Kim ngân hoa
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim ngân hoa.
Tên gọi khác: Nhẫn đông, song hoa.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. Theo Dược điển Việt Nam V, một số loài khác cùng chi như Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa DC.; Lonicera cambodiana Pierre cũng có thể dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa.
Chi Lonicera, họ Caprifoliaceae, bộ Dipsacales.
Đặc điểm tự nhiên
Cây leo bằng thân quấn, có thể dài tận 10m hoặc hơn. Cành non của cây có lớp lông đơn ngắn mịn bao phủ và lông tuyến có cuống, thường hay thấy ở thân già, màu hơi đỏ có vân.
Lá mọc đối, hơi dày, phiến lá có hình mũi mác hoặc trái xoan. Chiều dài lá từ 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có nhiều nếp trừ các gân của mặt dưới, cuống lá dài 5-6 mm, có lông tơ mịn.
Cụm hoa mọc thành từng đôi ở kẽ các lá tận cùng, tràng màu trắng hoặc bạc sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng (nên có tên là Kim ngân), có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, mùi thơm nhẹ đặc trưng, ống tràng dài từ 1,8 - 2 cm, có 2 môi, môi dài 1,5 - 1,8 cm, nhị 5 thò ra ngoài, dính ở họng tràng hoa, bao phấn đính lưng. Hoa có kèm lá bắc hình mũi mác, tròn có lông thưa ở mép, dài 5 răng, mảnh, đôi khi không bằng nhau, có lông mịn.
Quả hình cầu hoặc hình trứng, dài khoảng 5mm, có màu đen.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Có khoảng 10 loài thực vật thuộc chi Lonicera tại Việt Nam được dùng làm vị thuốc Kim ngân hoa. Kim ngân có nguồn gốc từ các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này, cây được trồng rộng rãi tại nhiều nơi như Việt Nam, các nước Châu Mỹ, Úc,... Tại Việt Nam, Kim ngân hoa chủ yếu được thu hái tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,...
Thu hái: Kim ngân trồng vào thời vụ mùa đông và mùa xuân rất thuận lợi để sinh trưởng. Việc thu hái hoa nên thực hiện khi hoa gần chớm nở vào khoảng 9 - 10 giờ sáng khi sương đã ráo. Dây lá thì có thể thu hái quanh năm.
Chế biến: Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất rồi phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô hoàn toàn. Tỷ lệ cành lá không quá 2%, các tạp chất khác không quá 0,5%.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt, độ ẩm không quá 12%.

Bộ phận sử dụng
Nụ hoa của cây Lonicera japonica Thunb. hoặc các cây cùng chi được sử dụng làm thuốc.
Nụ hoa dùng làm thuốc hình ống cong dài từ 1 - 5cm, đầu to, đường kính từ 0,2 - 0,5cm, phủ đầy lông ngắn và có màu vàng hoặc vàng nâu. Mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng. Tỷ lệ hoa nở không quá 10%.

Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Bisabolol là gì?
Bisabolol (hay alpha-bisabolol) là loại cồn sesquiterpene đơn vòng không bão hòa tự nhiên. Bisabolol tồn tại dưới dạng dầu lỏng sánh, không màu, là thành phần chính của tinh dầu hoa cúc Đức (Matricaria recutita) và Myoporum crassifolium. Ngoài Bisabolol chiết xuất tự nhiên từ thực vật, các nhà khoa học còn sản xuất tổng hợp thành phần này nhưng so với dạng tự nhiên thì Bisabolol tổng hợp chỉ hoạt động ở mức độ khoảng 50%.

