô long, trà đen. Trong đó, trà xanh được nghiên cứu rằng có nhiều công dụng khác nhau như hoạt tính chống virus, chống oxy hoá cũng như chống ung thư tiềm năng. Cao trà xanh, hay chiết xuất trà xanh, là một hỗn hợp polyphenol trong trà xanh đã được khử caffeine.

Cao trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, vitamin, polyphenol như epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có thể có đặc tính chống ung thư. Việc sử dụng cao trà xanh có thể mang lại hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác nhau bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạ dày và thực quản.
Cao trà xanh còn được nghiên cứu xem xét hỗ trợ khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não của bạn.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích trên, điều quan trọng là cao trà xanh cũng có thể gây độc khi sử dụng quá mức. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia trước khi muốn sử dụng cao trà xanh, cũng như đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của cao trà xanh.
Điều chế sản xuất cao trà xanh
Với mục tiêu điều chế chiết xuất trà xanh, hay cao trà xanh có nồng độ catechin không polyme cao, có vị ngon với ít đắng và chát hơn.
Catechin không polyme trong trà xanh đã được báo cáo là có tác dụng ngăn sự gia tăng cholesterol. Để kết hợp catechin không polyme ở nồng độ cao trong trà xanh, có một phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà. Hoặc có thể thêm catechin không polyme vào đồ uống dưới dạng hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà xanh có vấn đề về vị đắng và chát của lá trà sẽ mạnh hơn, nếu dịch chiết được chế ở nồng độ cao.
Để nâng cao hiệu quả của cao trà xanh, người ta đã biết các phương pháp như nghiền lá trà và sau đó chiết xuất chúng.

Một phương pháp khác để điều chế cao trà xanh (chiết xuất trà xanh) để giúp chiết xuất lượng catechin không polyme với nồng độ cao và ít vị đắng chát đã được công bố. Bao gồm việc xử lý lá trà thô, làm bất hoạt enzyme trong quá trình xử lý, làm khô lá trà xanh đến khi hàm lượng nước chiếm 20% trọng lượng hoặc ít hơn. Sau đó, chiết lá trà thu được với điều kiện tỷ lệ trọng lượng của dung môi chiết so với lá trà cần chiết là 30 hoặc nhỏ hơn.
Cơ chế hoạt động
Các thành phần dược lý có trong trà xanh đã được phân lập và chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người. Hoạt tính dược lý chính của cao trà xanh sẽ đến từ các thành phần bao gồm polyphenol trong trà xanh, alkaloid, axit amin, polysaccharides và các thành phần dễ bay hơi khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trà xanh có hoạt tính dược lý linh hoạt, như chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ thần kinh.

Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Glycine là gì?
Glycine là một axit amin giúp xây dựng khối protein, cần cho sự phát triển, duy trì mô để tạo ra các chất quan trọng chẳng hạn như hormone và enzyme. Thành phần này tham gia vào việc truyền tín hiệu hóa học trong não nên được dùng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và cải thiện trí nhớ.
Glycine không được xem là axit amin thiết yếu vì cơ thể có thể tự tạo ra từ các hóa chất khác. Các nguồn chính của glycine là những loại thực phẩm giàu protein chẳng hạn như thịt, cá, sữa và các loại đậu. Ngoài ra, có thể lấy glycine từ gelatin - chất được tạo ra từ collagen được thêm vào các sản phẩm thực phẩm khác nhau để cải thiện tính nhất quán.

