Montmorillonite
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Montmorillonite là gì?
Montmorillonite được hình thành khi chúng kết tủa từ dung dịch nước dưới dạng tinh thể siêu nhỏ, nó thuộc nhóm khoáng chất phyllosilicate rất mềm được gọi là đất sét. Montmorillonit thuộc họ smectit, một loại khoáng sét 2:1, được hiểu là nó có 2 tấm tứ diện kẹp một tấm bát diện trung tâm. Nó có đường kính trung bình khoảng 1μm và độ dày 9,6nm; các hạt có hình dạng tấm với độ phóng đại khoảng 25.000 lần. Có thể sử dụng kính hiển vi điện tử mới thấy được các hạt đất sét riêng lẻ. Nhóm này bao gồm thành viên saponite.

Đất sét montmorillonite đã được sử dụng với mục đích chữa trị các vấn đề của da và cơ thể con người từ rất lâu. Nó có những tác dụng đặc biệt khác ngoài khả năng thấm hút. Người ta sử dụng đất sét trong tự nhiên như là một liệu pháp để làm đẹp, chữa bệnh và duy trì sức khỏe.
Nếu cơ thể chúng ta gặp những biến chứng hoặc thay đổi bất thường, cơ thể có thể tự phục hồi một phần. Tác dụng của đất sét montmorillonite giúp cơ thể có khả năng tự phục hồi sức khỏe bằng cách chữa bệnh một cách tự nhiên. Đối vơi làn da của chúng ta cũng vậy, khi các tế bào bị hư hại nó cũng có khả năng chữa lành và khôi phục lại vẻ đẹp ban đầu của làn da. Liệu pháp từ đất sét được bổ sung vào quá trình chăm sóc da hằng ngày sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi tự nhiên của làn da.
Nếu không dùng kín hiển vi điện tử thì chúng ta không thể nhìn thấy đất sét montmorillonite vì nó siêu mịn. Nó được tinh chế với độ tinh khiết cao từ bentonite – loại khoáng sét được khai thác từ các lớp địa tầng lâu đời của trái đất. Kích thước của nó nhỏ như virut (2 nanomet - 1/500.000 mm).
Điều chế sản xuất
Biến tính đất sét tinh chế: Đất sét tinh chế được biến tính bằng dung dịch H2SO4 2M theo tỉ lệ 1:20, đun ở 70oC và khuấy đều trong 4 giờ. Phương pháp lọc, rửa sản phẩm bằng nước cất đến khi hết ion SO42-. Sấy khô ở 70oC, nghiền qua rây 100 mesh, thu được montmorillonite biến tính.
Tinh chế đất sét: Dùng máy khuấy cơ trộn đều liên tục trong vòng một giờ hỗn hợp đất sét và nước cất với tỉ lệ 1:20 [khối lượng (mg): thể tích (ml)] để tạo huyền phù. Hút lấy lớp trên (chiếm khoảng 10% – 20%). Lọc, phơi và sấy khô ở 120oC. Sau đó nghiền và thu lấy phần qua rây 100 mesh (0.150mm).
Trao đổi cation cho 100ml các dung dịch ZnCl2, FeCl3, AlCl3 nồng độ 0.1M vào 10g montmorillonite biến tính. Đun khuấy từ ở 70oC trong 20 giờ. Lọc và rửa sản phẩm đến hết ion Cl- bằng nước cất. Sấy ở 120oC, nghiền và rây. Thu được montmorillonite trao đổi cation. Ký hiệu montmorillonite trao đổi cation: Tên montmorillonite-cation. Ví dụ: Montmorillonite Bình Thuận trao đổi cation Al3+: BT-Al3+.
Cơ chế hoạt động
Nó không khác gì cách thức hoạt động của thỏi nam châm, (+) hút (-), (-) hút (+) và (+) đẩy (+), (-) đẩy (-). Nó sẽ hút bụi bẩn mang điện tích dương như bã nhờn, lớp trang điểm sót lại gây tắc lỗ chân lông, vi khuẩn gây mụn vì nó mang điện tích âm… Các hạt bụi bẩn sẽ bị hút vào giữa các lớp của tinh thể Montmorillonite chúng ta có thể làm sạch khi rửa mặt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
C12-15 Alkyl Benzoate là gì?
