Peg-40 Hydrogenated Castor Oil
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là gì?
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là kết quả từ sự kết hợp giữa Polyethylen Glycol tổng hợp (PEG) cùng thành phần dầu thầu dầu tự nhiên thông qua quá trình gọi là ethoxylation.
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là hoạt chất được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Dẫn xuất ester từ dầu thầu dầu này có chức năng làm chất nhũ hóa, chất ổn định nhũ và chất hoạt động bề mặt giúp sản phẩm dễ thấm ướt lên bề mặt da, bụi bẩn trên da cũng dễ dàng được lấy đi.

Trong tự nhiên, dầu thầu dầu là dầu thực vật thu được bằng cách ép hạt của cây thầu dầu (Ricinus Communis). Loại dầu này còn gọi là triglyceride (chất béo trung tính) có nguồn gốc từ Glycerin, các chuỗi acid béo gồm khoảng 90% Axit Ricinoleic, với Axit Oleic và Linoleic. Dầu thầu dầu tồn tại ở dạng chất lỏng, màu hơi ngả vàng, trong suốt, mùi vị vô cùng đặc trưng.
Rất nhiều dòng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa thành phần Peg-40 Hydrogenated Castor Oil, điển hình như xà phòng dạng lỏng, nước hoa, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất
Peg-40 Hydrogenated Castor Oil là thành phần tổng hợp, kết quả của phản ứng hóa học Ethoxylation, trong đó Ethylene Oxide được thêm vào chất nền (dầu thầu dầu). Dầu thầu dầu sẽ phản ứng với 40 đơn vị ethylene oxide nên trong tên gọi thành phần này có số 40.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Prunus Amygdalus Dulcis Oil là gì?

Có hai loại cây hạnh nhân: Loại cho quả ngọt và loại cho quả đắng. Hạnh nhân ngọt (Prunus amygdalus dulcis) được sử dụng để làm dầu hạnh nhân, hạnh nhân đắng (Prunus amygdalus amara) thường được sử dụng như nguyên liệu làm nước hoa.
Prunus Amygdalus Dulcis Oil hay còn gọi là dầu hạnh nhân ngọt là một loại dầu cố định màu vàng nhạt, không tan trong nước, có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh ngọt (Tên thực vật là Prunus dulcis var. Dulcis).
Đây là loại dầu chứa các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tóc gồm Vitamin A, E, các axít béo Omega-3 và kẽm… Đáng chú ý là hàm lượng Oleic Acid có trong hạnh nhân ngọt chứa 55 - 86% và Linoleic Acid chiếm 7 - 35%.
Điều chế sản xuất
Để sản xuất dầu hạnh nhân ngọt, sau khi thu hoạch hạt hạnh nhân, trải qua quá trình tách vỏ, làm khô, bẻ vụn, ép lạnh và/ hoặc chiết xuất dung môi để chiết xuất dầu.
Cơ chế hoạt động
Tổ chức Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã xem xét các nghiên cứu dược lý và chỉ ra rằng dầu hạnh nhân ngọt được hấp thụ chậm, nguyên vẹn qua da, không gây dị ứng và an toàn khi sử dụng trực tiếp trên da.
Coco-Glucoside là gì?
Coco glucoside là một hợp chất hoạt động bề mặt có tác dụng giúp tạo bọt, làm sạch và nhũ hóa cho các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc cá nhân. Các polyglucoside (APG), trong đó có Coco glucoside, được gọi là thế hệ mới của chất hoạt động bề mặt thân thiện với môi trường.

Coco glucoside thu được từ 100% nguồn gốc thực vật tái tạo. Đặc tính của Coco glucoside là hoàn toàn có thể phân hủy sinh học, không độc hại, không gây kích ứng da nhờ không chứa diethanolamides, lauryl sulfates, laureth sulfates, parabens và formaldehyde.
Chính vì thế, không ngạc nhiên khi chất hoạt động bề mặt tự nhiên này được sử dụng thay thế cho những chất hoạt động bề mặt được đánh giá là độc hại. Coco glucoside có thể bọt trong sản phẩm làm sạch mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho làn da của người sử dụng.
Coco glucoside được ưa chuộng bởi khả năng làm sạch đáng kinh ngạc, đồng thời có khả năng tương thích với bất kỳ các chất hoạt động bề mặt khác. Coco glucoside có thể so sánh với các chất hoạt động bề mặt khác của Alkyl Polyglucoside, chẳng hạn như Caprylyl / Capryl Glucoside (c8-10), Coco Glucoside (c8-16) và Lauryl Glucoside (c12-16).