Glycine có thể được sử dụng cho các mục đích như giúp giảm nguy cơ rối loạn tâm thần, phòng chống ung thư và tăng cường trí nhớ; bảo vệ thận khỏi tác dụng phụ có hại của một số loại thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng, cũng như bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu.
Bên cạnh đó, glycine còn dùng trong hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt, đột quỵ, khó ngủ, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), hội chứng chuyển hóa và một số rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp.
Ngoài ra, người ta còn dùng glycine bôi trực tiếp lên da để điều trị loét chân và chữa lành vết thương khác.
Ngoài thực phẩm, bạn có thể bổ sung glycine dưới dạng thực phẩm chức năng ở dạng viên nang hoặc bột. Nếu bạn không thích uống thuốc, dạng bột dễ dàng hòa tan trong nước và có vị ngọt.
Điều chế sản xuất Glycine
Trong cơ thể người, glycine được tổng hợp hóa sinh trong gan từ các axit amin, serine và threonine. Thành phần này được tìm thấy với nồng độ cao bên trong da, mô liên kết của các khớp và mô cơ.
Glycine được phát hiện vào năm 1820 khi Henri Braconnot luộc gelatin với acid sulfuric. Về sau, glycine được sản xuất công nghiệp bằng cách xử lý axit chloroacetic với amoniac.
1 - Eicosanol là gì?
1-Eicosanol là một rượu béo no, mạch dài, là một chất rắn dạng sáp, không tan trong nước. Rượu béo thường là rượu chính có khối lượng phân tử cao, mạch thẳng có nguồn gốc từ dầu và mỡ tự nhiên. Rượu béo bão hòa không có liên kết đôi cacbon-cacbon và chúng có công thức - CH3 (CH2) nOH - với các biến thể về “n”.Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O.
Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O
Các tính chất của 1-eicosanol gồm:
-
1-eicosanol là chất rắn dạng sáp trong điều kiện môi trường xung quanh. Ở thể rắn, 1- eicosanol có khả năng bị phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua da với chất, qua đường tiêu hóa và qua việc hít phải các hạt bụi nếu chúng được tạo ra.
-
1-eicosanol dễ bay hơi và độ hòa tan trong nước thấp. 1-eicosanol được cho là sẽ có độ bay hơi tối thiểu ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Dựa trên dữ liệu về độ hòa tan đo được, 1- eicosanol không được coi là hòa tan trong nước, cho thấy rằng chất này không có khả năng hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước. Các chất không tan trong nước bị giảm khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc phổi.
-
1-eicosanol có thể đi qua màng lipid; do đó, sự hấp thụ trong các mô mỡ có thể xảy ra. Tuy nhiên, cấu trúc của chất này cho thấy nó có khả năng bị chuyển hóa, dẫn đến giảm khả năng tích lũy sinh học. 1-Eicosanol được cho là có độ bền thấp.
-
1-eicosanol là chất dễ phân hủy sinh học, có nghĩa là nó có khả năng bị phân hủy trong môi trường thành carbon dioxide và nước. Các
trung gian được mong đợi bao gồm các axit béo, có thể được kết hợp vào sinh khối thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường.
Điều chế sản xuất 1-Eicosanol
Đây là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid và arachidonic acid có trong dầu đậu phộng.
1-eicosanol là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của 1-eicosanol chủ yếu do tính chất hấp thụ và bài tiết của nó.
Hấp thu
Do khả năng hòa tan trong nước thấp, 1-eicosanol dự kiến sẽ không được hấp thụ khi tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng (qua đường tiêu hóa).
1-eicosanol có thể sẽ được phân phối đến các mô mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nó được mong đợi sẽ được chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu và phân.
Bài tiết
1-eicosanol có khả năng được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid với một lượng nhỏ trong nước tiểu. Một nghiên cứu trên chuột Wistar tiếp xúc qua đường miệng với cồn cetyl tương tự đã đo được 13,9% thải trừ trong phân và 13,3% trong nước tiểu.
Một phần trăm hoặc ít hơn được giữ lại trong mô mỡ bụng, gan và phổi, và 64,3% được giữ lại trong thân thịt. Cetyl alcohol là một chất nội sinh, rất dễ bị oxy hóa thông qua các quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và sinh tổng hợp sáp và plasmalogen ở động vật có vú.
Geraniol được biết đến là loại rượu terpene có nguồn gốc tự nhiên. Terpene là nhóm các loại hợp chất hữu cơ từ thực vật, thường có mặt trong các loại tinh dầu của một số loại cây có hương thơm.
Geraniol có mùi thơm rất mạnh, trong tự nhiên mùi này được tỏa ra mục đích bảo vệ thực vật khỏi những động vật ăn cỏ và thu hút lại các động vật ăn thịt cùng với ký sinh trùng từ động vật ăn cỏ.

