Glycyrrhetinic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Glycyrrhetinic Acid là gì?
Stearyl Glycyrrhetinate là một dẫn xuất của Glycyrrhetinic Acid được phân lập từ cây cam thảo.
Tên khoa học của cây cam thảo là Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Loại cây này có thể sống lâu năm và cao tới trên 1 mét, thân cây có lông rất nhỏ. Người ta dùng phần thân và rễ của cây sấy khô để sử dụng. Cây cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc cũng như nhuận phế… Cam thảo đã được dùng làm thuốc ở châu Âu và châu Á từ lâu đời. Cam thảo trong y học Trung Quốc được dùng để điều trị bệnh loét dạ dày, tổn thương da, ho, táo bón… Chiết xuất từ cây cam thảo nên được đánh giá là an toàn và là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm mỹ phẩm và làm đẹp da.
Điều chế sản xuất
Làm ẩm 1kg dược liệu với 300ml EtOH30% trong 4 giờ. Đun hồi lưu trong 6 phút 3 lần sau đó rút dịch chiết, lọc qua giấy lọc và cô cách thủy cho đến khi dịch lọc còn lại ⅓ thể tích là được, để nguội…Axit hóa bằng HCI 10-pH 1-2 tạo tủa GA làm lạnh trong 30 phút gạn bỏ nước thu tủa và rửa tủa bằng nước đến khi dịch rửa không còn axit.

Hòa tủa với EtOH 96%, lọc qua phễu Buchner, rửa lọc bằng EtOH 96% đến khi hết màu vàng, cô đặc cách thủy dịch lọc để loại bớt EtOH, sấy chân không ở nhiệt độ 60°C đến khi thu được cao khô GA (100 g). Cân 100g cao khô GA cho vào bình nón nút mài, chiết bằng aceton x 3 lần, mỗi lần chiết trong 2 giờ ở nhiệt độ 56 - 57°C, thu dịch chiết, lọc qua phễu Buchner. Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch KOH 10% trong MeOH đến pH gần bằng 9, thu
tủa GA 3K, lọc lấy tủa và rửa tủa lần lượt với aceton (300 ml), methanol (300 ml), sau đó sấy chân không ở nhiệt độ 60°C. Hòa tan hoàn toàn muối GA 3K trong axit acetic băng ở nhiệt độ 95 - 100°C, để nguội, kết tỉnh. Lọc lấy tinh thể muối GA 1K, rửa lần lượt bằng axit acetic băng, methanol, ether ethylic, để khô tự nhiên, thu được muối GA 1K. Kết tinh muối GA IK trong ethanol - nước (tỷ lệ 5:1). Lặp lại quy trình lọc và kết tinh như trên thêm 2 lần nữa. Axit hóa muối GA 1K bằng dung dịch H2SO4 1% ở 100°C trong 20 phút, để nguội ở
nhiệt độ phòng, lọc lấy tủa, rửa tủa với nước đến khi dịch rửa hết axit, sấy chân không trong 3 giờ ở 60°C. GA thu được khuấy trộn với cloroform, lọc lấy tủa, sấy chân không trong 1 giờ ở 60°C, thu được GA. GA thu được sau quá trình loại tạp được tinh chế bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, điều chế thu được 0,820 g. Điều chế GH: Muối GA 1K thu được sau quá trình loại tạp được thủy phân bằng HC1 7%, rửa bằng nước đến khi hết axit lắc với cloroform, lọc lấy dịch cloroform, cô thu hồi dung môi thu được cao GH. Cao GH được phân lập bằng sắc ký cột với hệ diclorometan - methanol với độ phân cực tăng dần, thu lấy phân đoạn chứa GH, cô thu hồi dung môi và kết tinh nhiều lần trong methanol thu được 0,230g.
Đánh giá GA và GH điều chế
Định tính và xác định cấu trúc: Sắc ký lớp mỏng, HPLC phân tích, điểm chảy, phổ IR, phổ MS và phổ NMR.
Định lượng: Khảo sát và đánh giá quy trình định lượng cho hai chất chuẩn điều chế, xác định hàm lượng của hai chất chuẩn điều chế.