Coco glucoside lành tính, an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Thành phần này giúp duy trì cân bằng da mà không khiến da bị khô cũng như dễ làm dày với các polyme tự nhiên. Các nhà sản xuất thường bổ sung Coco glucoside vào trong công thức sản phẩm chăm sóc cho cả người lớn lẫn em bé.
Điều chế sản xuất Coco glucoside
Coco Glucoside là sản phẩm của quá trình glucose hóa các acid béo (thịt trái dừa) và glucose (đường) từ nguyên liệu tái tạo như dầu dừa, ngô và đường trái cây.
Chromium picolinate là gì?
Chromium là khoáng chất có trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, cùng với Insulin (do tuyến tụy sản xuất), Chromium picolinate hoạt động với vai trò chuyển hóa carbohydrate. Trong thương mại, các nhà sản xuất đưa Chromium picolinate vào trong những loại dược phẩm để điều trị chứng thiếu crôm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, giảm cholesterol xấu, đồng thời đóng vai trò như thực phẩm bổ sung giảm cân.

Chromium picolinate thường được bán như thảo dược. Người dùng cần tìm mua nguồn thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, nơi bán đáng tin cậy để tránh nguy cơ bị nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại độc hại. Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng crôm nhất định và thường hiếm khi xảy ra thiếu hụt khoáng chất này ở người.
Cơ chế hoạt động của Chromium picolinate
Cùng với insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, Chromium picolinate sẽ hoạt động để chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.
Dimethiconol còn được gọi là cao su silicone - một loại polyme tổng hợp tương tự như dimethicone (một loại silicone thông thường), trong đó phân tử chứa hai nhóm methyl ở đầu chuỗi đã được thay thế bằng các nhóm hydroxyl (-OH).

Trước khi tìm hiểu dimethiconol có chức năng gì, đầu tiên chúng ta cần biết là giữa các phân tử silicones có khoảng cách rộng và tạo thành một mạng tinh thể phân tử. Mạng tinh thể này sẽ cho phép silicone tạo thành một lớp màng trên bề mặt da sau khi thoa, cùng lúc đó quá trình trao đổi chất của da vẫn diễn ra. Điều này có nghĩa là oxy, nitơ cũng như những chất dinh dưỡng khác sẽ vẫn có thể đi qua lớp màng được hình thành bởi silicone này. Tuy nhiên, phần lớn các loại silicon đều sẽ không cho nước đi qua nên mang lại hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa da bị mất nước, gây khô da.
Silicone mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da, điển hình là cải thiện cảm giác, sự biểu hiện và hiệu suất của mỹ phẩm sau khi sử dụng trên da. Dimethiconol hoạt động như chất dưỡng ẩm mượt, điều hòa, dung môi và chất phân phối những thành phần khác trong sản phẩm chăm sóc da. Lưu ý là do silicones có sức căng bề mặt thấp để chúng dễ dàng lan rộng trên bề mặt da và tạo thành lớp phủ bảo vệ nên chúng cũng có thể gây ra tình trạng da bị đỏ, kích ứng da.
Dipotassium Glycyrrhizate là gì?
Dipotassium glycyrrhizate (DPG) là muối kali của acid glycyrrhizic (glycyrrhizin) – thành phần chính trong chiết xuất rễ cây cam thảo Glycyrrhiza glabra, họ đậu Fabaceae.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, các nhà sản xuất đã đưa vào Dipotassium glycyrrhizate nhằm mục đích nuôi dưỡng, kháng viêm và làm dịu da, đồng thời cũng là chất nhũ hóa và tạo gel cho sản phẩm. Dipotassium Glycyrrhizate được dùng để dưỡng da, làm dịu làn da bị kích ứng. Trong công thức, Dipotassium Glycyrrhizate là thành phần có vai trò hỗ trợ cải thiện kết cấu.

