Isopropyl myristate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Isopropyl myristate (còn được gọi là dầu IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl tetradecanoate) là một hợp chất hữu cơ từ Isopropyl Alcohol và Acid Myristic (có nguồn gốc từ thực vật). Đặc tính của Isopropyl myristate là chất lỏng có độ sánh nhẹ, không màu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong silicon và các hydrocacbon.
Isopropyl myristate chịu được độ pH rộng và có thể tương thích với hầu hết các chất hoạt động bề mặt, các chất làm sạch. Isopropyl myristate có độ nhớt rất thấp nên rất dễ bôi trơn cũng như dễ thẩm thấu vào da. Nó giúp cho các dưỡng chất trong sản phẩm có thể hấp thụ tốt vào da.

Được đánh giá là chất khá lành tính, Isopropyl myristate không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên dùng Isopropyl myristate với tỷ lệ trong khoảng từ 1 – 20% để phát huy tối đa công dụng cũng như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như tình trạng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn,…
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Propylparaben là gì?
Propylparaben là một trong 3 dạng (Butyparaben, Methylparaben) phổ biến của Parabens. Thành phần Parabens được sử dụng làm chất bảo quản của nhiều loại mỹ phẩm, trong đó các sản phẩm sữa rửa mặt và nước tẩy trang là được dùng nhiều nhất.
Có một số parabens ít có trong thành phần mỹ phẩm là Isobutylparaben, pentylparaben, benzylparaben isopropylparaben, phenylparaben và các muối natri.

Tính kháng khuẩn kháng nấm của cả parabens và propylparaben đều rất tốt. Chúng đều được sử dụng với mục đích hạn chế phân hủy các thành phần trong mỹ phẩm giảm hiệu quả và để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm sử dụng thành phần có gốc Parabens trong các sản phẩm mỹ phẩm. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng các gốc Parabens được xem là chất khá độc hại trong thành phần mỹ phẩm. Thành phần Propylparaben cùng với các thành phần khác như methylparaben, ethylparaben, butylparaben vẫn chưa bị cấm trong mỹ phẩm.
Propylparaben thường được sử dụng như một thành phần trong những loại mỹ phẩm. Propylparaben có thể ngăn ngừa sự phát sinh vi khuẩn nên được sử dụng với mục đích kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Thành phần Propylparaben tự nhiên có ở một số loại như nho, lúa mạch và rau quả…
Điều chế sản xuất
Parabens được sản xuất bằng cách este hóa axit p-hydroxybenzoic với n-propanol, sử dụng chất xúc tác axit như axit sunfuric và một lượng dư propanol. Các vật liệu được làm nóng trong một lò phản ứng có lót kính dưới sự hồi lưu. Sau đó axit được trung hòa bằng xút và sản phẩm được kết tinh bằng cách làm lạnh. Sản phẩm kết tinh được ly tâm, rửa sạch, làm khô trong chân không, xay và trộn, tất cả đều được đặt trong thiết bị chống ăn mòn để tránh nhiễm bẩn kim loại.
Nó được tạo ra bởi quá trình este hóa n-propanol của axit p-hydroxybenzoic với sự có mặt của axit sulfuric, với quá trình chưng cất tiếp theo.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế của propylparaben có thể liên quan đến suy ty thể phụ thuộc vào sự cảm ứng chuyển đổi tính thấm màng kèm theo sự khử cực của ty thể và sự cạn kiệt ATP của tế bào thông qua sự tách rời của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa.
Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Sodium carbomer là gì?

Sodium carbomer là một Homopolymer của Acid acetic, một hợp chất có cấu trúc lặp lại tạo nên các phân tử Acid acrylic và tồn tại ở dạng bột, màu trắng, không mùi, không vị, tan trong dầu, nước và alcohol.
Hoạt chất này có độ pH trung hòa 6.5, sau khi thêm nước thì độ pH của chất này vẫn ở vào khoảng từ 6 đến 7.5, không giống như hầu hết các Carbomer khác có tính axit và cần phải được trung hòa.
Sodium carbomer còn có khả năng chống lại tia cực tím.