Cơ chế hoạt động
Glycyrrhetinic Acid có thể được tìm thấy ở dạng alpha và beta. Dạng alpha chủ yếu ở gan và tá tràng và do đó, người ta cho rằng tác dụng chống viêm gan của thuốc này chủ yếu là do hoạt động của đồng phân này. Tác dụng chống viêm của Glycyrrhetinic Acid được tạo ra thông qua việc ức chế TNF alpha và caspase 3. Nó cũng ức chế sự chuyển vị của NF kB vào nhân và liên hợp các gốc tự do. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ức chế theo hướng Glycyrrhetinic đối với sự tăng sinh tế bào T CD4 + thông qua JNK, ERK và PI3K/AKT.
Hoạt tính kháng vi rút của Glycyrrhetinic Acid bao gồm ức chế sự nhân lên của vi rút và điều hòa miễn dịch. Hoạt tính kháng vi rút của Glycyrrhetinic Acid dường như có phổ rộng và có thể bao gồm một số loại vi rút khác nhau như vi rút vacxin, vi rút herpes simplex, virus bệnh Newcastle và vi rút viêm miệng mụn nước.
Ảnh hưởng của Glycyrrhetinic Acid lên sự trao đổi chất được cho là có liên quan đến hoạt động ức chế của nó đối với 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase loại 1, do đó làm giảm hoạt động của hexose-6-phosphate dehydrogenase. Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng gây cảm ứng lipoprotein lipase trong các mô ngoài gan và do đó nó được đề xuất để tăng cường các tình trạng rối loạn lipid máu.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Sodium Lactate là gì?
Sodium Lactate là muối natri của axit lactic, có khả năng giữ ẩm tự nhiên, an toàn đối với da.
Sodium Lactate được sản xuất bằng cách lên men đường, có thể tìm thấy trong ngô, củ cải đường. Sodium Lactate có công thức hoá học NAC3H5O3, độ hoà tan trong nước > 1,5g/ml.

Sodium Lactate cũng là thành phần tự nhiên của lớp trên cùng của da, là một phần của NMF (yếu tố giữ ẩm tự nhiên), giúp bề mặt da trở nên đàn hồi và ngậm nước tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy da chúng ta bị khô bong tróc rõ rệt bởi ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi tác hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, cồn biến tính,...
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần bổ sung nước cho da bằng các thành phần tự nhiên của NMF như Sodium Lactate, giúp làn da được tươi sáng, trẻ trung.
Điều chế sản xuất Sodium Lactate
Sản xuất Sodium Lactate bằng phương pháp lên men đường rồi trung hòa axit lactic. Phần lớn axit lactic dùng trong mục đích thương mại đều lên men từ những sản phẩm không có tinh bột như bột bắp, mật mía, khoai tây.
Marshmallow là gì?
Marshmallow là loại dược liệu quý có nguồn gốc châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Vào thời Ai Cập cổ đại, marshmallow đã được dùng để sản xuất kẹo dẻo. Về sau, các nhà khoa học phát hiện loại thực vật này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó rễ cây mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da.
Trong rễ cây marshmallow có chứa lượng lớn chất nhầy cùng nhiều chất khác bao gồm pectin, tinh bột, polysaccharides, betain, tannin, axit galacturonic, axit glucuronic, galactose, muối khoáng và vitamin (phức hợp các loại vitamin A, C, E và B). Nhờ đó, rễ cây có khả năng bảo vệ niêm mạc, tái tạo mô bị hỏng; đồng thời giúp làm dịu da, chống kích ứng và giữ ẩm da rất hiệu quả.

Các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân có chứa chiết xuất từ rễ cây marshmallow rất thích hợp dùng cho những làn da dễ bị kích ứng, da nhạy cảm; đặc biệt là đối với các sản phẩm chăm sóc trẻ em.
Với chị em phụ nữ gặp vấn đề tại vùng da quanh mắt (thâm mắt, bọng mắt, nếp nhăn do thiếu độ ẩm), chiết xuất marshmallow chính là thành phần tốt để giải quyết các mối lo lắng này.
Ngoài ra, nhờ có đặc tính chống viêm mà chiết xuất marshmallow còn là lựa chọn tuyệt vời cho những người có làn da bị chàm hoặc bệnh rosacea.
