Glycerin
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Glycerin (Glycerol).
Loại thuốc
Nhuận tràng thẩm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dạng uống: Glycerin 50% với kali sorbat trong tá dược lỏng và vị chanh.
Viên đạn trực tràng: 1 g; 1,2 g; 2 g; 2,1 g; 82,5% (các cỡ trẻ em và người lớn).
Dung dịch thụt trực tràng: 2,3 g; 5,6 g: 3 g; 9g.
Thuốc nhỏ mắt: Dung dịch 10 mg/ml, dung dịch 1% (có chứa benzalkonium clorid).
Dược động học:
Hấp thu
Khi uống: Glycerin dễ dàng hấp thụ ở ống tiêu hóa. Trực tràng: Hấp thu kém.
Thời gian đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh khi uống trong vòng 60 - 90 phút.
Nửa đời thải trừ: 30 - 45 phút.
Phân bố
Glycerin được phân bố khắp theo máu. Glycerin thường không xuất hiện trong dịch mắt, nhưng nó có thể xâm nhập vào khi mắt bị viêm.
Chuyển hóa
Glycerin chuyển hóa chủ yếu ở gan, 20% chuyển hóa ở thận. Chỉ có một phần nhỏ thuốc không chuyển hóa đào thải vào nước tiểu.
Thải trừ
Thời gian bán thải: 30 - 45 phút.
Khoảng 7-14% liều dùng được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu trong vòng 2,5 giờ.
Dược lực học:
Glycerin là một tác nhân loại nước qua thẩm thấu, có các đặc tính hút ẩm và làm trơn. Khi uống, Glycerin làm tăng tính thẩm thấu huyết tương, làm cho nước thẩm thấu từ các khoang ngoài mạch máu đi vào huyết tương.
Glycerin đã được uống để làm giảm tạm thời nhãn áp và thể tích dịch kính trước và sau phẫu thuật mắt và để phụ trị trong điều trị glaucoma cấp.
Thuốc bắt đầu tác dụng nhanh (10 - 30 phút), làm giảm tối đa nhãn áp khoảng 1 - 1,5 giờ sau khi uống một liều.
Thời gian tác dụng kéo dài khoảng 5 giờ. Glycerin có thể dùng ngoài để giảm phù nề giác mạc, nhưng vì tác dụng là tạm thời nên chủ yếu chỉ được dùng để làm thuận lợi cho việc khám và chẩn đoán nhãn khoa.
Glycerin đã được dùng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giảm áp lực nội sọ trong các trường hợp bệnh nhồi máu não hoặc đột quỵ, hội chứng Reye, viêm màng não nhiễm khuẩn.
Glycerin thường được dùng qua đường trực tràng dưới dạng thuốc đạn hoặc dung dịch để tăng áp lực thẩm thấu trong đại tràng và do đó thúc đẩy thải phân khi táo bón. Thuốc thường có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút. Thuốc còn có tác dụng kích thích đại tràng tại chỗ, gây trơn và làm mềm phân.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Fosphenytoin
Loại thuốc
Thuốc chống co giật dẫn xuất hydantoin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm: 50 mg/ml; 75 mg/ml.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ammonia.
Loại thuốc
Thuốc tác dụng lên đường hô hấp.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc hít: 0,045 g/0,3 mL.
Dung dịch dùng ngoài: 3.61%, 3.5 g/100 g.
Dung dịch khí dung: 0.15 g/1g, 0.045 g/0.3mL.
Dung dịch tiêm: 100 mEq/20 mL (5 mEq/mL) (muối Chloride).
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Fenoterol
Loại thuốc
Thuốc chủ vận beta2 chọn lọc; thuốc giãn phế quản.
Dạng thuốc và hàm lượng
Fenoterol hydrobromid:
- Bình xịt khí dung hít định liều: 100 - 200 mcg/liều xịt (200 liều);
- Dung dịch phun sương: 0,25 mg - 0,625 mg - 1 mg/ml;
- Ống tiêm: 0,5 mg (0,05 mg/ml);
- Viên nén: 2,5 mg; 5 mg;
- Siro: 0,05%.
Fenoterol hydrobromid và ipratropium bromid kết hợp:
- Bình xịt khí dung hít, bột hít: Mỗi liều xịt chứa 50 microgam fenoterol hydrobromid và 20 microgam ipratropium bromid (200 liều);
- Bình xịt định liều dạng phun sương: Ipratropium bromide khan - 0,02 mg/nhát xịt; fenoterol hydrobromide - 0,05 mg/nhát xịt;
- Dung dịch khí dung: Ipratropium bromide khan – 250 mcg/ml; fenoterol hydrobromide – 500 mcg/ml; ipratropium bromide – 25 mg/100ml; fenoterol hydrobromide – 50 mg/100ml.
Sản phẩm liên quan