Trừ những người được xác định là dị ứng với Dipotassium Glycyrrhizate, thành phần này phù hợp với mọi loại da. Tuy nhiên, nhược điểm của Dipotassium glycyrrhizate là không được hấp thụ tốt vào da.
Bên cạnh đó, từ hàng nghìn năm trước, chiết xuất rễ cây cam thảo đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc với công dụng nổi tiếng là làm dịu vùng mô bị viêm cũng như hỗ trợ loại bỏ đờm và chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Do đó, cam thảo có thể chữa được mọi thứ từ cảm lạnh thông thường cho đến bệnh gan.
Điều chế sản xuất Dipotassium Glycyrrhizate
Dipotassium Glycyrrhizinate là hoạt chất được tinh chế đặc biệt từ rễ cam thảo, dạng bột, tan nước có khả năng kháng viêm tốt.
Người ta chỉ lấy những phần cần thiết trong cam thảo để phục vụ mục đích kháng viêm, kháng khuẩn, làm trắng và chống kích ứng da thôi, nên hiệu quả của Dipotassium Glycyrrhizinate vượt trội so với bột cam thảo hay nước chiết xuất cam thảo bình thường. Đây là lầm tưởng của nhiều người khi cho rằng bột cam thảo nào cũng có tác dụng kháng viêm và giảm kích ứng tốt như nhau.
Cơ chế hoạt động của Dipotassium Glycyrrhizate
Dipotassium Glycyrrhizinate là một chất chống viêm được sử dụng rộng rãi được phân lập từ rễ cây cam thảo. Nó được chuyển hóa thành Glycyrhetinic Acid, ức chế 11-beta-Hydroxysteroid Dehydrogenases và các enzym khác liên quan đến quá trình chuyển hóa Corticosteroids.

Dipotassium Glycyrrhizinate có khả năng làm sáng da đáng kể nhờ vào việc ức chế sắc tố, phân tán melanin, ức chế sinh tổng hợp melanin và ức chế enzym cyclooxygenase. Nói cách khác, Melanin bị ức chế không được di chuyển cũng như không xuất hiện trên bề mặt da.
Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Chlorella là gì?
Chlorella là một chi của tảo lục đơn bào, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 2-10 μm, không có tiên mao. Nhờ sắc tố quang hợp chlorophyll -a và b trong lục lạp mà Chlorella có màu xanh lá cây đặc trưng.
Thông qua quang hợp nó phát triển nhanh chóng chỉ cần lượng khí carbon dioxit, nước, ánh sáng mặt trời, và một lượng nhỏ các khoáng chất để tái sản xuất.

Có hơn 30 loài khác nhau, nhưng hai loại – Chlorella Vulgaris và Chlorella pyrenoidosa – được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu được biết đến hiện nay. Tảo lục chlorella được bổ sung thông qua các sản phẩm bổ sung dưới dạng uống (do chlorella có thành tế bào cứng chúng ta không thể tiêu hóa) để phát huy được hết những lợi ích của nó.
So với hầu hết các loại rau khác, tảo lục chlorella chứa nhiều chất diệp lục hơn nên nó có thể mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6 và vitamin B12, thiamin, riboflavin, niacin, folate và axit pantothenic là những thành phần dinh dưỡng của tảo chlorella. Ngoài ra, nó còn chứa phốt pho, canxi, magie, kẽm.
Có nhiều dạng chế phẩm bổ sung tảo lục chlorella: Dạng viên nang, viên nén, bột. Tảo lục chlorella vừa được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng vừa được sử dụng làm nhiên liệu diesel sinh học.
Điều chế sản xuất chlorella
Tảo lục có thể được nuôi trồng trong nhà, nhưng nguồn nước ngọt tự nhiên tinh khiết trong các hồ lộ thiên sẽ cho phép chlorella hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời, giúp thúc đẩy việc sản sinh C.G.F trong quá trình quang hợp.
Sau khi thu hoạch, tảo lục được lọc rửa nhiều lần bằng phương pháp ly tâm để bảo đảm độ tinh khiết.
Để phá vỡ thành tế bào của chlorella, giúp cơ thể con người dễ dàng hấp thu nguồn dưỡng chất, người ta có thể dùng phương pháp hóa học, nhiệt hay enzyme. Tuy nhiên, sử dụng áp lực với quy trình DYNO®-Mill sẽ có hiệu quả cao nhất.
Sau khi được khử trùng và sấy khô, chlorella được chế biến thành dạng bột và viên để đưa đến tay người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của chlorella
Chlorella có chứa nguồn protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, diệp lục, vitamin và khoáng chất tốt. Nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp giảm cholesterol máu cao.
Cocamidopropyl Betaine là gì?
Có mặt phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch trong gia đình, Cocamidopropyl Betaine (CAPB) là một axit béo tổng hợp được làm từ dừa hoặc cũng có thể được tổng hợp.
Với vai trò là chất hoạt động bề mặt, CAPB giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt da/ đồ vật. CAPB còn là thành phần tạo bọt trong một số sản phẩm.
Tồn tại ở dạng lỏng nhớt, màu vàng và không có mùi đặc trưng, Cocamidopropyl Betaine tan được trong nước lẫn trong dầu. Chất này có độ pH vào khoảng 11–12, không có mùi hoặc có mùi nhẹ.