Điều chế sản xuất
Chiết xuất rễ cây marshmallow được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất trong quá trình xử lý nhiệt. Chiết xuất thu được từ nguồn nguyên liệu sau đó được cô đặc lại, hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 5% (chiết xuất) và 95% (chất pha loãng).
Phenoxythanol là gì?
Phenoxythanol có nguồn gốc tự nhiên từ trà xanh là một dung môi hóa học có dạng lỏng, có mùi thơm nhẹ dễ chịu như mùi hoa hồng, không màu tồn tại ở dạng dầu, nhờn và hơi dính. Phenoxyethanol tan hầu hết trong các loại dầu. Phenoxyethanol khó tan trong nước, có thể hòa tan trong glycerin propylene glycol.

Phenoxythanol được coi là thành phần hóa học quan trọng trong việc tạo ra khả năng kháng khuẩn. Phenoxyethanol hoạt động như một chất ổn định sản phẩm, giúp bảo quản sản phẩm tránh hư hỏng cũng như giảm chất lượng của những thành phần khác trong mỹ phẩm, dược phẩm.
Thành phần phenoxyethanol trong các loại mỹ phẩm có các tên gọi như dưới đây: Phenoxetol, phenoxyethyl alcohol, ethylene glycol monophenyl ete, PhE, arosol, 2-Phenoxyethanol, rose ete, beta-hydroxyethyl phenyl ete,...
Mục đích của việc thêm thành phần Phenoxyethanol vào mỹ phẩm để bảo quản sản phẩm. Đồng thời Phenoxyethanol được sử dụng như một chất ổn định để hạn chế hư hỏng, giảm chất lượng.
Trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân như phấn nền, phấn má, nước hoa, xà phòng, nước rửa tay, gel siêu âm, nước hoa…
Điều chế sản xuất
Phenoxyethanol được sản xuất bằng cách hydroxyethyl hóa phenol. Ví dụ với sự hiện diện của hidroxit kim loại kiềm hoặc borohydride kim loại kiềm.
Cơ chế hoạt động
Phenoxyethanol có đặc tính kháng khuẩn và có hiệu quả chống lại các chủng Pseudomonas aeruginosa ngay cả khi có mặt 20% huyết thanh. Nó không có hiệu quả chống lại Proteus vulgaris, các sinh vật gram âm khác và các sinh vật gram dương.
Phenoxyethanol đã được sử dụng làm chất bảo quản với nồng độ 1%. Hoạt động kháng khuẩn rộng hơn đạt được với hỗn hợp chất bảo quản của phenoxyethanol và hydroxybenzoat.
Phenoxyethanol có thể được sử dụng dưới dạng dung dịch 2,2% hoặc kem 2% để điều trị vết thương nông, bỏng hoặc áp xe bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa. Trong nhiễm trùng da, các dẫn xuất của phenoxyethanol được sử dụng kết hợp với axit vòng hoặc kẽm undecenoat.
Phenyl Trimethicone là gì?
Phenyl Trimethicone hay còn được gọi là Polyphenylmethylsiloxane, một Polyme silicone lỏng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ lên đến 5%. Tính chất vật lý của Phenyl Trimethicone gồm chất lỏng, không màu đến vàng nhạt, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và Ethanol. Phổ tia cực tím (UV) đối với Phenyl Trimethicone cho biết độ hấp thụ yếu tập trung ở khoảng 327nm.
Phenyl Trimethicone có chức năng ổn định nền, chống tạo bọt, làm mềm sợi tóc, mềm da, dưỡng da trong các công thức mỹ phẩm. Thành phần này tương thích với nhiều nguyên liệu làm mỹ phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất
Silicone có thể được coi là dẫn xuất hữu cơ của Silica (Si02) với các nhóm hữu cơ thay thế một số oxy trong phân tử Silica. Quy trình công nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển Silica thành Tetraethoxysilane. Các nhóm Ethoxy được thay thế bằng nhóm hữu cơ bằng phản ứng Grignard.
Các dẫn xuất hữu cơ được tạo thành có thể thủy phân thành các Acid silicic thay thế hữu cơ, gọi là Silanols, nhanh chóng ngưng tụ với nhau để tạo ra khung Silicon-oxy-silicon của Polyme silicone. Trong các cấu trúc Silicone này, các gốc hữu cơ được liên kết chặt chẽ với Silicon thông qua liên kết Carbon-silicon. Mỗi nguyên tử Silicon được liên kết với các nguyên tử Silicon lân cận thông qua một nguyên tử oxy.