Về công dụng, Sodium carbomer là hợp chất tạo đặc trong mỹ phẩm. Ở điều kiện bình thường, Sodium Carbomer đóng vai trò như một chất bảo quản. Khi dùng ở nồng độ thấp, thành phần này còn có tác dụng điều chỉnh độ nhớt của sản phẩm giúp sản phẩm khô nhanh, không tạo lớp màng trên da.
Điều chế sản xuất
Sodium Carbomer là một polymer tổng hợp có trọng lượng phân tử lớn của Acid acrylic, liên kết ngang với Aryl polyether.
Cơ chế hoạt động
Sodium carbomer có tác dụng làm đặc, ngoài ra còn phân phối và đình chỉ các chất rắn không hòa tan thành chất lỏng và ngăn chặn các phần dầu và chất lỏng của dung dịch tách ra.
Với khả năng hấp thụ và giữ nước, thành phần này có thể phồng lên gấp 1.000 lần so với thể tích ban đầu trước khi phân tán trong nước.
Sodium molybdate là gì?
Natri molybdat, Na2MoO4, là nguồn cung cấp molybden. Nó thường gặp dưới dạng hydrat hoá, Na2MoO4·2H2O.
Anion molybdat (VI) có dạng tứ diện. Hai cation natri liên kết với mỗi một anion.
Lịch sử ra đời
Natri molybdat được tổng hợp trước tiên bằng phương pháp hydrat hoá. Một cách khác thuận tiện hơn được tiến hành bằng cách hoà tan MoO3 vào natri hydroxide ở 50 – 70°C và làm kết tinh sản phẩm thu được. Muối khan được tạo thành khi nung nóng lên nhiệt độ 100°C.
MoO3 + 2NaOH → Na2MoO4·2H2O
Tên thuốc gốc (hoạt chất)
Natri molybdat.
Tên gọi khác
Anhydric natri molybdat, Molypden (như natri), Natri molybdat (VI), Natri molypden oxit, Dinatri molybdat, Natrium molybdat.
Loại thuốc
Vitamin và khoáng chất.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 5,33mcg/ml.
Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Viên con nhộng.
Viên nén bao phim.
ODA White là gì?
ODA White là Axit octadecenedioic ra đời bởi vì các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả cao hơn cho axit azelaic, một hoạt chất nổi tiếng được sử dụng cho mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ và tăng sắc tố.
Axit azelaic được tìm thấy trong ngũ cốc, lúa mạch và lúa mạch đen, thường được sử dụng do chi phí thấp, mặc dù thực tế là các tác dụng phụ có thể bao gồm châm chích, bỏng rát, ngứa, ngứa ran, khô hoặc bong tróc da - có thể do nồng độ cao cần thiết (lên đến 20%) để trị mụn chẳng hạn.
Công thức hoá học của ODA White
O.D.A. White là thành phần làm sáng da với cơ chế hoạt động mới ức chế toàn bộ con đường chuyển hóa tổng hợp melanin từ nhân của tế bào hắc tố, phù hợp để điều trị các rối loạn sắc tố da như tàn nhang, nám, tăng sắc tố và da tối màu.
Điều chế sản xuất
ODA White có nguồn gốc từ hạt hướng dương và rất giống với axit Azeliac về cấu trúc phân tử của nó.
Axit octadecenedioic. O.D.A white hoạt động như một chất dưỡng da, làm sáng và trắng da, thu được bằng cách lên men sinh học từ axit oleic tự nhiên và thực vật.
Cơ chế hoạt động
Không giống như hầu hết các chất làm sáng da khác, ODA White không hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của tyrosinase mà hoạt động bằng cách liên kết với thụ thể kích hoạt chất tăng sinh peroxisome (PPAR). Kết quả là, nó có thể thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào sừng, các tế bào chính trong lớp biểu bì.
ODA White được biết là có hoạt tính gấp 50 lần so với axit azelaic trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn propionibacterium.
Xanthan Gum là gì?