Trong sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là xà phòng tắm, dầu gội đầu, sữa tắm,… Cocamidopropyl Betaine là chất cần thiết được nhà sản xuất bổ sung vào công thức. Năm 1991, CAPB được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR kết luận là chất an toàn (ở mức độ cho phép) để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch.
Nồng độ của CAPB không được vượt quá 3% đối với các sản phẩm mỹ phẩm lưu lại trên da trong thời gian dài.
Điều chế sản xuất Cocamidopropyl Betaine
Quy trình sản xuất các gốc betaine khác là tổng hợp từ betaine, trong khi đó với Cocamidopropyl Betaine, người ta cho dimethylaminopropylamine phản ứng với các axit béo từ dầu dừa hoặc dầu hạt cọ để tạo ra.

Amin chính trong dimethylaminopropylamine phản ứng mạnh hơn amin bậc ba, dẫn đến xảy ra sự bổ sung có chọn lọc để tạo thành một amit. Sau đó, kết quả của phản ứng trên, axit chloroacetic phản ứng với amin bậc ba còn lại để tạo thành C19H38N2O3, hay chính là Cocamidopropyl betaine.
Cơ chế hoạt động của Cocamidopropyl Betaine
Cocamidopropyl betaine có khả năng hòa tan tuyệt vời, cao bọt và làm dày lên hiệu suất. Kích ứng nhẹ và khả năng khử trùng khá tốt, khi Cocamidopropyl betaine kết hợp với các hoạt động bề mặt khác thì sẽ cải thiện chức năng điều chỉnh độ mềm của bề mặt đó.
Ngoài ra, Cocamidopropyl betaine còn có khả năng chịu nước tốt, chống tĩnh điện cùng khả năng phân hủy sinh học.
Coumarin là gì?
Coumarin là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức C9H6O2. Phân tử của nó có thể được miêu tả như một phân tử benzen với hai nguyên tử hydro liền kề được thay thế bằng một vòng lacton không bão hòa tạo thành một vòng sáu nguyên tử chứa hai nguyên tử cacbon chung với vòng benzen.
Coumarin thuộc lớp hóa chất benzopyrone và được coi là một loại lactone. Nó là một chất kết tinh màu trắng đục có mùi ngọt giống hương vani và vị đắng. Coumarin được tìm thấy trong nhiều loại thực vật với vai trò phòng vệ hóa học chống lại kẻ thù.

Điều chế sản xuất Coumarin
Coumarin được tìm thấy tự nhiên trong đậu tonka. Tuy nhiên, Coumarin có thể được điều chế thông qua một số phản ứng hóa học:
- Phản ứng Perkin: Sử dụng salicylaldehyde và anhydrid acetic để tạo ra một vòng lacton không bão hòa hình thành cấu trúc của Coumarin.
- Phản ứng Pechmann: Tạo ra Coumarin và các dẫn xuất của nó cũng là một phương pháp điều chế hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
Coumarin có nhiều hoạt động sinh học giúp phòng bệnh, điều tiết sự tăng trưởng và đặc tính chống oxy hóa, kích thích bài tiết insulin,... tạo nên các tác dụng của Coumarin.
Diosmetin là gì?
Trong trái cây thuộc họ cam quýt có hoạt chất Diosmetin là một flavone O-methyl hóa. Hoạt chất này cũng là phần aglycone của flavonoid glycosides diosmin. Diosmetin về mặt dược lý có báo cáo cho là có các hoạt động chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và có thể chống viêm nhiễm. Diosmetin có tên hóa học là 3 ', 5,7-trihydroxy-4'-methoxyflavone, hoạt chất hoạt động như một chất chủ vận thụ thể TrkB yếu. Thành phần này là bột màu vàng, có thể tan chảy ở nhiệt độ 256 ~ 258℃ và có công thức phân tử là C16H12O6.
Từ những năm 1920, một số nghiên cứu về diosmetin bắt đầu sau khi diosmin được phân lập từ cây sung. Vào năm 1969, diosmin được giới thiệu như một loại thuốc. Sau đó có một số nghiên cứu chỉ ra rằng flavone glycoside này có thể giúp điều trị các bệnh mạch máu. Mối quan tâm lớn về tiềm năng điều trị của loại thuốc này hiện nay, như là một phương pháp điều trị thay thế cho một số bệnh ung thư.