Cơ chế hoạt động
Kích thước phân tử lớn của Silicone ngăn không cho da hấp thụ chúng. Nếu một chất không thể xâm nhập vào da sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Silicon không phải là chất gây dị ứng. Đồng thời, Silicone không thể tích tụ sinh học trong cơ thể con người. Nguyên nhân cũng là do kích thước lớn của Sillicone ngăn không cho chúng xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Ngoài ra, lớp màng hình thành bởi Silicon không thể làm da bị “nghẹt thở”. Màng mềm vô hình mà Phenyl trimethicone và các Silicone khác hình thành sau khi bôi tại chỗ cho phép oxy và các khí khác đi qua. Hơn nữa, lớp màng này không ngăn cản quá trình bài tiết tự nhiên của da. Do đó, da vẫn có thể ‘thở’ sau khi bôi sản phẩm có chứa Silicone.
Isononyl Isononanoate là gì?
Isononyl Isononanoate (còn được gọi là Pelargonic Acid), là một acid béo bao gồm một chuỗi 9 carbon trong một Cacboxylic Acid. Isononyl Isononanoate tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, tan nhiều trong Cloroform, Ether và Hexane. Isononyl Isononanoate không tan trong nước.

Isononyl Isononanoate là một este làm mềm có dạng kem đặc nhưng không mang lại cảm giác nhờn dính. Làn da chúng ta sẽ trở nên mềm mại, nhất là da khô nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm chứa Isononyl Isononanoate.
Điều chế sản xuất Isononyl Isononanoate
Người ta sản xuất tổng hợp Isononyl isononanoate bằng cách ester hóa rượu isononyl và axit isononanoic. Thành phần Isononyl isononanoate này thể hiện nhiều đặc điểm độc đáo, như điểm đóng băng cực thấp, độ nhớt thấp, độ hòa tan.
Isononyl isononanoate có khả năng tương thích nhiều loại thành phần, bao gồm este, silic dễ bay hơi, khoáng chất và dầu thực vật.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Omega-6 là gì?
Axit Omega-6 là một loại chất béo không no, bao gồm những thành phần Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA).

Axit Omega-6 là chất béo cần thiết cho các quá trình hoạt động của cơ thể. Cơ thể không thể tự tổng hợp được axit omega-6 mà chúng ta phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm giàu hoạt chất này hoặc bổ sung hoạt chất này thông qua thực phẩm chức năng.
Điều chế sản xuất
Acid omega-6 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được mà phải dung nạp từ nguồn thức ăn. Omega-6 có nhiều trong các loại dầu động, thực vật.
Các nghiên cứu về nhóm vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) tìm thấy một số chủng VKTQH (loài Rhodovulum sulfidophilum, Rhodobacter sphaeroides) có khả năng tổng hợp được omega-6 đã được phân lập.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng của nhóm VKTQH không lưu huỳnh trong các lĩnh vực xử lý nước thải, khử sulfide, sản xuất protein đơn bào (SCP), sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, thu nhận ubiquinol… Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng tổng hợp các axit béo không no dạng omega-6 nhóm VKTQH còn ít.
Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega-6 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm” mã số ĐT.09.17/CNSHCB do TS. Hoàng Thị Yến làm chủ nhiệm, Viện Công nghệ sinh học chủ trì, thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt.
Cơ chế hoạt động
Axit béo omega-6 được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta. Omega-6 có thể thực hiện chức năng của tất cả các tế bào. Nếu mọi người không ăn đủ axit béo omega-6, các tế bào sẽ không hoạt động bình thường. Quá nhiều axit béo omega-6 có thể thay đổi cách tế bào phản ứng và có tác động có hại đến các tế bào trong tim và mạch máu.
Methylpropanediol là gì?
Methylpropanediol là hợp chất khá phổ biến trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Hợp chất này được coi là dung môi, chất giữ ẩm và chất làm mềm thường xuất hiện trong các bảng thành phần mỹ phẩm của phái đẹp.