Từ rất lâu, Bisabolol đã trở thành nguồn nguyên liệu mỹ phẩm quý giá vì khả năng đặc biệt của nó. Bisabolol được các nhà sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da đưa vào công thức rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Các sản phẩm chứa thành phần Bisabolol thường hướng đến công dụng trị mụn đỏ hoặc trong các loại kem trị mụn. Các nhà sản xuất còn kết hợp hoạt chất Bisabolol từ tinh dầu hoa cúc cùng một số nguyên liệu khác để giúp chống viêm cho da, giúp ngăn ngừa nguy cơ gây dị ứng, đặc biệt là với các loại da nhạy cảm nhất.
Điều chế sản xuất
Bisabolol hiện diện tự nhiên trong hoa cúc Đức (Matricaria chamomilla hoặc Matricaria recutita) cũng như vỏ của một cây New Caledonian (Myoporum crassifolium) hoặc cây Candeia (Vanillosmopsis erythropappa) của Brazil. Chiết xuất từ các nguồn thực vật này chính là hợp chất hữu ích cho các vấn đề về da.
Về sau, các nhà sản xuất bắt đầu chế tạo trong phòng thí nghiệm một thành phần giống với dạng chiết xuất tự nhiên. Mục đích của việc này là nhằm ngăn chặn tối đa nạn phá rừng nhiệt đới ở Brazil để thu Bisabolol dạng tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Bản thân hoạt chất Bisabolol được hấp thu tốt, đồng thời còn tạo điều kiện cho các thành phần khác trong sản phẩm cũng được hấp thụ hiệu quả nhất.

Dùng Bisabolol cho những làn da bị tổn thương do điều trị bằng laser, thành phần này sẽ thúc đẩy tăng hydrat hóa làn da, các lipid bề mặt, độ đàn hồi da cũng như giúp giảm tình trạng mất nước cho da, từ đó tăng tính toàn vẹn của lớp rào chắn bảo vệ da.
Các nhà khoa học đánh giá, Bisabolol có tác dụng chống viêm so sánh với các hợp chất corticosteroid (nhưng nổi bật hơn corticosteroid là không gây tác dụng phụ). Vì thế, Bisabolol thường là phương án được ưu tiên hơn so với việc sử dụng các corticosteroid như hydrocortisone hoặc dexamethasone.
Biosaccha-Ride Gum-1 là gì?
Biosaccharide gum-1 là một loại anion polysaccharide được được từ quá trình lên men vi sinh, cấu trúc mạch dài gồm L-fucose, D-galactose, axit galacturonic.
Biosaccharide gum-1 giàu chất fucose nên có khả năng tham gia điều chỉnh tính nhạy cảm của da. Biosaccharide gum-1 có ái lực đặc biệt với keratinocytes nên góp phần điều chỉnh các thông điệp tế bào thông qua các thụ thể màng của keratinocytes.

Ngoài ra, Biosaccharide gum-1 còn có khả năng điều chỉnh cơ chế ngoại di truyền nhờ sự kích thích của sirtuins-1 - loại enzyme chống lão hóa da, dưỡng ẩm, giúp làm dịu da.
Điều chế sản xuất
Biosaccharide Gum-1 là thành phần được tạo ra từ sorbitol (một phân tử đường) thông qua quá trình lên men.
Cơ chế hoạt động
Biosaccharide Gum-1 hoạt động bằng cách liên kết nước với lớp biểu bì, từ đó tạo ra một lớp màng liên kết độ ẩm trên da. Cơ chế này giúp mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho làn da.
Bên cạnh đó, Biosaccharide Gum-1 còn được cho là có chức năng như một chất chống kích ứng.
Caprylic/Capric Triglyceride là gì?
Caprylic/Caprylic triglyceride là một thành phần được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và xà phòng. Nó là sản phẩm từ sự kết hợp dầu dừa và glycerin.
Có thể thay thế tự nhiên cho các chất làm mềm và chất tăng cường kết cấu khác nên Caprylic/Caprylic triglyceride thường được nhà sản xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm sạch.

Caprylic/Capric Triglycerides cũng có tác dụng của một chất chống oxy hóa nên được ứng dụng làm chất bảo quản trong một số sản phẩm nhằm giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Do đó, từ lâu chất này đã trở thành chọn lựa hoàn hảo để thay thế cho những chất bảo quản khác.
Trừ những người đã được xác định dị ứng với Caprylic/Caprylic triglyceride, còn lại thì thành phần này phù hợp với tất cả mọi người.
Điều chế sản xuất Caprylic/Capric Triglyceride
Để chiết xuất Caprylic/Caprylic triglyceride, người ta thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất dùng phương pháp xà phòng hóa (tức là dùng xà phòng) để tách nhóm glycerol khỏi các axit béo. Nhóm glycerol này tiếp tục phản ứng lại với các axit béo khác để tạo ra một hợp chất mới mà chúng ta gọi là xà phòng.
Ngoài ra, còn có thể tách glycerol khỏi các axit béo thông qua quá trình thủy phân hơi nước: Sử dụng nhiệt độ và áp suất mạnh để phá vỡ phân tử triglyceride.