Alkyl Benzoate hay còn gọi là C12-15 Alkyl Benzoate là một dạng Este thuộc Acid benzoic và loại rượu mạch thẳng, có trọng lượng phân tử nhỏ. Acid benzoic có thể được tìm thấy ở các loại cây trái như mận, nam việt quất, nho, đinh hương chín, quế và táo…
Ký hiệu C12-15 thể hiện rượu có độ dài của chuỗi cacbon từ 12 – 15. C12-15 Alkyl Benzoate tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, tan được trong dầu và độ nhớt không cao. Độ nhớt thường tăng khi khối lượng phân tử tăng lên.
Phổ hấp thụ tia cực tím (UV) của C12-15 Alkyl benzoate là cực đại ở ∼200 và 235 nm.
C12-15 Alkyl benzoate là một hoạt chất thường được dùng như chất làm mềm, cải thiện độ ổn định, tăng cường kết cấu và mùi hương của sản phẩm. Chất này có mặt ở phần lớn các dòng mỹ phẩm thiên về chăm sóc da.

Điều chế sản xuất
Các Ankyl benzoate có thể được sản xuất công nghiệp thông qua quá trình Este hóa Acid benzoic.
Cơ chế hoạt động
C12-15 Alkyl Benzoate thuộc nhóm hợp chất hữu cơ trong đó nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào mạch Cacbon bão hòa, chưa bão hòa hoặc phân nhánh có độ dài hơn 7C.
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng từ những năm 1930, khi ngành công nghiệp mỹ phẩm vẫn chưa phát triển thì Persea Gratissima Fruit Extract đã được ưa chuộng đưa vào mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân.
Persea Gratissima Fruit Extract được đánh giá cao bởi khả năng thâm nhập tốt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, mùi nhẹ cùng khả năng giữ nguyên dưỡng chất tuyệt vời. Nếu so với các loại kem dưỡng và lotion, Persea Gratissima Fruit Extract dùng trong huyết thanh (nhũ tương/serum) sẽ mang lại hiệu quả dưỡng da hoàn hảo hơn.

Persea Gratissima Fruit Extract là thành phần được chiết xuất từ quả bơ (loài thực vật có hoa thuộc chi Persea trong họ Nguyệt quế). Persea Gratissima Fruit Extract rất giàu vitamin A, B2, D, E, K, acid béo, là những thành phần có khả năng giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da tuyệt vời.
Nhờ đó, các chuyên gia đều khuyên dùng Persea Gratissima Fruit Extract, nhất là trong massage cơ thể tại các spa cao cấp. Bên cạnh đó, do Persea Gratissima Fruit Extract chứa Omega-3 nồng độ cao nên còn có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời, hạn chế tình trạng sạm nám, lão hóa da, hư tổn da.
Persea Gratissima Fruit Extract còn được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị một số dạng viêm da và viêm khớp. Hoạt chất này nếu dùng lâu dài trên da có khả năng làm giảm bệnh chàm cho bệnh nhân.
Tinh bột mì là gì?

Tinh bột mì là sản phẩm dạng bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ các loại cây trồng.
Nhiều người nhầm lẫn giữa tinh bột mì và bột mì. Tinh bột mì là một chất rắn màu trắng không vị, không mùi, ở nhiệt độ phòng, chứa carbohydrate với các nguyên tử cacbon, hydro và oxy. Trong khi bột mì là một loại bột được làm bằng cách nghiền hạt thô, được sử dụng để làm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh mì và bánh ngọt.
Tinh bột mì được lấy từ mỗi loại cây khác nhau sẽ cho ra thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau.
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm và cũng giữ vai trò rất quan trọng với động vật và con người. Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh bột mì có hơn 4.000 ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong các loại bột tự nhiên, tinh bột mì được chiết xuất từ củ khoai mì được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại vượt trội hơn tinh bột ngô và tinh bột lúa mì do thành phần và đặc tính tinh bột. Giá của tinh bột mì thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây do các đặc tính sinh học và hóa học. Với các ưu điểm đó, nhu cầu về tinh bột mì hiện đang tăng cao trên thế giới.