Cấu trúc hóa học của Methylpropanediol
Ngoài ra, Methylpropanediol còn là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính thấp và được The Cosmetics Database đánh giá mức độ an toàn đến 99% cho cơ thể và làn da. Công dụng nổi bật nhất của Methylpropanediol là khả năng hòa tan và dung hòa các hợp chất acid salicylic, acid ferulic, allantoin có trong mỹ phẩm, giúp các loại dưỡng chất này phát huy tác dụng tối đa.
Đặc biệt, Methylpropanediol còn được coi là chất xúc tác kích thích các dưỡng chất hoạt động và thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng. Hoạt chất này thường xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm của các loại kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ cấp ẩm, dầu gội, lotion.
Methylpropanediol là thành phần phổ biến trong các loại serum dưỡng da
Điều chế sản xuất Methylpropanediol
Methylpropanediol có thể được điều chế và sản xuất từ đường ngô.
Cơ chế hoạt động Methylpropanediol
Methylpropanediol được coi là thành phần tự nhiên có khả năng thay thế cho các gốc khó hòa tan như propylene glycol. Trong mỹ phẩm, Methylpropanediol là một dung môi hữu cơ giúp làm mềm, giữ ẩm và chống lão hóa cho da.
Phenol là gì?
Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng.

Điều chế hoạt động
Lần đầu tiên phenol được chiết xuất từ nhựa than đá. Ngày nay phenol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá là chủ yếu. Người ta cũng có thể sử dụng benzen để điều chế. Nhu cầu sử dụng phenol này càng cao, khoảng khoảng 7 tỷ kg/năm.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là oxy hoá các thành phần tế bào, bất hoạt protein, diệt khuẩn có tính chọn lọc, biến tính các protein.
Methionine là gì?
Trong nhiều protein của thức ăn người ta tìm thấy aminoaxit thiết yếu ở các mô và cơ quan của cơ thể con người (cơ thể không thể tự tổng hợp).
Methionine có vai trò cấu thành nên protein và còn giữ một số nhiệm vụ khác, đặc biệt là khả năng chuyển thành phân tử chứa lưu huỳnh. Nó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm bảo vệ các mô, chỉnh sửa DNA và duy trì hoạt động của tế bào.

Những phân tử này bắt buộc phải được tạo thành từ những amino acid chứa lưu huỳnh, hai axit amin đảm nhận vai trò đó là methionine và cysteine. Cysteine cơ thể tự tổng hợp được, nhưng methionine thì không, cơ thể phải hấp thụ từ bên ngoài (dược phẩm bổ sung, thức ăn).
Methionine còn giữ một vai trò quan trọng khác trong quá trình tạo ra các protein để thay thế những axit amin già và cũ.
Methionine giúp cải thiện tông màu và độ đàn hồi của da, giúp tóc khỏe mạnh và tăng cường móng tay. Để điều trị các bệnh nhiễm trùng và rối loạn khác nhau người ta thường bổ sung Methionine
Điều chế sản xuất
Hoạt chất methionine có thể chuyển đổi thành một số phân tử chứa lưu huỳnh với các chức năng quan trọng, như glutathione, taurine, SAM và creatine. Đối với các chức năng bình thường của các tế bào trong cơ thể bạn, nó là những phân tử rất quan trọng.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất methionin là một acid amin thiết yếu có trong thành phần của chế độ ăn và trong công thức của các chế phẩm đa acid amin để nuôi dưỡng. Để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan, Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein. Để làm giảm pH nước tiểu, Methionin còn được dùng theo đường uống. Methionin được chuyển hóa ở gan.
Peg-100 stearate là gì?
PEG 100 Stearate là một chất làm mềm trong mỹ phẩm chăm sóc da, giúp làn da ngày càng trở nên mềm mại sau thời gian sử dụng.
PEG 100 Stearate hoạt động bằng cách tạo nên một lớp màng mỏng trên da, làm tăng cường hàng rào cấp ẩm, ngăn ngừa thoát hơi nước, đồng thời kích thích tăng cường hydrat hóa trên da. Với những tác dụng như trên, PEG 100 Stearate được đánh giá là chất cấp ẩm cho da vô cùng hiệu quả.