Bước thứ hai là trải qua quá trình este hóa để hình thành được dầu tinh khiết chứa caprylic từ xà phòng, phải để tách hẳn glycerol ra khỏi toàn bộ axit béo như axit lauric (49%), axit myristic (18%), axit palmitic (8%), axit caprylic (8%), axit capric ( 7%), axit oleic (6%), axit linoleic (2%) và axit stearic (2%).
Tóm lại, quá trình thu Caprylic (Capric Triglyceride) chính là việc tách nhập nhiều lần axit béo với nhóm glycerol rồi cuối cùng trải qua quá trình este hóa.
Ceramide là gì?
Ceramide được biết đến là một trong ba loại lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da. Chất này chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng (số % còn lại là cholesterol và các acid béo tự do).
Có vai trò thiết yếu đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng Hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da, Ceramide có thể nói là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp của làn da.

Tham gia cấu tạo làn da, tuy nhiên Ceramide theo thời gian sẽ mất dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác cùng những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời cũng khiến sự sản sinh ceramide tự nhiên trên da bị giảm sút. Hậu quả là làn da chúng ta mất nước và độ ẩm trở nên khô hơn, nếp nhăn xuất hiện, kích ứng hoặc mẩn đỏ. Sử dụng ceramide trong chăm sóc da thời điểm này để khôi phục đáng kể lượng ceramide bị giảm sút.
Cơ chế hoạt động của Ceramide
Khi chúng ta dùng sản phẩm bôi ngoài da, Ceramide sẽ bắt chước các chất béo có trong da, nhanh chóng hấp thụ vào bề mặt da, lấp đầy những “vết nứt” do thiếu hụt. Ceramide hoạt động ở lớp da trên cùng (lớp biểu bì), đồng hành cùng hàng rào bảo vệ da.
Mọi loại da đều có thể phù hợp để sử dụng sản phẩm có chứa Ceramide.
Antioxidant là gì?
Antioxidant là chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm, ngăn ngừa sự phá hủy tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và các áp lực khác.
Antioxidant có thể là tự cơ thể tổng hợp hoặc được con người tạo ra. Trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, một số chất được cho là giàu chất chống oxy hóa, chất chống oxy hóa dựa trên thực vật là một loại dinh dưỡng thực vật, hoặc chất dinh dưỡng dựa trên thực vật.
Cơ thể con người cũng sản xuất ra một số chất chống oxy hóa, được gọi là chất chống oxy hóa nội sinh. Những chất chống oxy hóa từ bên ngoài cơ thể, những chất này được gọi là ngoại sinh.
Khi cơ thể xử lý thức ăn và phản ứng với môi trường được tạo ra các gốc tự do. Khi cơ thể không thể loại bỏ các gốc tự do thì có thể dẫn đến stress oxy hóa, điều này có thể gây hại cho các tế bào và chức năng của cơ thể. Nó còn được gọi là các loại oxy phản ứng (ROS).