Điều chế sản xuất Diosmetin
Diosmetin được điều chế từ diosmin, hoạt chất được phân lập từ những nguồn thực vật khác nhau ở những trái cây họ cam quýt.
Cơ chế hoạt động của Diosmetin
Diosmetin được chuyển hóa thành flavone luteolin có cấu trúc tương tự trong tế bào MDA-MB 468, trong khi không thấy chuyển hóa trong tế bào MCF-10A.
Diosmetin có các chất chuyển hóa ở người đã biết bao gồm (2S, 3S, 4S, 5R) -3,4,5-Trihydroxy-6- [5-hydroxy-2- (3-hydroxy-4-methoxyphenyl) -4-oxochromen-7- yl] axit oxyoxan-2-cacboxylic.
Nhiều loại khối u khác nhau được biết đến là do các enzym biểu hiện quá mức thuộc họ CYP1 của tế bào sắc tố P450. Trong nghiên cứu mô tả sự chuyển hóa, hoạt động chống tăng sinh của flavonoid diosmetin tự nhiên trong dòng tế bào u gan người biểu hiện CYP1, HepG2. Diosmetin được chuyển đổi thành luteolin trong tế bào HepG2 sau 12 và 30 giờ ủ. Khi có mặt chất ức chế CYP1A alpha-naphthoflavone, việc chuyển đổi diosmetin thành luteolin bị giảm độc lực. Thử nghiệm 3- (4,5-Dimethylthiazol-2-yl) -2,5-diphenyltetrazolium bromide cho thấy luteolin độc tế bào hơn diosmetin.
Tác dụng chống tăng sinh của diosmetin trong tế bào HepG2 được cho là do sự tắc nghẽn ở pha G2/M được xác định bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy. Cảm ứng bắt giữ G2/M đi kèm với sự điều hòa lên của kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào (p-ERK), phospho-c-jun N-terminal kinase, p53 và p21. Quan trọng hơn, cảm ứng bắt giữ G2 / M và điều hòa tăng p53 và p-ERK đã bị đảo ngược khi áp dụng chất ức chế CYP1 alpha-naphthoflavone. Kết hợp với nhau, dữ liệu cung cấp bằng chứng mới về vai trò ức chế khối u của enzym cytochrom P450 CYP1A và mở rộng giả thuyết rằng hoạt động chống ung thư của flavonoid trong chế độ ăn được tăng cường nhờ kích hoạt P450.
Acid chlorogenic là gì?
Acid chlorogenic là một sản phẩm tự nhiên phenolic, thành phần này được phân lập từ trái và lá của cây dicotyledonous, hạt cà phê, ulmoides eucommia, cây kim ngân hoa. Cấu trúc của thành phần axit chlorogenic là este của axit caffeic với nhóm axit quinic 3-hydroxyl, là một hợp chất phenolic chính trong cà phê xanh. Từ lâu hợp chất này được gọi là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn.

Chlorogenic acid là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng trong cà phê, nó còn nhiều điều liên quan đến sức khỏe của chúng ta.
Trong quá trình rang cà phê, do thay đổi nhiệt hình thành lactones chlorogenic góp phần nâng cao vị đắng. Nếu hàm lượng chlorogenic acid trong cà phê xanh cao tạo nên mùi không mong muốn của cà phê, vì trong quá trình rang các chất tạo thành oxy hóa.
Điều chế sản xuất
Có một số nghiên cứu tại Việt Nam về tách chiết acid chlorogenic từ cà phê nhân (cà phê xanh) tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa được đưa vào sản xuất. Đây là hướng nghiên cứu mới về thu nhận acid chlorogenic dùng sản xuất thực phẩm chức năng từ cà phê nhân. Ở Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu cà phê. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong phòng tránh nguy cơ béo phì cũng khá lớn. Vì vậy nhu cầu phát triển sản phẩm đặc biệt này là cấp bách. Vì vậy, đề tài xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị để sản xuất acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh bằng công nghệ lên men được quan tâm. Từ đó đưa ứng dụng này sản xuất thực phẩm chức năng, đẩy mạnh kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê, nguồn nguyên liệu phong phú của Việt Nam.
Quy trình công nghệ tách chiết, thu nhận acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh đã được xây dựng với độ tinh sạch 90%, hiệu suất đạt 1,2%. Mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất acid chlorogenic phòng thí nghiệm quy mô 5kg nguyên liệu/mẻ và quy mô 300kg nguyên liệu/mẻ đã được xây dựng.
Cơ chế hoạt động
Acid chlorogenic là sản phẩm của acid caffeic, hay chính xác hơn là este của nó, cũng chứa đồng phân lập thể của acid quinic. Thành phần này được chiết xuất từ cà phê xanh bằng cách sử dụng ethanol. Acid chlorogenic cũng có thể được tổng hợp từ cinnamic và acid quinic.
Vitamin B12 là gì?
Đối với những người ăn chay trường kỳ hoặc cơ thể có vấn đề về đường tiêu hoá sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ, các vấn đề về đường ruột và làm tổn thương thần kinh, rối loạn tâm lý.
Cyanocobalamin là một dạng vitamin B12 được sản xuất để điều trị chứng thiếu vitamin B12. Điều này có thể xảy ra trong bệnh thiếu máu ác tính, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, với sán dây cá hoặc do ung thư ruột.