Điều chế sản xuất
Tinh bột mì được chiết xuất từ các loại củ, quả, hạt của các loại cây trồng trong tự nhiên.
Quá trình điều chế sản xuất tinh bột mì như sau:
- Ngâm cho củ khoai mì mềm để giảm quá trình mài hay nghiền, loại bỏ một phần tạp chất.
- Rửa sạch để loại bỏ đất, cát và tách một phần vỏ.
- Cắt khúc để quá trình xây nhuyễn đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây nhuyễn làm phá vỡ tế bào cũ, giải phóng hạt tinh bột.
- Rây lần một để loại bỏ phần tử xơ.
- Rây lần hai và lần ba để tách triệt để tạp chất mịn trong tinh bột làm tăng độ tinh khiết cho sản phẩm.
- Do tinh bột không tan trong nước nên quá trình lắng tinh bột giúp tinh bột tách khỏi nước và được thu hồi.
- Quá trình sấy nhằm tách triệt để nước ra khỏi tinh bột ướt vừa được tinh sạch trở về trạng thái bột khô.
Cơ chế hoạt động
Khi đun nóng trong nước dư, tinh bột mì trải qua quá trình hồ hóa, là một quá trình chuyển đổi cấu trúc không thể đảo ngược. Đó là quá trình phá vỡ các liên kết giữa các phân tử tinh bột khi có nước và nhiệt. Quá trình hồ hóa của tinh bột khoai mì sẽ khó khăn hơn so với tinh bột khoai tây, có thể bởi vì cấu trúc hạt tinh bột chặt chẽ hơn. Khi dịch tinh bột nguội thì độ nhớt tăng lên do quá trình thoái hóa ngược.
Ammonium là gì?
Ammonium Acryloyldimethyltaurate/Vp Copolymer là một polymer tổng hợp (phân tử lớn hình thành từ nhiều phân tử nhỏ gọi là monome) có khả năng tạo thành kết cấu dạng gel mướt mịn cho sản phẩm.

Trong mỹ phẩm, cụ thể là trong các loại kem dưỡng có cả nước và dầu, ammonium có công dụng của một chất làm đặc và điều chỉnh kết cấu sản phẩm được mướt mịn. Đó là lý do khi người dùng sử dụng sản phẩm sẽ không có cảm giác bị bết dính khó chịu.
Ammonium Acryloyldimethyltaurate/VP Copolymer tồn tại dưới dạng bột trắng, có thể hoạt động trong pH nồng độ khoảng từ 0.5 - 1.2%.
Hydroxyapatite là gì?
Hydroxyapatite với công thức hóa học là Ca5(PO4)3(OH), là dạng Calci phosphat tự nhiên có tính tương thích sinh học cao với tế bào và mô. Chất này là thành phần chính của xương và răng của người và động vật, cụ thể chiếm đến 65 - 70% khối lượng xương và 70 - 80% trong răng.
Đây là chất có màu trắng, trắng ngà, vàng nhạt hoặc xanh lơ, tùy theo điều kiện hình thành, kích thước hạt và trạng thái tập hợp. Vì đây là hợp chất bền nhiệt nên chỉ bị phân hủy ở khoảng 800 - 1.200 độ C tùy thuộc vào phương pháp điều chế và dạng tồn tại.
Các tinh thể Hydroxyapatite thường tồn tại ở dạng hình que, hình kim, hình vảy, hình cầu… được nhận biết nhờ sử dụng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) hoặc hiển vi điện tử truyền qua (TEM).

Điều chế sản xuất
Hydroxyapatite được tổng hợp bằng nhiều phương pháp như kết tủa, sol-gel, siêu âm hóa học, phun sấy, điện hóa, thủy nhiệt, Composite hay phương pháp phản ứng pha rắn.
Tùy theo các phương pháp tổng hợp khác nhau cũng như các điều kiện tổng hợp khác nhau như nhiệt độ phản ứng, nồng độ, thời gian già hóa sản phẩm… mà các tinh thể có hình dạng khác nhau.
Hydroxyapatite còn được chế biến từ xương bò và chứa Canxi, Photphat, các nguyên tố vi lượng, Florua và các ion khác, Protein và Glycosaminoglycans.
