Dichlorobenzyl alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Ptfe là gì?
Danh pháp IUPAC: Poly(1,1,2,2-tetrafluoroethylene).
Tên gọi khác: Teflon, Flourogold, Polytef, Tetraflouroethene homopolymer.
Polytetrafluoroethylene (Ptfe) là một chất fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene.
Polytetrafluoroethylene được Roy J. Plunkett tìm ra vào năm 1938 một cách tình cờ, khi đang làm việc cho DuPont tại New Jersey. Khi Plunkett cố gắng tạo ra một chất làm lạnh chlorofluorocarbon mới, khí tetrafluoroethylene trong chai áp suất của nó ngừng thoát ra trước khi trọng lượng của chai giảm xuống mức báo hiệu "rỗng". Ông phát hiện phía trong chai được phủ một lớp vật liệu trắng như sáp và trơn sau khi cưa cái chai quan sát. Phân tích cho thấy rằng nó đã được polyme hóa perfluoroethylen, với sắt từ bên trong thùng chứa đóng vai trò như một chất xúc tác ở áp suất cao.
Vật liệu mới này đã được cấp bằng sáng chế bởi các chất hóa học động học vào năm 1941 với tên gọi là nhựa flo mới và đăng ký nhãn hiệu Teflon vào năm 1945. Nhanh chóng đến năm 1961, khi chiếc chảo phủ Ptfe đầu tiên do Hoa Kỳ sản xuất được bán trên thị trường tại Hoa Kỳ với tên gọi “The Happy Pan”. Kể từ đó, không có gì ngoa khi nhìn lại, và dụng cụ nấu ăn chống dính đã là một trong những sản phẩm gia dụng phổ biến nhất được sản xuất bởi hàng ngàn nhà sản xuất và có mặt trên toàn thế giới.
Polytetrafluoroethylen là một chất rắn fluorocarbon, vì nó là một polyme trọng lượng phân tử cao bao gồm toàn bộ cacbon và flo. Ptfe kỵ nước bao gồm nước và tất cả các chất có chứa nước đều không làm ướt được Ptfe. Ptfe có một trong số ít chất rắn có hệ số ma sát cực kì thấp.
Công thức hóa học của Ptfe là (C2F4)n. Các đặc tính nổi bật của Ptfe là khả năng chịu nhiệt cao và thấp tuyệt vời, đặc tính cách điện, tính trơ hóa học, hệ số ma sát thấp và không dính trong một phạm vi nhiệt độ rộng lên đến 260 độ C.

Điều chế sản xuất Ptfe
Ptfe được cấu thành từ mạch thẳng của tetrafluoroethylen. Ptfe được điều chế bằng cơ chế trùng hợp gốc tự do trong môi trường nước, thông qua quá trình trùng hợp bổ sung tetraflouoethylen theo một quy trình hàng loạt.
-
Phương trình ròng là: n F2C=CF2 → − (F2C−CF2)n−
-
Vì tetrafluoroethylen có thể phản ứng mạnh tạo thành tetrafluoromethane (CF4) và carbon, nên cần có thiết bị đặc biệt cho quy trình sản xuất để ngăn chặn các điểm nóng có thể xảy ra phản ứng phụ nguy hiểm này. Quá trình này thường được sử dụng với persulfate, persulfate sẽ được đồng nhất để tạo ra các gốc sulfat: [O3SO−OSO3]2− ⇌ 2 SO4 −
-
Polyme cuối cùng được kết thúc bằng các nhóm este sunfate, chúng có thể bị thủy phân và tạo thành các nhóm cuối OH.
Ptfe dạng hạt được sản xuất thông qua quá trình trùng hợp huyền phù, trong đó Ptfe được lơ lửng trong môi trường nước chủ yếu bằng cách khuấy và đôi khi sử dụng chất hoạt động bề mặt như axit perfluorooctanesulfonic (PFOS) hoặc FRD-903 (GenX). Ptfe cũng được tổng hợp thông qua trùng hợp nhũ tương, trong đó chất hoạt động bề mặt là phương tiện chính để giữ Ptfe trong môi trường nước.