Cyanocobalamin được sử dụng bằng đường uống, tiêm bắp thịt hoặc dưới dạng xịt mũi. Cyanocobalamin thường được dung nạp tốt. Tác dụng phụ nhỏ có thể bao gồm tiêu chảy và ngứa. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm sốc phản vệ, kali máu thấp và suy tim. Không nên sử dụng ở những người bị dị ứng với coban hoặc mắc bệnh Leber.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nghĩa là nó không thể được tạo ra bởi cơ thể nhưng cần thiết cho cuộc sống. Hầu hết mọi người có thể hấp thu đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất, các tế bào máu và tế bào thần kinh.
Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở dạ dày/ruột và tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 có thể xảy ra do các bệnh nhất định (chẳng hạn như vấn đề đường ruột/dạ dày, dinh dưỡng kém, ung thư, nhiễm HIV, mang thai, tuổi già, nghiện rượu). Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở những người thực hiện chế độ ăn chay quá nghiêm ngặt (ăn chay hoàn toàn).
Điều chế sản xuất Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Vitamin B12 là sản phẩm nội bào nên tồn tại trong sinh khối vi khuẩn. Sau khi kết thúc lên men, dịch lên men được đem lọc hoặc ly tâm thu lấy sinh khối, loại dịch trong. Tiến hành chiết xuất bằng dung môi hữu cơ hoặc nhựa trao đổi ion.
Hòa sinh khối vào nước tạo hỗn dịch và chỉnh pH về 4,5 bằng HCl 10% và thêm chất ổn định. Đun nóng hỗn hợp trong 800C trong 30 phút để giải phóng vitamin B12 vào dịch lọc. Lọc lấy dịch lọc, bỏ bã hoặc tận thu làm thức ăn chăn nuôi.
Vitamin B12 từ dung dịch nước sang pha hữu cơ bằng hỗn hợp dung môi phenol: n-butanol (1:1) với tỉ lệ V pha hữu cơ: V pha nước là 1:10. Dịch chiết hữu cơ này được pha loãng bằng tricrezol và carbon tetraclorid (CCl4) –sau đó chiết vitamin B12 trở lại pha nước nhiều lần bằng nước.
Chỉnh pH pha dung dịch nước về 8,0-8,5 và tiến hành cyanid hóa. Sử dụng KCN để chuyển dạng vitamin B12 coenzyme thành Cyanocobalamin trong 3 giờ. Chỉnh pH về trung tính, cô chân không ở =< 600C đến nồng độ vitamin B12 đạt khoảng 10.000 mcg/ml.
Quá trình tinh chế được tiến hành trên cột oxit nhôm. Hấp phụ dung dịch vitamin B12 lên cột trong dung dịch aceton-nước 75%, sau đó phản hấp thụ thu lấy phân đoạn đậm đặc nhất. Pha loãng dịch đậm đặc bằng aceton, khuấy nhẹ và để kết tinh 12 giờ ở 40C. Lọc thu tinh thể hình kim màu đỏ đậm, rửa bằng aceton nguyên chất và sấy khô ở nhiệt độ thấp, hiện nay người ta chiết bằng nhựa hấp phụ XAD2.
Cơ chế hoạt động của Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Sau khi uống, vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế: Cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra.

Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả các dạng thiếu vitamin B12. Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ.
Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.
Khoảng 3 microgam cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50 - 60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được. Hydroxocobalamin được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn, và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin.
Sản phẩm liên quan