Trong ngành mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, các nhà sản xuất thường bổ sung thành phần geraniol vào công thức sản phẩm để tạo mùi thơm. Trong các loại tinh dầu hoa hồng, dầu sả hoa hồng palmarosa, dầu sả java, chúng ta có thể tìm thấy geraniol là thành phần chính, chiếm tỷ lệ chủ yếu.
Ngoài ra, geraniol trong tinh dầu của cây phong lữ, chanh và các tinh dầu thực vật khác cũng góp một lượng nhỏ. Chưa kể, các tuyến hương bên trong mật ong cũng tạo ra để làm dấu cho các hoa mang mật hoa.
Được sản xuất chủ yếu ở dạng dầu không màu và vàng nhạt, geraniol không hòa tan trong nước tuy nhiên thành phần này lại hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Đạm trúc diệp.
Tên khác: Cỏ lá tre, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Co tạng pầu, Mác pang pầu.
Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn thuộc họ Lúa (Poaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Đạm trúc diệp là một loại cây cỏ sống lâu năm, có rễ phình thành củ và nhiều nhánh cứng. Thân cây cao từ 0.6 đến 1.5 mét, mọc thẳng đứng và có đốt dài. Lá mềm, hình mác dài và nhọn, có chiều dài khoảng 10 đến 15cm và chiều rộng 2 đến 3cm. Các lá phía trên thường ít lông, mặt dưới lá nhẵn, cuống lá mảnh và liền với bẹ dài, ôm lấy thân cây. Hoa mọc thành chuỗi thưa, có độ dài từ 15 đến 45cm, với những bông nhỏ dài khoảng 7 đến 12mm. Quả có hình dạng thoi dài, đạt khoảng 4mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài cây này có nhiều dạng và phân bố rộng rãi trong nước ta, đặc biệt là ở những vùng rừng thưa hoặc đồi cỏ. Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia.
Thường vào tháng 5-6, cuối mùa hoa, người ta hái toàn bộ cây về và cắt bỏ rễ con, sau đó chia thành từng bó nhỏ để phơi hay sấy khô. Thuốc thường bao gồm cả rễ con và đôi khi cả cụm hoa.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của đạm trúc diệp là rễ hoặc lá.

Glycyrrhiza glabra là gì?