Ngoài khả năng cấp ẩm, PEG 100 Stearate còn đóng vai trò là một chất nhũ hóa, giúp hỗ trợ dung hòa nước và dầu cũng như hạn chế tình trạng tách nước xảy ra trong sản phẩm. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo được tính nhất quán cho sản phẩm, không làm mất khả năng liên kết của các thành phần trong sản phẩm.
Cùng với lyceryl stearate, sự kết hợp giữa hai thành phần này sẽ tạo thành bộ đôi nhũ hóa hiệu quả có thể hoạt động trên một khoảng độ pH rộng.
Cũng không thể không nhắc đến công dụng là một một chất hoạt động bề mặt của PEG 100 Stearate khi được sử dụng trong sữa rửa mặt. PEG 100 Stearate trộn nước với dầu giúp làm sạch các bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
PEG 100 Stearate được tạo bằng cách kết hợp các loại dầu tự nhiên, ví dụ như cọ hoặc dừa với Acid Stearic tạo thành một ester tan trong nước. PEG 100 Stearate cũng có thể được tổng hợp bằng cách kết hợp Oxirane (Ethylene Oxide) và các axit béo (nguồn).
Trehalose là gì?
Trehalose hay còn gọi là Mycose hoặc Tremalose, là một Disaccharide liên kết alpha tự nhiên được hình thành bởi một liên kết α, α-1,1-glucoside giữa hai đơn vị α-glucose. Năm 1832, người ta phân lập Disaccharide này từ Trehala manna được làm từ cỏ dại và đặt tên là Trehalose.
Là một loại đường tự nhiên, tương tự như đường Sucrose nhưng Trehalose ổn định và có vị ngọt nhẹ hơn, độ ngọt khoảng 45% so với đường Sucrose.
Đây là thành phần dễ dàng hòa tan trong nước. So với Sucrose, độ hòa tan của Trehalose thấp hơn ở nhiệt độ thấp nhưng cao hơn ở nhiệt độ cao, lớn hơn 80 độ C.
Trehalose có chứa Acid amin, PCA, lactates, đường, muối, urê và peptit và đều có chung công dụng ngậm nước, giúp giữ ẩm cho da.
Trong điều kiện pH thấp, thậm chí tại nhiệt độ cao, Trehalose có cấu trúc bền vững, cũng như không phản ứng hóa học với Acid amin hoặc Protein trong quá trình chế biến và bảo quản.
Đây là thành phần hóa học từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực dược phẩm và là nguyên liệu phổ biến trong ngành mỹ phẩm. Trehalose có tác dụng như một chất dưỡng ẩm, bảo vệ da và chống oxy hóa trong sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, Trehalose còn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Năm 1994, công ty Hayashibara của Nhật Bản đã phát triển một phương pháp sản xuất hàng loạt Trehalose, một loại đường sản xuất năng lượng tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, tảo, nấm, vi khuẩn và côn trùng. Hiện Trehalose được sử dụng để kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm hoặc vắc xin. Hayashibara hy vọng Trehalose cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh chuyển hóa, tim mạch, thoái hóa thần kinh và truyền nhiễm.
Điều chế sản xuất
Những loại động vật, thực vật sản xuất Trehalose như vi khuẩn, nấm men, nấm, côn trùng, động vật không xương sống và thực vật. Trong đó, ở động vật, Trehalose được tìm thấy phổ biến ở tôm, côn trùng bao gồm châu chấu, châu chấu, bướm và ong. Ở thực vật, Trehalose hiện diện trong các hạt hướng dương, dương xỉ moonwort, cây Selaginella và tảo biển. Trong quy trình công nghiệp, Trehalose có nguồn gốc từ tinh bột ngô.

Cơ chế hoạt động
Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, Trehalose có thể làm tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy tính năng dọn dẹp các mảng bám bên trong các động mạch. Hoạt động của Trehalose là kích hoạt phân tử TFEB, sau đó đi vào nhân của đại thực bào và liên kết với DNA. Quá trình liên kết này gây tác động các gen cụ thể, tạo ra chuỗi các phản ứng dẫn đến việc tăng cường các chức năng của đại thực bào. Trehalose đang được nghiên cứu như một liệu pháp tiềm năng cho chứng xơ vữa động mạch
Sản phẩm liên quan