Cơ chế hoạt động
Thành phần của men răng bao gồm nước, Collagen, các protein và Hydroxyapatite. Ở dạng tự nhiên, Hydroxyapatite là một dạng Canxi tạo nên 97% men răng và 70% ngà răng của con người.
Hydroxyapatite ở dạng bột mịn kích thước nano, có tên gọi là Calci Nano Hydroxyapatit (CNHA) là dạng Calci phosphat dễ được cơ thể hấp thụ nhất với tỷ lệ Calci/ Phospho trong phân tử đúng như tỷ lệ trong xương và răng.
Hydroxyapatite ở dạng màng và dạng xốp, có thành phần hóa học và đặc tính giống xương tự nhiên. Các lỗ xốp liên thông với nhau làm cho các mô sợi, mạch máu dễ dàng xâm nhập. Chính vì vậy mà vật liệu này có tính tương thích sinh học cao với các tế bào mô, có tính dẫn xương tốt, tạo liên kết trực tiếp với xương non dẫn đến sự tái sinh xương nhanh mà không bị cơ thể đào thải.
Squalane là gì?
Dầu squalane chiếm 10-12% lượng dầu trên da, là một chất tự nhiên được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn. Squalane là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp giữ cho làn da luôn mềm mại, trẻ trung và ngậm nước. Khi càng lớn tuổi, việc sản xuất squalene có xu hướng giảm dần vì vậy, chúng ta nên bắt đầu dùng dầu squalane.
Squalane ban đầu hầu như chỉ được sản xuất nguyên liệu gốc từ gan của cá mập. Liên quan đến vấn đề bảo tồn động vật, nên hiện nay người ta chuyển qua chiết xuất dầu Squalane được từ các loại thực vật như dầu ô liu, gạo và mía.

Squalane là một chất làm mềm hoạt động giống như dầu (bã nhờn) của chính da để ngăn ngừa mất độ ẩm cho da. Hoạt chất này là một hydrocacbon, một nhóm các thành phần chỉ được tạo ra từ hydro và carbon. Squalane là chất chính từ thế giới thực vật, vì vậy nó là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn muốn tránh hóa dầu. Các hydrocacbon thân thiện với da tốt cho da bao gồm mỡ và dầu khoáng.
Squalane là một dạng biến đổi và là một trong những thành phần quan trọng trong bã nhờn ở da chúng ta. Vì vậy squalane trở thành một thành phần thân thiện giúp ẩm cho da một cách tự nhiên.
Điều chế sản xuất
Squalene được sinh tổng hợp bằng cách ghép hai phân tử farnesyl pyrophosphat lại với nhau. Quá trình ngưng tụ cần có NADPH và enzyme squalene synthase, squalene được điều chế thương mại từ geranylacetone.
Cơ chế hoạt động
Squalene là thành phần rất quan trọng để giảm tác hại của quá trình oxy hóa gốc tự do đối với da. Squalene huyết thanh bắt nguồn một phần từ sự tổng hợp cholesterol nội sinh và một phần từ các nguồn thực phẩm. Đặc biệt, là ở những quần thể tiêu thụ một lượng lớn dầu ô liu hoặc gan cá mập. Quá trình tổng hợp nội sinh của squalene bắt đầu bằng việc sản xuất 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A (HMG CoA). Việc giảm HMG CoA ban đầu (một phản ứng phụ thuộc niacin) dẫn đến sự hình thành mevalonate.
Tuyến bã nhờn là những tuyến nhỏ trên da tiết ra chất nhờn trong nang lông để bôi trơn da và lông của động vật. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trên da mặt và da đầu chúng ta, mặc dù chúng phân bố khắp các vị trí trên da ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Squalene là một trong những thành phần chủ yếu (khoảng 13%) của bã nhờn.
Rhamnose là gì?
Rhamnose là loại đường deoxy tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật (chủ yếu từ mía), Rhamnose được đánh giá là lành tính, an toàn sử dụng trên da để mang lại công dụng trẻ hóa da.