Xanthan Gum còn được biết đến là Bacterial Polysaccharide hay Gomme Xanthane – một polysaccharide tự nhiên được tạo ra trong quá trình lên men đường glucose hoặc sucrose do vi khuẩn Xanthomonas campestris đảm nhận, có công thức hóa học là C35H49O29. Với những ưu điểm là chất làm đặc, Xanthan Gum được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm hay mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Xanthan Gum
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Xanthan Gum được coi như một chất phụ gia tạo đặc và chất tạo nhũ hóa. Với tỷ lệ thành phần khuyến nghị chỉ trong khoảng 0,05 – 0,1%, Xanthan Gum là thành phần nguy hiểm thấp và được phân loại là “không có khả năng gây độc hại” cho người dùng. Ưu điểm lớn nhất của Xanthan Gum là giữ ẩm tốt, bảo quản các hạt, thành phần trái cây ở trạng thái huyền phù và kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm được lâu hơn.
Đặc biệt, Xanthan Gum còn là một hợp chất dạng đường được tạo ra bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định. Xanthan Gum được sử dụng để điều trị giảm lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần ở người bị tiểu đường, thuốc nhuận tràng và là chất thay thế nước bọt ở người bị khô miệng (hội chứng Sjogren).
Ngoài ra, Xanthan Gum là thành phần không còn quá xa lạ trong mỹ phẩm của phái đẹp. Theo The Cosmetics Database, với tỷ lệ sử dụng khuyến nghị là 0,1-2%, Xanthan Gum là một chất làm đặc nguồn tự nhiên tuyệt vời cho các loại kem dưỡng da, kem đánh răng, xà phòng, sữa tắm. Đặc biệt Xanthan Gum có tác dụng giảm xơ và độ nhớt cao trong dầu gội.
Xanthan Gum là thành phần trong kem đánh răng
Điều chế sản xuất Xanthan Gum
Thông thường Xanthan Gum đại trà được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ một chuỗi các mắc xích monosaccharite với phân tử khối là 933 đvC. Xanthan Gum luôn tồn tại dạng bột mịn màu trắng kem, không mùi, không vị, và được điều chế từ quá trình lên men đường bắp với vi khuẩn (xanthomonas campestris). Cuối cùng, chúng được đem đi sấy khô và xay thành bột trắng mịn, hoặc bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định.
Xanthan Gum dạng bột mịn màu trắng kem, không mùi, không vị
Cơ chế hoạt động của Xanthan Gum
Như đã nói ở trên, Xanthan Gum là chất làm đặc, làm dày và ổn định, tạo độ nhớt, do đó khi Xanthan Gum được ngậm nước đầy đủ, bạn có thể phá vỡ cấu trúc của chung bằng cách đun nóng để thêm các các thành phần khác.
Isopropyl Alcohol là gì?
Isopropyl Alcohol (IPA) là một loại cồn hóa học không màu, dễ cháy, hơi ngọt và có mùi hắc nhẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Isopropanol, cồn, 2-Propanol, Propan-2-ol. Isopropyl Alcohol có công thức hóa học là CH3CHOHCH3 (C3H8O), còn được gọi là cồn tẩy rửa.
Công thức hóa học của Isopropyl Alcohol
Đối với phái đẹp, Isopropyl Alcohol là thành phần quen thuộc xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da. Trong mỹ phẩm, Isopropyl Alcohol đóng vai trò là dung môi hòa tan dưỡng chất đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm, đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da; hoặc thành phần giúp bảo quản mỹ phẩm khỏi những xâm nhập của vi khuẩn, tăng tuổi thọ cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 được công bố cho thấy khi tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có cồn tẩy rửa có thể gây hại cho da vì làm cho da mất đi khả năng ngăn nước. Từ đó, chất tẩy rửa thâm nhập vào sâu bên trong ăn mòn các lớp bề mặt của da. Cồn tẩy rửa cũng phá huỷ các chất dưỡng trong da, những chất tự nhiên làm dịu và chất bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Isopropyl Alcohol bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
Thành phần gây hại thường được nhắc tới là cồn khô (alcohol denat hay ethanol). Ethanol giống như cồn bia rượu. Lí do thành phần này chịu khá nhiều tiếng xấu là do cả ethanol và alcohol denat khi sử dụng với số lượng lớn đều khiến tế bào sinh ra gốc tự do, gây lão hoá tế bào. Do đặc tính hút ẩm, ethanol rút nước, khiến da khô, nẻ, mất đi độ ẩm do lớp dầu tự nhiên bị phá huỷ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mỹ phẩm chứa alcohol denat và các loại alcohol khác.
Isopropyl Alcohol trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại:
Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.