Liquorice (tên gọi phổ biến ở nước Anh) hay Licorice (tên gọi phổ biến ở nước Mỹ) là tên thường gọi của cây cam thảo Glycyrrhiza glabra, một loài thực vật có hoa thuộc họ đậu Fabaceae, từ rễ có thể chiết xuất ra một loại hương liệu có vị ngọt, thơm.
Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra là một loại cây họ đậu lâu năm thân thảo có nguồn gốc từ Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu. Glycyrrhiza glabra được sử dụng làm hương liệu trong bánh kẹo và thuốc lá, đặc biệt ở một số nước Châu Âu và Tây Á.
Chất chiết xuất từ cây cam thảo đã được sử dụng trong thảo dược và y học cổ truyền.
Mùi hương của rễ cây cam thảo đến từ sự kết hợp phức tạp và đa dạng của các hợp chất, trong đó nhựa cây an xoa chiếm tới 3% tổng số chất bay hơi. Phần lớn vị ngọt trong cam thảo đến từ glycyrrhizin, một chất có vị ngọt gấp 30–50 lần độ ngọt của đường.
Cơ chế hoạt động
Chiết xuất từ cây cam thảo Glycyrrhiza glabra có chứa Glycyrrhizic acid hoặc GZA. GZA được tạo ra từ một phân tử Glycyrrhetinic acid và hai phân tử Glucuronic acid. Các chất chiết xuất từ rễ của cây Glycyrrhiza glabra được gọi là chiết xuất cam thảo, rễ ngọt và chiết xuất glycyrrhiza. Glycyrrhiza glabra mọc ở châu Âu và Tây Á. Khi dùng đường uống, sản phẩm của axit glycyrrhetic được tìm thấy trong nước tiểu người trong khi GZA thì không. Điều này cho thấy Glycyrrhetic acid được hấp thụ và chuyển hóa trong ruột ở người. GZA bị vi khuẩn thủy phân thành Glycyrrhetic acid trong ruột.
Ceteareth-12 là gì?
Ceteareth-12 là một hợp chất tổng hợp có chức năng như chất nhũ hóa và chất làm ướt trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Nhóm các thành phần ceteareth là các hợp chất tổng hợp được tổng hợp thông qua một quá trình được gọi là ethoxyl hóa, một phản ứng hóa học trong đó ethylene oxide được thêm vào chất nền.
Thành phần ceteareth, có hai chất nền: cetyl alcohol và stearyl alcohol, cả hai đều có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa. Số liên kết với ceteareth- 12 cho biết số đơn vị etylen oxit lặp lại trung bình trong phân tử, trong trường hợp này là 12. Có tổng cộng 32 loại thành phần ceteareth khác nhau.
Điều chế sản xuất
Nhũ tương dầu trong nước được ổn định với chất nhũ hóa, không ion chuyển thành nhũ tương nước trong dầu, khi nhiệt độ tăng lên, các đặc tính ưa nước và ưa béo của chất nhũ hóa hỗn hợp vừa cân bằng.
Trong nhiệt độ nghịch pha, tiếp theo là làm lạnh nhanh tạo ra nhũ tương thể hiện kích thước giọt rất nhỏ và độ ổn rất lâu dài. Nhiệt độ nghịch pha được đo như một hàm của độ phân cực của dầu và nồng độ của chất nhũ hóa hỗn hợp.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ nghịch pha, kích thước giọt và độ ổn định của nhũ tương đã được nghiên cứu. Ngoài ra, các chất tự tạo cơ thể như rượu cetostearyl hoặc monoglycerid đã được thêm vào các nhũ tương phân tán mịn, mỏng này để điều chỉnh độ đặc. Ảnh hưởng của các thành phần này đến nhiệt độ nghịch pha, kích thước giọt, giá trị năng suất và độ ổn định của nhũ tương đã được nghiên cứu.
Cơ chế hoạt động
Nhũ tương mỹ phẩm được điều chế bằng phương pháp nhiệt độ nghịch đảo pha (PIT). Bằng cách sử dụng các nguyên liệu thô điển hình như dầu phân cực, ví dụ decyl oleat, 2-octyl dodecanol hoặc isopropyl myristate, và chất nhũ hóa không ion. Ví dụ: Ceteareth-12 hoặc polyoxyetylen eicosyl/docosyl ete kết hợp với cetostearyl alcohol làm chất đồng nhũ hóa.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer là gì?
Hydrogenated Polyisobutene Polymer là hợp chất khá phổ biến trong công nghiệp làm đẹp, đặc biệt là trong sản xuất mỹ phẩm. Ở điều kiện thường, hợp chất này ở dạng chất lỏng, không có màu nhưng có kết cấu ổn định và dày.
Công thức hóa học của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Đối với phái đẹp, Hydrogenated Polyisobutene Polymer là thành phần quen thuộc trong các bảng thành phần công thức mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm da, lotion, phấn nền, kem chống nắng,… nhờ khả năng cấp ẩm cao cho da và kích thích tái tạo các tế bào dưới da. Nhờ kết cấu thành phần đơn giản, vững chắc, Hydrogenated Polyisobutene Polymer tạo độ mịn màng căng mướt cho da mà không gây mẩn ngứa hay kích ứng cho làn da.
Ngoài ra, sự liên kết phân tử trong hợp chất Hydrogenated Polyisobutene Polymer còn giúp tạo ra một màng ngăn cản sự mất nước đáng kể của da vào mùa khô mà không gây ra cảm giác bí rít lỗ chân lông. Một công dụng nổi bật khác của hợp chất dưỡng ẩm Hydrogenated Polyisobutene Polymer là có thể thay thế các loại dầu khoáng gây hại cho da trong mỹ phẩm nhờ khả năng nhũ hóa cao.
Điều chế sản xuất Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Hydrogenated Polyisobutene Polymer thường được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp Isobutene. Quá trình trùng hợp được bắt đầu bằng các axit Bronsted hoặc Lewis mạnh.
Phương pháp điều chế công nghiệp thông thường của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Cơ chế hoạt động của Hydrogenated Polyisobutene Polymer
Hydrogenated Polyisobutene Polymer được các chuyên gia khuyến nghị về độ an toàn cao và hoàn toàn lành tính với làn da nếu được sử dụng đúng tỷ lệ và nồng độ cho phép. Hợp chất này hoạt động nhẹ nhàng trên da, thích hợp với nhiều loại da khác nhau, không tạo cảm giác nhờn rít, không kích thích tiết dầu trên bề mặt da.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer hoạt động linh hoạt và hoàn toàn có thể kết hợp với các loại dầu, sáp có độ nhũ hóa tương đồng và độ ổn định cao. Các phân tử Hydrogenated Polyisobutene Polymer liên kết nhanh chóng trên bề mặt da tạo ra lớp màng bảo vệ vô hình giúp hạn chế tình trạng mất nước cũng như kích thích các tế bào biểu bì dưới da tái tạo và phát triển.
Hydrogenated Polyisobutene Polymer tạo ra lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường
Ethoxydiglycol là gì?
Ethoxydiglycol có tên gọi khác là Dietyl glycol monoethyl ether. Thành phần này là chất lỏng, không màu. Ethoxydiglycol là thành phần được ứng dụng khá rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Ethoxydiglycol được sử dụng với mục đích làm giảm độ nhớt và độ bồng của sản phẩm.