Rhamnose có khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa nhờ nó kích thích các nguyên bào sợi hoạt động tích cực hơn, tăng sinh collagen, elastin. Từ đó, làn da chúng ta sẽ được săn chắc, dẻo dai và tươi trẻ, nếp nhăn cũng ít xuất hiện.

Bên cạnh đó, Rhamnose còn thúc đẩy quá trình Turnover (chu kỳ tái tạo của tế bào) diễn ra nhanh hơn, phục hồi và tái tạo da hiệu quả hơn. Rhamnose cũng được đánh giá cao ở công dụng làm dịu và kháng viêm.
Rhamnose là hoạt chất an toàn ngay cả dùng cho làn da khô, da nhạy cảm đang có dấu hiệu lão hóa. Bởi không như retinol dễ gây khô da, kích ứng, Rhamnose không gây căng kích hay bong tróc da nên rất được ưa chuộng.
Điều chế sản xuất Rhamnose
Rhamnose có thể được tách chiết từ cây thuộc chi Rhamnus, cây Toxicodendron vernix và cây thuộc chi Câu đằng (Uncaria). Đường Rhamnose cũng được sinh tổng hợp bởi vi tảo thuộc họ Tảo silic (Bacillariophyceae).
Trong tự nhiên, Rhamnose thường liên kết với nhiều loại đường khác. Nó là một thành phần glycon phổ biến của các glycosit trong nhiều thực vật. Rhamnose cũng là thành phần của màng ngoài tế bào của vi khuẩn kháng axit trong chi Mycobacterium, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lao.
Dihydroxyacetone là gì?
Dihydroxyacetone (DHA) – một chất tự làm da ngăm được dùng trong mỹ phẩm nhằm mang lại bề mặt da được phủ màu mà không có nhu cầu phơi nắng. Nó cũng là chất bảo vệ cơ thế trước tia UV và chất tạo màu.

Vì là một chất tự làm da ngăm có tác dụng với các amino acid tìm thấy trên lớp thượng bì của da, hiệu quả của Dihydroxyacetone chỉ kéo dài trong vài ngày vì màu mà nó mang lại bị nhạt do sự lột da tự nhiên của các tế bào bị nhuộm màu.
Theo các ghi nhận, Dihydroxyacetone hoạt động tốt nhất trong da có môi trường acid nhẹ. Khi kết hợp DHA với chất lawsone, nó trở thành chất bảo vệ da trước tia UV loại I (được chấp thuận).
Năm 1973, FDA khẳng định Dihydroxyacetone an toàn và thích hợp dùng trong thuốc hay mỹ phẩm được thêm vào nhằm tạo màu da, và không cần có giấy phép cho việc thêm chất tạo màu này.
Điều chế sản xuất Dihydroxyacetone
DHA lần đầu tiên được các nhà khoa học Đức công nhận là chất tạo màu da vào những năm 1920. Thông qua việc sử dụng nó trong tia X nó được ghi nhận là làm cho bề mặt da chuyển sang màu nâu.
Vào những năm 1950, Eva Wittgenstein tại Đại học Cincinnati đã nghiên cứu sâu hơn với dihydroxyacetone. Các nghiên cứu của bà liên quan đến việc sử dụng DHA như một loại thuốc uống để hỗ trợ trẻ em bệnh dự trữ glycogen. Những đứa trẻ nhận được một lượng lớn DHA qua đường uống, và đôi khi đổ chất này lên da của chúng. Các nhân viên y tế nhận thấy rằng da chuyển sang màu nâu sau vài giờ tiếp xúc với DHA.
Tác dụng làm nâu da này không độc hại, và là kết quả của một phản ứng Maillard. DHA phản ứng hóa học với axit amin trong protein keratin, thành phần chính của bề mặt da. Các axit amin khác nhau phản ứng với DHA theo những cách khác nhau, tạo ra các tông màu khác nhau từ vàng đến nâu. Các sắc tố tạo thành được gọi là melanoidins. Chúng có màu sắc tương tự như hắc tố, chất tự nhiên ở lớp da sâu hơn có màu nâu hoặc "rám nắng", do tiếp xúc với tia UV.