Cơ chế hoạt động
Một số đặc tính của Ptfe liên quan đến cơ chế hoạt động như sau:
-
Ptfe là một trong những vật liệu đáng tin cậy nhất về khả năng chống hóa chất. Nó chỉ bị tấn công bởi các kim loại kiềm nóng chảy, các hợp chất halogen hữu cơ như clo triflorua (ClF3) và oxy diflorua (OF2), và khí flo ở nhiệt độ cao.
-
Tính chất cơ học của Ptfe nói chung kém hơn nhựa kỹ thuật ở nhiệt độ phòng. Bổ sung chất làm đầy là chiến lược để khắc phục tình trạng thiếu hụt này.
-
Các đặc tính cơ học của Ptfe có thể bị ảnh hưởng bởi các biến số trong quá trình xử lý như áp suất, nhiệt độ đốt kết, tốc độ làm nguội, ... Ngoài ra, các biến số của polyme có thể ảnh hưởng khá lớn đến tính chất cơ học như khối lượng mol, kích thước hạt, phân bố kích thước hạt…
-
Ptfe có các đặc tính điện tuyệt vời như điện trở cách điện cao, hằng số điện môi cực thấp do cấu trúc đối xứng cao của các đại phân tử.
-
Ở môi trường nhiệt độ dưới 440 độ C Ptfe thể hiện độ ổn định nhiệt cao mà không bị ảnh hưởng đáng kể. Ở môi trường dưới 260 độ C các vật liệu Ptfe có thể được sử dụng một cách liên tục. Ptfe dễ bị tấn công bởi bức xạ, và sự suy thoái trong không khí bắt đầu khi liều lượng từ 0,02 Mrad.
Những đặc tính này đến từ cấu trúc điện tử đặc biệt của nguyên tử flo, liên kết bền vững từ liên kết cộng hóa trị của cacbon với flo, từ tương tác nội phân tử, tương tác liên kết giữa các chuỗi chính và các phân đoạn polyme flo hóa.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thạch tùng răng cưa.
Tên gọi khác: Cây chân sói.
Tên khoa học: Huperzia serrata , họ: Lycopodiaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Thạch tùng răng cưa là một loại cây thân thảo lâu năm (15 - 40 cm) gần với dương xỉ, mọc ở vùng đất ngập nước và rừng ở hầu hết Trung Quốc và ở phía bắc Việt Nam, một khu vực từng là một tỉnh của Đế quốc Trung Hoa, dưới tên Giao Chỉ (từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 939 sau Công nguyên).
Thân
Thạch tùng răng cưa có thân mọc thẳng hoặc mọc đối, 10 - 30 cm, đường kính 1,5 - 3,5 mm. ở giữa cùng với các lá rộng 1,5 - 4 cm, phân nhánh 2 - 4 lần, phần trên thường có củ.
Lá
Thạch tùng răng cưa có lá thưa, mọc vuông góc với thân, láng bóng, hình elip hẹp, thuôn rõ về phía gốc, thẳng, 1-3 cm × 1-8 mm, mỏng như da, cả hai mặt đều nhẵn, gân giữa nổi rõ,mép thẳng và không giòn, có răng không đều, đỉnh nhọn; răng nhọn ở đỉnh, thô hoặc hơi nhỏ.
Các lá mọc lệch gần gốc, lan dần về phía ngọn thân, xếp thành nhiều bậc xoắn ốc, không có khí khổng trên các mặt trục, các lá lớn nhất thuôn hẹp với đỉnh nhọn đột ngột.
Cây thạch tùng răng cưa
Phân bố, thu hái, chế biến
Thạch tùng răng cưa phân bố rộng rãi ở Nam Á, Ấn Độ và Bắc Mỹ. Thạch tùng răng cưa là một loại thảo mộc truyền thống và là dược liệu có nguy cơ tuyệt chủng của Trung Quốc, đã thu hút nhiều sự chú ý do sản xuất Huperzine A (HupA). Thạch tùng răng cưa sinh trưởng rất chậm, vòng đời dài nên năng suất thấp, hầu như không được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên hiện nay.