Những yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do trong cơ thể chẳng hạn như viêm, hoặc bên ngoài, ví dụ, ô nhiễm, tiếp xúc với tia cực tím và khói thuốc lá...
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh. Những căn bệnh như tim, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh đường hô hấp, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, bệnh Parkinson. Ngoài ra còn các tình trạng viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể chúng ta và điều này được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể.
Điều chế sản xuất
Để thu được Antioxidant tự nhiên bằng một quy trình công nghiệp mới từ các loại gia vị và các loại rau khác bằng cách chủ yếu thích ứng với các phương pháp điều trị cơ học và vật lý. Vỏ hương thảo, xô thơm, ớt bột, nhục đậu khấu và ca cao đã được xử lý cơ học (vi hóa), và nguyên liệu dạng bột mịn được chiết xuất bằng dầu thực vật ăn được, tức là lạc.
Chất chống oxy hóa hòa tan trong pha lipid được thu thập bằng cách chưng cất phân tử màng rơi hai giai đoạn để tách pha lipid được tái chế) từ phần có trọng lượng phân tử thấp, hoạt động. Hoạt động chống oxy hóa được đo đối với chất béo, dầu và thực phẩm chứa chất béo bằng cách hấp thụ oxy, phân tích không gian đầu (ví dụ, pentan) mức độ của các sản phẩm phân hủy thứ cấp và đánh giá cảm quan.
Cơ chế hoạt động
Chất chống oxy hóa là chất ở nồng độ thấp làm chậm hoặc ngăn cản quá trình oxy hóa chất nền. Các hợp chất chống oxy hóa hoạt động thông qua một số cơ chế hóa học: Chuyển nguyên tử hydro (HAT), chuyển điện tử đơn (SET), và khả năng chelate các kim loại chuyển tiếp.
2 - Octanamidoacetic acid là gì?
2-octanamidoacetate acid còn được gọi là Capryloylglycine, hoặc N-octanoyl-glycine, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ được gọi là axit amin n-acyl-alpha. Axit amin N-acyl-alpha là các hợp chất chứa axit amin alpha mang nhóm acyl ở nguyên tử nitơ tận cùng của nó. Công thức hóa học của 2-Octanamidoacetic là: C10H19NO3.
Công thức hóa học của 2-Octanamidoacetic
2 - Octanamidoacetic acid là chất rắn có độ hòa tan vừa phải trong nước. Nó một nguyên liệu thô, các nhà cung cấp thành phần này mô tả nó như một loại bột từ trắng đến trắng nhạt. 2 - Octanamidoacetic acid chủ yếu được phát hiện trong nước tiểu. Trong tế bào, capryloylglycine chủ yếu nằm trong màng (dự đoán từ logP). 2-octanamidoacetate có thể được sinh tổng hợp từ axit octanoic và glycine.
2 - Octanamidoacetic acid thường được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm, nơi nó có chức năng như một chất dưỡng hoặc chất hoạt động bề mặt. Nó giúp bảo vệ bề mặt da khỏi bị mất nước và có thể tăng cường hiệu quả của chất bảo quản mỹ phẩm. Các loại kem có chứa 2 - Octanamidoacetic đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của lông ở những người bị chứng rậm lông, do nó ức chế ornithine decarboxylase 1, có trong nang lông.
Điều chế sản xuất 2 - Octanamidoacetic acid
2 - Octanamidoacetic acid là một acylglycine bao gồm axit caprylic (một axit béo chuỗi trung bình 8 cacbon) liên hợp với glycine. Acylglycine có một chuỗi acyl béo gắn với nhóm amin của glycine thông qua một liên kết peptit. Acylglycine được sản xuất thông qua hoạt động của enzyme glycine N-acyltransferase. Acylglycines thường là chất chuyển hóa nhỏ của axit béo.
Tuy nhiên, sự bài tiết của một số acylglycine được tăng lên trong một số sai sót bẩm sinh của quá trình trao đổi chất. Trong một số trường hợp nhất định, việc đo lường các chất chuyển hóa này trong dịch cơ thể có thể được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn liên quan đến quá trình oxy hóa beta axit béo ty thể, bao gồm thiếu hụt acyl-coenzyme A chuỗi trung bình (CoA) dehydrogenase (MCAD) và khiếm khuyết khử hydro nhiều acyl-CoA (MAD).
Cơ chế hoạt động
2-octanamidoacetate acid là một N-acylglycine có octanoyl là nhóm acyl. Nó có một vai trò như một chất chuyển hóa. Nó là một N-acylglycine và một amit béo. Nó bắt nguồn từ một axit octanoic và một glycine. Nó là một axit liên hợp của N-octanoylglycinate.
2-octanamidoacetate acid thuộc về lớp hợp chất hữu cơ được gọi là axit amin n-acyl-alpha. Axit amin N-acyl-alpha là các hợp chất chứa axit amin alpha mang nhóm acyl ở nguyên tử nitơ tận cùng của nó.
Ethylparaben là gì?
Ethylparaben là este ethyl của axit p-hydroxybenzoic. Ethylparaben là một trong những chất thuộc nhóm các hợp chất gọi là paraben (cùng methylparaben, butylparaben, isobutylparaben và propylparaben).