DHA có thể được điều chế, cùng với glyceraldehyd, bởi quá trình oxy hóa nhẹ của glycerol, ví dụ với hydrogen peroxide và một Sắt muối như chất xúc tác. Nó cũng có thể được điều chế với năng suất và độ chọn lọc cao ở nhiệt độ phòng từ glycerol sử dụng cation palladium-dựa trên chất xúc tác với oxy, không khí hoặc benzoquinone hành động như chất đồng oxy hóa.
Cơ chế hoạt động của Dihydroxyacetone
Dihydroxyacetone liên kết với keratin trong lớp sừng (lớp trên cùng của tế bào da chết) để tạo thành phản ứng cho màu nâu. Điều này khiến da có vẻ rám nắng.
Về cơ bản, đây là một dạng nhuộm, và dihydroxyacetone thực ra là một loại đường ba carbon phản ứng với các axit amin hoặc protein trong da. Nó chỉ phản ứng với protein ở lớp ngoài cùng của da. Khi phản ứng với những axit amin này, nó kích hoạt phản ứng glucose hóa gọi là phản ứng Maillard. Phản ứng dẫn đến sản sinh các sản phẩm giống melanin này để tạo ra màu nâu của da. Melanoids, tên của hợp chất thu được, không phải là melanin - sắc tố nâu-đen tự nhiên trong da - nhưng trông rất giống.
Sheep Placental Extract là gì?
Nhau thai cừu (Sheep Placenta) là bộ phận được hình thành trong suốt quá trình mang thai của cừu mẹ, giúp trao đổi chất dinh dưỡng giữa tế bào mẹ với cừu con.
Từ hàng ngàn năm về trước, nhau thai cừu đã được biết đến với những công dụng giúp tăng cường sức khỏe và sắc đẹp con người. Thậm chí, nhau thai cừu còn là bí quyết để các nữ hoàng dùng tôn lên vẻ đẹp rạng ngời, quý phái của mình.

Sheep Placental Extract, hay còn gọi chiết xuất nhau thai cừu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (hơn 30 loại amino acid, các vitamin và khoáng chất) rất cần thiết cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Bản thân những dưỡng chất này đã được chứng minh tương thích hoàn toàn với cơ thể con người. Vì chúng ta đều biết, không phải nhau thai động vật nào cũng phù hợp để ứng dụng trong mục đích làm đẹp và bảo vệ sức khỏe con người. Chúng đòi hỏi phải có những tương thích nhất định đối với cơ thể con người.
Nhờ chứa nguồn vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B mà Sheep Placental Extract được đánh giá cao trong việc nuôi dưỡng da trắng mịn màng, tăng nội tiết tố và làm trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, lượng Acid hyaluronic có trong nhau thai cừu còn giúp kích thích quá trình lên da non, làm liền sẹo nhanh chóng và làm mờ vết thâm nâu để lại sau sẹo.
Điều chế sản xuất
Sheep Placental Extract được tinh chế từ nhau thai tươi thông qua phương pháp thủy phân hiện đại tạo ra peptide với trọng lượng phân tử cực nhỏ cùng nhiều loại axit amin cần thiết để cung cấp độ ẩm, giúp cải thiện và duy trì độ săn chắc cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Bằng cách kích hoạt nguyên bào sợi, Sheep Placental Extract góp phần làm tăng lượng collagen, elastin, tái tạo và sản sinh tế bào, độ đàn hồi của da được phục hồi. Mặt khác, Sheep Placental Extract còn có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hô hấp trong các mô da. Nhờ đó, nếp nhăn sâu ngày càng mờ dần, tình trạng da chảy xệ cũng được cải thiện.
ATP là gì?
Mọi sinh vật sống trên trái Đất đều cần năng lượng để hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. ATP là viết tắt của cụm từ Adenosin Triphosphat, chính là nguồn cung cấp năng lượng sinh học chủ yếu này cho cơ thể sinh vật. Nói một cách khác, ATP là phân tử mang năng lượng, chúng có chức năng vận chuyển năng lượng đến nơi mà các tế bào cần sử dụng.