Điều chế và sản xuất Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol được điều chế bằng 3 phương pháp hydro hóa:
Hydro hóa trực tiếp: Sử dụng Propence hidrate hóa trực tiếp với nước, ở dạng lỏng hoặc dạng khí. Điều kiện xảy ra phản ứng là có áp suất và chất xúc tác của chất rắn hay axit hỗ trợ.
Hydro hóa gián tiếp: Propen phản ứng với axit sunfuric tạo thành hỗn hợp Este sunfat, sau đó thủy phân bằng cách chưng cất để tạo ra Isopropyl Alcohol.
Hydro hóa acetone: Acetone thô được hydro hóa trong pha lỏng trên niken Raney hoặc hỗn hợp đồng và oxit crom để tạo thành cồn IPA.
Cơ chế hoạt động của Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol có khả năng rửa sạch keo dính, dầu mỡ hay sơn bám trên bề mặt. Isopropyl Alcohol làm phân hủy chất béo và ADN vì thế Isopropyl Alcohol còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm để loại bỏ ADN khỏi các mô trong phân tích gen.
Lauroyl Lysine là gì?

Lauroyl lysine có tên thương mại là Amihope LL. Thành phần này được phát triển cách đây vài thập kỷ bởi Ajinomoto, công ty hàng đầu thế giới về axit amin. Đặc biệt, Lauroyl lysine được chọn để ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp là vì hiệu suất, độ ổn định và độ an toàn của chất này.
Là một nguyên liệu thô, Lauroyl lysine có dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong nước hay dung môi hữu cơ nên không bị rửa trôi với nước hoặc mồ hôi.
Lauroyl lysine là một dẫn xuất axit amin có chức năng như một chất làm mềm da và dưỡng tóc, mang lại cảm giác mềm mượt. Chất này cũng góp phần vào kết cấu của sản phẩm bằng cách giúp tạo gel cho dung môi, đồng thời vẫn ổn định trong điều kiện nhiệt cao.
Trong trang điểm, Lauroyl lysine thường được sử dụng để giúp lớp nền lâu trôi hơn nhờ khả năng bám cực tốt trên da.
Điều chế sản xuất
Lauroyl lysine là một dẫn xuất của Lauric acid, có thể được điều chế bằng L-lysine và axit béo tự nhiên (dầu dừa).
Cơ chế hoạt động
Lauroyl lysine là một phân tử hữu cơ nhỏ, là kết quả của phản ứng giữa Lauric acid và một axit amin thiết yếu là Lysine. Phần Lauric acid cung cấp độ mềm và độ kết dính lý tưởng, trong khi phần Lysine biến chất này thành một tinh thể không hòa tan và ổn định.
L-Tryptophan là gì?
L-Tryptophan là một axit amin thiết yếu cần thiết để tạo ra protein. Thành phần này được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và sữa.
L-tryptophan rất quan trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể. L-tryptophan không được ơ thể tạo ra và phải được bổ sung từ chế độ ăn uống. Sau khi hấp thụ L-tryptophan từ thức ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi một số thành 5-HTP và sau đó thành serotonin. Serotonin là một loại hormone truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Những thay đổi về mức serotonin trong não có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

Mọi người sử dụng L-tryptophan cho các triệu chứng PMS nghiêm trọng, trầm cảm, chứng mất ngủ và nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học rõ ràng về công dụng này.
Điều chế sản xuất L-Tryptophan
L-tryptophan chủ yếu được sản xuất bằng cách lên men vi sinh vật sử dụng Escherichia coli hoặc Corynebacterium glutamicum. Một E bị đột biến ngẫu nhiên. Chủng coli đã được chứng minh là tạo ra tới 54,6g/L L-tryptophan khi cho ăn các tiền chất L-tryptophan. Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ phân tử, một số nghiên cứu đã được tiến hành trong nỗ lực tạo ra các chủng sản xuất L-tryptophan với các biến đổi gen xác định. Ví dụ, biến đổi gen của một chủng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum sản xuất L-tryptophan có nguồn gốc cổ điển đã làm tăng sản xuất L-tryptophan lên 58g/L. E . coli chủng D pta/mtr -Y, được phát triển bởi Wang và cộng sự, đạt được sản lượng L-tryptophan là 48,68g/L.