Paraben từng được dùng phổ biến trong công thức của các sản phẩm mỹ phẩm với vai trò của một chất bảo quản. So với các chất bảo quản khác, paraben được ưa chuộng bởi tính chất nhẹ nhàng, không nhạy cảm và hiệu quả cao của nó.
Ngoài ra, paraben nói chung, Ethylparaben nói riêng có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật dưới dạng axit p-hydroxybenzoic (PHBA). Trên thực tế, paraben được sử dụng trong mỹ phẩm giống hệt với những chất có trong tự nhiên. Nếu paraben được hấp thụ qua da, cơ thể con người có thể nhanh chóng chuyển hóa chúng thành PHBA và loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc sử dụng paraben do nhóm các hợp chất này bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Calci nano là gì?
Calci là một khoáng chất mà cơ thể bạn cần để xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe cũng như thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Hầu như toàn bộ calci trong cơ thể được lưu trữ ở xương và răng, chiếm khoảng 99%, tạo nên cấu trúc và độ cứng cho xương. Cơ thể cũng cần calci cho hoạt động của cơ bắp, các dây thần kinh, mạch máu và giúp giải phóng các hormone ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể.
Công nghệ nano được biết đến với việc sử dụng vật chất ở mức độ nguyên tử để tạo ra các vật liệu, thiết bị mới. Công nghệ nano là một hứa hẹn tiến bộ khoa học trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực y khoa.

Calci bổ sung thông thường có kích thước lớn và không thể hấp thu một cách dễ dàng, cơ thể thường chỉ hấp thu được một phần và lượng calci dư thừa sẽ lắng đọng lại, đây là nguyên nhân gây các tác dụng không mong muốn như sỏi thận hay táo bón.
Calci nano là dạng calci sản xuất bởi công nghệ nano, calci nano ra đời như một biện pháp để khắc phục các nhược điểm của calci thông thường. Calci nano với kích thước siêu nhỏ, tăng hấp thu hơn calci thường đến 200 lần và không gây các tác dụng phụ như táo bón hay sỏi thận.
Điều chế sản xuất calci nano
Calci nano được điều chế sản xuất bởi công nghệ nano. Đây là một công nghệ tiến tiến giúp tạo ra các vật liệu ở mức độ nguyên tử. Từ đó, có thể tạo ra calci với kích thước siêu nhỏ, giúp calci dễ hấp thu hơn và không bị lắng đọng lại, giúp hạn chế các tác dụng không mong muốn mà calci thông thường mang lại.
Cơ chế hoạt động
Calci đóng vai trò then chốt trong giải phẫu, sinh lý, hóa sinh của cơ thể. Hơn 99% lượng calci trong cơ thể được lưu trữ trong xương dưới dạng hydroxyapatite. Calci ở dạng này cung cấp sức mạnh cho xương và cũng là nguồn dự trữ calci chính để giải phóng vào huyết thanh (vào máu). Trong huyết thanh, calci tồn tại với 3 dạng chính đó là calci tự do, ion hóa hoặc gắn với protein.
Cân bằng nội môi calci được duy trì nhờ hoạt động của các hormone điều hòa vận chuyển calci ở ruột, thận và xương. Ba loại hormone chính liên quan đến cơ chế hoạt động của calci là hormone PTH, vitamin D3 và calcitonin.
Tuyến cận giáp sẽ tiết hormone tuyến cận giáp là PTH để đáp ứng với tình trạng giảm calci huyết thanh. PTH sẽ tác động lên thận để giúp tăng tái hấp thu calci ở nhánh lên quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Thận cũng phản ứng với PTH bằng cách tăng tiết vitamin D3, từ đó giúp tăng tái hấp thu calci qua ruột. PTH còn tác động lên xương để góp phần kích thích giải phóng calci tự do vào huyết thanh. Các quá trình này góp phần làm tăng calci huyết thanh.
Calcitonin được giải phóng bởi các tế bào cận nang tuyến giáp (tế bào C) để đáp ứng với tình trạng tăng calci huyết thanh. Calcitonin sẽ tác động lên xương để kích thích các nguyên bào xương đưa calci vào xương. Calcitonin còn ức chế quá trình tái hấp thu calci ở thận, làm tăng bài tiết calci qua nước tiểu. Và cuối cùng, calcitonin còn ức chế quá trình hấp thu calci ở ruột. Tất cả quá trình này sẽ dẫn đến giúp giảm calci huyết thanh.
Alcohol là gì?
Alcohol dùng để chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ rất đa dạng thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Trong các thành phần của mỹ phẩm có hai loại Alcohol là loại cồn biến tính (Alcohol denat) và cồn béo. Hai loại cồn này có tác dụng khác nhau trong việc chăm sóc da mặt.