Không ít người lầm tưởng rằng chất dinh dưỡng từ thức ăn chính là năng lượng sống mà chúng ta sử dụng. Thực tế thì sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ dự trữ các chất dinh dưỡng dưới dạng carbohydrates (tinh bột), fat (chất béo) hay protein (chất đạm). Các chất này lại được phân giải thành hợp chất đơn giản hơn đó là glucose, acid amin, acid béo và theo đường máu vận chuyển đến các tế bào.

Tuy nhiên, các tế bào không thể trực tiếp lấy năng lượng từ những chất dinh dưỡng này. Chính vì vậy, chúng ta cần có các hệ năng lượng giúp xử lý, biến đổi chúng thành ATP. Các ATP này sẽ dự trữ và cung cấp năng lượng có thể sử dụng được cho các tế bào khi cần. Quá trình này không chỉ ra trong tất cả các loại động vật, thực vật và vi khuẩn (và ngay cả trong virus khi chúng đang di chuyển trong các vật chủ)
Trong tự nhiên, ATP chỉ có thể được tìm thấy trong một số loại thảo dược quý giá “Đông trùng hạ thảo” hay linh chi.
Điều chế và sản xuất
Cấu tạo của một ATP cơ bản bao gồm:
Adenine: Một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.
Ribose: Một phân tử đường có 5 Carbon.
Phần đuôi với 3 phân tử phosphat vô cơ (Pi). Liên kết giữa 2 Pi cuối cùng chứa rất nhiều năng lượng. Do đó việc phân tách các phần này chính là mấu chốt của quá trình giải phóng năng lượng của ATP.
ATP có thể được tạo ra từ đường đơn và đường phức tạp cũng như từ lipid thông qua phản ứng oxy hóa khử. Để điều này xảy ra, trước tiên carbohydrate phải được phân hủy thành đường đơn, trong khi chất béo phải được chia thành axit béo và glycerol. Tuy nhiên, quá trình sản xuất ATP được điều chỉnh rất cao. Sản xuất của nó được kiểm soát thông qua nồng độ cơ chất, cơ chế phản hồi và cản trở dị ứng.
Cơ chế hoạt động của ATP
Trong môi trường ống nghiệm, khi một phân tử glucose phân tách thành CO2 và nước đồng thời sẽ giải phóng khoảng 686 kcal/mol. Năng lượng này được tỏa ra dưới dạng nhiệt năng và phải sử dụng máy hơi nước thì mới có thể chuyển thành công cơ học. Hiển nhiên điều này là không thể xảy ra trong môi trường tế bào.
Nhờ có các ATP, nguồn năng lượng phân giải này sẽ được cất trữ vào trong đó. Khi tế bào cần năng lượng, ATP sẽ được thủy phân làm gãy liên kết giữa Oxi với nguyên tử photphat cuối cùng. Kết quả quá trình này sẽ tạo ra một phân tử phosphat vô cơ (Pi), một ADP (Adenosin Diphosphat) và khoảng 7 kcal/mol năng lượng. Lúc này, ADP sẽ ngay lập tức được chuyển đổi trở lại thành ATP nhờ có enzyme ATP synthase nằm trong màng ti thể.
Ceteareth-20 là gì?
Ceteareth-20 hay còn gọi là Eumulgin B2, có dạng hạt màu trắng trong, không mùi, gồm hai chất nền là Cetyl Alcohol và Stearyl Alcohol, đều có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa. Có tổng cộng 32 loại thành phần Ceteareth khác nhau. Con số phía sau Ceteareth thể hiện số đơn vị Ethylene oxide lặp lại trung bình trong phân tử.

Đây là ete của rượu béo bão hòa mạch dài, thường được sử dụng kết hợp với các rượu khác và các axit béo, được sử dụng trong những sản phẩm cần tạo gel và có độ đặc nhất định và giúp các thành phần khác hòa tan trong hỗn hợp nền. Nó cũng hoạt động như một chất ổn định không ion trong dầu trong nước nhũ tương. Ngoài đặc tính nhũ hóa, Ceteareth-20 còn là chất hoạt động bề mặt và chất làm mềm. Với những công dụng trên, Ceteareth-20 được ứng dụng phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.