Độ hòa tan cao như là chất dung môi hoặc đồng dung môi với những chất sử dụng trong lipophilic và hydrophilic. Vì vậy hoạt chất ethoxydiglycol có thể phân bố đều những thành phần khác trong công thức mỹ phẩm, giúp công dụng của sản phẩm được phát huy tác dụng.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất ethoxydiglycol được sản xuất bởi ethoxylation của ethanol. Ethoxylation là một hoạt chất có phản ứng hóa học, được thêm vào chất nền. Chất nền này là ethanol còn được gọi là rượu.
Hoạt chất Ethoxydiglycol được phân loại là glycol, có cấu trúc phân tử của glycol nó chứa hai nhóm hydroxyl (−OH) gắn với các nguyên tử carbon khác nhau. Ngoài ethoxydiglycol, có rất nhiều loại hợp chất khác nhau thuộc họ này như: butylene glycol, propylene glycol, polyethylen glycol…
Cơ chế hoạt động
Di (etylen glicol) ete etylic là một ete glycol. Độc tính sinh sản của di (ethylene glycol) ether etylic (diethylene glycol monoethyl ether, diEGEE) đã được đánh giá. Ảnh hưởng của diethylene glycol monoethyl ether (DGME, Transcutol) đối với sự thẩm thấu của chất chống ký sinh trùng phổ rộng, ivermectin, qua da bò đã được đánh giá bằng các thí nghiệm thẩm thấu trong ống nghiệm. Di (etylen glicol) ete etylic là một ete cellosolve và entanpi mol dư của hỗn hợp nhị phân (cellosolve + 1-butanol) đã được xác định.
Di (ethylene glycol) ether ethyl (2- (2-Ethoxyethoxy) ethanol, CARBITOL, Diethylene glycol monoethyl ether, Ethyldiglycol, diEGEE) là một dung môi ete glycol gốc ethylene oxide.
Alcohol denat là gì?
Alcohol denat (hay rượu biến tính) là etanol được pha trộn với nhiều thành phần khác nhau. Là loại rượu cơ bản nhất, nếu uống etanol với một lượng nhiều không kiểm soát sẽ gây ra nguy hại cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Do vậy, người ta "biến tính" etanol bằng cách bổ sung các thành phần để khuyến cáo mọi người không uống thường xuyên hay quá nhiều.
Trong danh sách thành phần của các hóa dược phẩm như chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy sơn, bạn có thể tìm thấy rượu biến tính được cho vào với tác dụng tiêu diệt vi trùng (phổ biến là sử dụng trong nước rửa tay và các sản phẩm tẩy rửa khác). Đồng thời, etanol cũng có khả năng gây cháy nên những người đi cắm trại thường mang theo và sử dụng nó.

Etanol là một sản phẩm phụ của quá trình lên men, bản thân nó không độc hại ngay lập tức. Tuy nhiên, so với các loại rượu thường để uống khác, etanok mạnh hơn rất nhiều. Các loại rượu để uống có độ cồn trung bình vào khoảng 40%, trong khi đó độ cồn trung bình của etanol dao động trong khoảng từ 60%-90% nên nếu bạn chỉ uống etanol không sẽ rất nguy hiểm, có thể bị ngộ độc rượu ngay lập tức, thậm chí có thể tử vong.
Đó là lý do rượu biến tính Alcohol denat ra đời. Alcohol denat được sản xuất để ngăn mọi người không uống etanol vì nó mang mùi vị rất khó chịu. Trong quá trình biến tính etanol, một số hợp chất khác được đưa vào như methanol (một dạng rượu đơn giản khác, thường bị loại bỏ trong quá trình chưng cất). Methanol là loại rượu còn độc hại hơn cả etanol, vì nếu uống phải có thể bị tê liệt và tử vong.
Trong khi etanol có mùi khó chịu thì axeton, metyl etyl xeton và denatonium thường được thêm vào để khử mùi khó chịu này. Đó cũng chính là lý do tại sao các chất này được thêm vào thuốc nhuộm.

Điều chế sản xuất alcohol denat
Alcohol denat được xếp vào danh sách bảng cồn xấu, đặc tính là bay hơi khá nhanh. Do trong thành phần chứa chất biến tính nên Alcohol denat có mùi khá khó chịu.
Quá trình sản xuất cồn biến tính người ta sẽ nhỏ chất khử màu vào trong rượu tạo nên mùi khó chịu nhưng vẫn không làm thay đổi hóa học phân tử của etanol.
Sản phẩm liên quan