Cồn biến tính (Alcohol denat)
Những loại cồn biến tính hay gọi là cồn khô là một loại cồn không tốt trong việc chăm sóc da. Các loại cồn này làm cho da của bạn bị mất nước, tạo cảm giác căng da và tổn thương hàng rào bảo vệ da khiến da bị khô và kích ứng.
Một số loại cồn biến tính gồm:
-
Ethyl Alcohol: Theo FDA, đây còn được gọi là ethanol hoặc rượu ngũ cốc.
-
Isopropyl Alcohol: Tên thông dụng hơn là cồn tẩy rửa, có nhiều vai trò khác nhau như chất làm se, chất chống tạo bọt hay dung môi.
-
Methyl Alcohol hoặc Methano.
-
Benzyl Alcohol: Có sẵn trong trái cây và trà.
Cồn béo
Cồn béo được biết đến như là một loại cồn tốt trong việc chăm sóc da. Không như cồn biến tính, cồn béo không làm khô và không gây kích ứng da. Loại này giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ, giúp da mềm và mịn màng hơn.
Các loại cồn béo được dùng phổ biến trong mỹ phẩm như: Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Myristyl, Stearyl, Butylene Glycol, Propanediol. Những chất này có tác dụng dưỡng ẩm cho da, chúng cũng ngăn dầu và chất lỏng phân tách.
Phần lớn cồn được dùng trong mỹ phẩm là cồn biến tính. Nếu mỹ phẩm chỉ có cồn béo mà không có cồn biến tính thì được cho là mỹ phẩm không chứa cồn.
Điều chế sản xuất
Ethanol, còn được biết đến như là Alcohol Etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của Alcohol, dễ cháy, không màu, là một trong các Alcohol thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn.
Ethanol là một Alcohol mạch hở với công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH thể hiện cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của Dimetyl ete. Ethanol thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hóa học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5) là Et.
Ethanol được sản xuất bằng công nghiệp hóa dầu, thông qua công nghệ hydrat hóa etylen và theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với men rượu.
Cơ chế hoạt động
Alcohol ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não theo nhiều cách. Chất này làm thay đổi màng của các tế bào cũng như các kênh ion, enzyme và thụ thể của chúng. Alcohol cũng liên kết trực tiếp với các thụ thể cho Acetylcholine, Serotonin, GABA và các thụ thể NMDA cho glutamate. Tác dụng an thần của Alcohol được trung gian thông qua liên kết với thụ thể GABA và thụ thể glycine (tiểu đơn vị alpha 1 và alpha 2). Chất này cũng ức chế chức năng thụ thể NMDA. Với vai trò là chất chống nhiễm trùng, ethanol hoạt động như một chất thẩm thấu hoặc khử nước làm phá vỡ sự cân bằng thẩm thấu trên màng tế bào.
Betaine là gì?
Betaine là một amino acid - dẫn xuất của choline được tạo ra khi choline kết hợp với axit amin glycine, với cấu trúc hóa học có chứa 3 nhóm methyl bổ sung. Do vậy, betaine còn được gọi là trimethylglycine.
Betaine có một số chức năng sinh học quan trọng: Với chức năng là một phân tử nhường nhóm methyl, betaine tham gia vào quá trình methyl hóa (quá trình sinh hóa thiết yếu) hỗ trợ chức năng của gan, giải độc và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của betaine là hỗ trợ cơ thể xử lý chất béo. Betaine cũng là một chất chống thẩm thấu thiết yếu chủ yếu ở thận, gan và não. Một lượng lớn betaine có thể tích lũy trong các tế bào mà không làm gián đoạn chức năng của tế bào, giúp bảo vệ các tế bào, protein và enzyme dưới áp lực thẩm thấu.
Trong sản xuất mỹ phẩm, betaine tương thích tốt với da, giúp làm giảm kích ứng gây ra do chất diện hoạt và tạo cảm giác mềm mại khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 22 tình nguyện viên tại Thái Lan, 100% người tham gia nhận thấy màu da sáng hơn sau khi sử dụng dung dịch betaine 4%.
Điều chế sản xuất Betaine
Vào thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra betaine là một chất tự nhiên có trong củ cải đường (Beta Vulgaris). Trong một số thực phẩm như cám lúa mì, mầm lúa mì, rau bina, vi sinh vật và động vật không xương sống dưới nước, betaine cũng được tìm thấy ở nồng độ cao hơn.