Trong nghiên cứu này, các chủng đột biến FB-04 (Δpta) và FB-04 (ΔackA) được xây dựng để giảm sự tích tụ axetat. Việc xóa Pta hoặc accA dẫn đến giảm đáng kể sự hình thành axetat. Pta đóng một vai trò quan trọng hơn trong con đường Pta-AckA, xét về hiệu suất lên men của FB-04 (Δpta) và FB-04 (ΔackA). Mức axetat giảm có lợi cho sinh tổng hợp L-tryptophan, vì hiệu giá L-tryptophan được cải thiện được quan sát thấy ở FB-04 ( Δpta ) và FB-04 (ΔackA), so với FB-04. Đáng chú ý, việc loại bỏ pta đã đạt được sự gia tăng đáng kể hơn trong sản xuất L-tryptophan so với việc loại bỏ akA trong quá trình lên men bình lắc. Tuy nhiên, FB-04 (Δpta) biểu hiện sự tăng trưởng bị hạn chế nghiêm trọng, điều này phù hợp với những phát hiện trước đó.
Cơ chế hoạt động của L-Tryptophan
L-tryptophan là một axit amin thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được. Thành phần này quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Cơ thể sau khi hấp thụ L-tryptophan từ thực phẩm sẽ chuyển đổi nó thành 5-HTP (5-hydroxytryptophan) và sau đó là serotonin. Vai trò của serotonin là truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Khi có sự thay đổi về mức độ của serotonin trong não sẽ tác động làm thay đổi giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức.
Shea Butter Ethyl Esters là gì?
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ. Trong khi bơ hạt mỡ nguyên chất là một chất làm mềm nhiều có thể gây cảm giác nhờn trên da, loại này được thiết kế để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mượt.
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ
Shea Butter Ethyl Esters có cấu hình bền vững, độ ổn định lâu dài và cảm giác độc đáo, nhẹ và mượt, lý tưởng để làm cơ sở cho các sản phẩm chăm sóc da mặt và kem dưỡng da hiện đại, thân thiện với môi trường.
Điều chế sản xuất Shea Butter Ethyl Esters
Shea Butter Ethyl Esters được tạo ra bằng cách phản ứng bơ hạt mỡ với rượu để tạo ra một este. Vitamin E được thêm vào để làm chậm quá trình oxy hóa và giúp thành phần có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Cơ chế hoạt động
Shea Butter Ethyl Esters cung cấp các chức năng và công cụ giải quyết vấn đề nhằm mở rộng hơn nữa việc sử dụng chất làm mềm bền vững vào các lĩnh vực ứng dụng chăm sóc da và tóc mới, đòi hỏi nhiều hơn.
Shea Butter Ethyl Esters có độ nhớt thấp, có đặc điểm là tán nhanh và tạo cảm giác da nhẹ như phấn khi thoa.
Shea Butter Ethyl Esters thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của các công thức chức năng và tái tạo ngày nay và có khả năng tương thích tốt với các thành phần khác.
Sucrose là gì?
Sucrose còn được gọi là saccharose, là sản phẩm được tách ra từ cây mía và củ cải. Quy trình tiếp theo sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong mía. Ở một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây người ta cũng tìm thấy sucrose. Nguồn gốc hình thành sucrose từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.
Sucrose là một disaccarit được tạo thành từ một là glucose và fructose. Cả hai loại đường liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside. Sucrose còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…
Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.
Cấu tạo phân tử

Trong phân tử sucrose gốc – glucose và gốc – fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2).
Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.
Điều chế sản xuất
Vì sucrose có đột ngọt cao nên dùng làm chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất các tổ hợp của các thành phần chức năng. Có nơi người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các si-rô fructose như ở Mỹ.
Loại đường được đánh giá là quan trọng nhất chính là sucrose, trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Loại đường này được tách ra từ mía đường hay củ cải đường quy trình sau đó là làm tinh khiết và kết tinh. Ngoài ra việc sản xuất sucrose ở quy mô thương mại khác còn có lúa mì ngọt, Acer saccharum và thốt nốt (Borassus spp.).
Trong chế biến thực phẩm, sucrose do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng. Sucrose là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Sacrosidase là một [beta]-fructofuranoside fructohydrolase thủy phân sucrose. Không giống như sucename-isomaltase ở ruột người, sucrose không có hoạt tính với oligosacarit chứa 1,6 liên kết glucosyl.
Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể tiêu hóa. Nhờ enzym trong miệng phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Việc tiêu hóa đường chủ yếu được diễn ra ở ruột non. Khi Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non sẽ giúp phân tách sucrose thành glucose, fructose và hấp thụ vào máu.
Inulin là gì?
Inulin mà loại chất xơ có tên là fructan, được tìm thấy trong một số thực vật (chủ yếu trong rễ hoặc thân rễ) với tác dụng chính nhằm tích trữ năng lượng. Thực phẩm tổng hợp và thực phẩm chứa inulin phần lớn đều không có carbohydrate khác như tinh bột.
Inulin có đặc tính tan được trong nước, gần như không màu và không mùi, mang lại tác dụng giảm táo bón, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó cũng giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng và trực tràng. Ngoài ra, inulin cũng rất tốt đối với sức khỏe tim mạch.

Những thực phẩm chứa inulin có rất nhiều, bao gồm hành tím, măng tây, lúa mì, chuối, sữa bột,... Chúng ta có hai cách để bổ sung inulin hàng ngày: Sử dụng thực phẩm giàu inulin hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa inulin (bột inulin, prebiotic inulin, ngũ cốc hay thực phẩm chế biến sẵn có chứa inulin, viên nén inulin,...).
Do inulin không bị tiêu hóa bởi các enzym trong cơ thể nên chất xơ này cơ bản sẽ không có calorie. Quá trình inulin đi qua hệ tiêu hóa nhưng không bị phá vỡ hoàn toàn sẽ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột (probiotics). Nhờ đó, inulin giúp tạo nên hệ vi sinh vật có lợi tồn tại và phát triển.
Nhờ đặc tính bôi trơn, hấp thụ nước và chống oxy hóa của mình mà inulin được dùng khá phổ biến trong sản xuất thực phẩm, giúp sản phẩm có kết cấu đồng nhất và dẻo dai hơn. Mặt khác, inulin cũng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm đóng gói với vai trò thay thế đường, chất béo và bột mì, thích hợp cho những người ăn kiêng.
Điều chế sản xuất inulin
Inulin được chiết xuất từ cây diếp xoăn. Loại thực vật này được nuôi trồng theo tiêu chuẩn rau hữu cơ, nguồn gốc tự nhiên, không qua biến đổi gen.
Quá trình chiết xuất: Ngâm gốc cây diếp xoăn tươi/khô trong dung môi, thu lấy dịch chiết. Tiếp đó, người ta sẽ dùng máy, tinh chế và sấy khô để tách inulin.
Cơ chế hoạt động
Inulin tan được trong nước nên có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ sinh vật ở đường ruột (các vi sinh vật hữu ích ở trong ruột non và ruột già). Khi cơ thể hấp thụ, toàn bộ lượng Inulin được di chuyển xuống ruột và thực hiện nhiệm vụ của mình:
-
Là thức ăn của vi khuẩn ở ruột, nhờ đó vi khuẩn sẽ lớn lên và phân chia để làm công việc phân hủy chất thải, làm mềm phân, tăng khả năng hoạt động của ruột. Điều này giúp chúng ta không bị phải tình trạng táo bón.
-
Góp mặt trong quá trình loại bỏ gốc tự do/chất có hại trong thức ăn ra khỏi cơ thể. Mặt khác, inulin còn có vai trò ức chế vi khuẩn có hại trong ruột già như E.coli, Clostridia, Veillonellae, Candida phát triển. Chính vì thế, inulin sẽ ngăn ngừa vấn đề nhiễm trùng đường tiêu hóa, tái sinh các vi nhung mao trong lòng ruột và cân bằng vi khuẩn đường ruột.
-
Thúc đẩy ruột già hoạt động, tăng tần suất bài tiết, giúp làm mềm phân nên sẽ dễ thải hơn, cải thiện và phục hồi hệ tiêu hóa.
-
Giúp cơ thể hấp thu muối khoáng (canxi, magiê), hỗ trợ cơ thể tổng hợp các vitamin B, hạn chế còi xương.

Sản phẩm liên quan