Tuy chất này bị nghi ngờ có chứa thành phần 1,4-dioxane trong công thức nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho điều này vì quá trình sản xuất Ceteareth-20 vô cùng nghiêm ngặt. Trong quy trình điều chế mỹ phẩm, Ceteareth-20 được làm nóng đến 60 – 70 độ C trong giai đoạn đầu, đảm bảo Ceteareth-20 được hòa tan hoàn toàn để giảm thiểu rủi ro về độ hạt trong công thức cuối cùng.
Điều chế sản xuất
Nhóm các chất Ceteareth là thành phần được tổng hợp thông qua quá trình Ethoxyl hóa, một phản ứng hóa học trong đó Ethylene oxide được thêm vào chất nền.
Cơ chế hoạt động
Ceteareth-20 là một thành phần nhũ hóa thông thường có khả năng kết hợp các thành phần ưa dầu và ưa nước với nhau, ổn định và làm đặc kết cấu sản phẩm.
Về mặt hóa học, Ceteareth-20 được tổng hợp từ quá trình Ethoxyl hóa. Một số Ethylene oxide được thêm vào cồn béo để tăng khả năng tan trong nước của phân tử. Kết quả là cồn béo chủ yếu tan trong dầu được chuyển thành phân tử nhũ hóa có thể tan cả trong nước và dầu. Phần số trong tên của Ceteareth cho biết lượng phân tử Ethylene oxide trung bình được thêm vào và 20 là một con số ổn, tạo nên chất nhũ hóa tốt.
Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde còn được gọi là Aldehyde cinnamic; 3-phenyl-2-propan; Anđehit cinnamyl; Phenylalacrolein; quế chi và trans-cinnamaldehyde. Đây là thành phần có trong vỏ của cây quế (Cinnamomum zeylanicum), xuất xứ từ Sri Lanka và Ấn Độ và được trồng ở Brazil, Jamaica và Mauritius. Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong các thành viên khác của loài Cinnamomum bao gồm cả cây cassia và long não.

Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế.
Đây là một Phenylpropanoid được tổng hợp tự nhiên bằng con đường sinh tổng hợp Shikimat, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt. Tinh dầu của vỏ quế chứa khoảng 90% là Cinnamaldehyde.
Công thức phân tử của Cinnamaldehyde được xác định vào năm 1834 bởi các nhà hóa học người Pháp Jean Baptiste André Dumas (1800–1884) và Eugène Melchior Péligot (1811–1890) và mặc dù công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825– Năm 1909).
Điều chế sản xuất
Có nhiều cách để điều chế Cinnamaldehyde. Thành phần này được điều chế thương mại bằng cách xử lý vỏ cây Cinnamomum zeylanicum với hơi nước. Anđehit hòa tan trong hơi nước, sau đó Cinnamaldehyde được chiết xuất khi hơi nước nguội đi và ngưng tụ lại để tạo thành nước lạnh, trong đó hợp chất ít hòa tan hơn nhiều.
Cinnamaldehyde cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa Benzaldehyde (C6H5CHO) với Acetaldehyde (CH3CHO). Hai hợp chất ngưng tụ sau khi loại bỏ nước để tạo thành Cinnamaldhyde.
Năm 1834, Cinnamaldehyde được phân lập từ tinh dầu quế bởi Jean-Baptiste Dumas và Eugène-Melchior Péligot và được nhà hóa học người Ý Luigi Chiozza tổng hợp trong phòng thí nghiệm vào năm 1854.
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Nhưng để đạt thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, còn với công nghệ chiết xuất qua dung môi chỉ đạt được 62 % đến 73 % tỉ lệ Cinnamaldehyde.
Cơ chế hoạt động
Nhiều dẫn xuất của Cinnamaldehyde có ích về mặt thương mại. Rượu Dihydrocinnamyl, xuất hiện tự nhiên nhưng được sản xuất bằng cách hydro hóa gấp đôi Cinnamaldehyd, được sử dụng để tạo ra mùi thơm của lục bình và hoa cà. Rượu Cinnamyl cũng tương tự và có mùi của hoa cà, có thể được sản xuất bắt đầu từ Cinnamaldehyd. Dihydrocinnamaldehyd được tạo ra bởi quá trình hydro hóa chọn lọc của tiểu đơn vị kiềm.
Sản phẩm liên quan