Chúng ta có thể bổ sung betaine thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, trong cơ thể, betaine được tổng hợp bởi sự kết hợp của choline và axit amin glycine.
Cơ chế hoạt động của Betaine
Betaine hình thành liên kết hydro với nước và những phân tử khác một cách dễ dàng nhờ vào đặc điểm về cấu trúc. Chất này có thể tan trong nước tạo dung dịch 55% bền vững về mặt hóa học.
Nhờ có betaine mà homocysteine trong máu được chuyển đổi thành methione. Điều này rất quan trọng, hàm lượng homocysteine ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu, từ đó dễ dẫn đến sự phát triển các mảng bám và tình trạng gọi là xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).
Ngoài ra, hàm lượng homocysteine cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác. Betaine có khả năng hạ thấp homocysteine, tăng cường cơ và sức mạnh của sợi cơ, tăng cường độ chịu đựng và giúp giảm béo.
Hexylene Glycol là gì?
Hexylene glycol, còn được gọi là 2-Methyl-2,4-pentanediol, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Glycol. Glycol là một loại rượu mà trong phân tử có hai nhóm Hydroxyl hay còn được gọi là Diol.
Hexylene glycol có trọng lượng phân tử nhỏ, là một chất lỏng hút ẩm trong suốt, có mùi thơm nhẹ, tốc độ bay hơi thấp và có thể trộn lẫn với nước.
Chất này là một thành phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm với chức năng như một chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất giảm độ nhớt nhằm cải thiện kết cấu của công thức sản phẩm. Với vai trò là một chất hoạt động bề mặt, Hexylene glycol giúp làm sạch và dưỡng ẩm cho da cũng như tạo hàng rào bảo vệ da, đồng thời làm mỏng công thức để cải thiện khả năng hấp thụ và cho phép các thành phần khác hoạt động tốt hơn. Đây cũng là một chất làm giảm độ nhớt giúp làm loãng các chế phẩm nặng và tạo ra một sản phẩm mỏng hơn, dễ dàn trải hơn.

Điều chế sản xuất
Hexylene glycol cũng có thể được sản xuất tổng hợp bằng cách ngưng tụ 2 phân tử Acetone để tạo ra rượu Diacetone và được hydro hóa thêm để tạo ra Hexylene glycol và sau cùng được tinh chế bằng chưng cất.
Cơ chế hoạt động
Khi Hexylene glycol liên kết với những vị trí khác nhau này, nước sẽ được loại bỏ và các tinh thể protein được ủ. Sự kết hợp của Hexylene glycol vào dung dịch cải thiện độ phân giải của nhiễu xạ tia X, làm cho cấu trúc protein dễ dàng được xác định. Ngoài ra, Hexylene glycol không phải là chất biến tính mạnh và do đó không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của protein trong quá trình tinh thể học.
Sản phẩm liên quan