Ở Việt Nam, Thạch tùng răng cưa mới chỉ được phát hiện ở vùng núi cao trên 1.000 m tại Sa Pa (thuộc tỉnh Lào Cai) và Đà Lạt (thuộc tỉnh Lâm Đồng), nó thường sống dưới tán của các loại cây khác.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Thạch tùng răng cưa là phần thân cây trên mặt đất, có thể dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quản lâu dài.
Sorbitan stearate là gì?

Thành phần Sorbitan stearate có tên gọi khác là Arlacel 20, Armotan ML, Emsorb 2515, Glycomul L, Clycomul LC, Liposorb L, Protachem SML, Sorbitan Monolaurate, Span 20.
Sorbitan stearate được chiết xuất từ thực vật và có tính tan trong dầu, màu từ kem nhẹ đến màu rám nắng và có thể ở dạng hạt, mảnh hoặc chất rắn dạng sáp cứng.
Đây là một thành phần thiết yếu trong nhiều loại kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da khác. Chất này hoạt động như một chất giữ ẩm, làm đặc sản phẩm và ổn định hỗn hợp nước và dầu.
Hiệu ứng ổn định này là lý do tại sao Sorbitan stearat được biết đến như một chất nhũ hóa, cho phép hai chất lỏng thông thường sẽ không hòa trộn nay tạo thành một hỗn hợp ổn định được gọi là nhũ tương. Nhiều sản phẩm được ứng dụng cách này để giữ cho lớp kem nền không bị vỡ ra khi bảo quản lâu dài trong lọ và chai. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra hiện tượng tách lớp khi sản phẩm chịu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Điều chế sản xuất
Nguồn cung cấp Sorbitan stearat là quả mọng và các chất thực vật khác. Hợp chất này có nguồn gốc như một loại rượu tự nhiên, kết hợp một loại rượu đường gọi là Sorbitol với các axit béo từ rau củ. Sorbitol có thể được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như ngô, mận và nhiều loại thực phẩm thông thường khác. Khi Sorbitol và axit béo phản ứng, chúng tạo ra một hợp chất mới, vẫn giữ lại các đặc tính giữ ẩm của Sorbitol và làm cho rượu trở thành chất làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả.
Cơ chế hoạt động
Theo phương diện hóa học, Sorbitan stearate được tạo nên từ sự kết hợp của sorbitan (phân tử đường sorbitol thủy phân) với axit béo Acid Stearic nên một phần phân tử của sorbitan stearate tan trong nước (phần Sorbitan) và một phần tan trong dầu (phần Stearic). Với đặc tính này, Sorbitan stearate chủ yếu được sử dụng như một chất nhũ hóa để tăng cường kết cấu của các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
Sorbitan stearate có khả năng truyền hương thơm nhưng chỉ khi được sử dụng ở nồng độ cao (gần điểm 5% của quang phổ).
Tetrahydrocurcumin là gì?
Tetrahydrocurcumin (THC) có nguồn gốc từ củ nghệ trắng, là một sản phẩm hydro hóa không màu với đặc tính sinh lý và dược lý gần như tương tự của curcumin. Tuy nhiên, Tetrahydrocurcumin sở hữu các đặc tính có lợi hơn so với curcumin cũng như thể hiện tính chất chống oxy hóa mạnh nhất trong số các curcuminoids tự nhiên.
Khoa học đã chứng minh, chế phẩm Tetrahydrocurcumin có khả năng chống oxy hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả. Hoạt chất này mang lại tác dụng chống tia cực tím B (UVB) và chống oxy hóa còn vượt trội hơn so với axit ascorbic và vitamin E.

Tetrahydrocurcumin được đánh giá là thành phần không độc hại trong tự nhiên, lại không có màu vàng nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc, cải thiện sức khỏe làn da, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị mụn, viêm vượt trội.
Cơ chế hoạt động
So với axit Kojic, arbutin và Vitamin C, Tetrahydrocurcumin hoạt động theo cơ chế ức chế tyrosinase vô cùng hiệu quả; đồng thời còn làm chậm quá trình melanogenesis nên cũng có thể làm sáng tông màu da cho người sử dụng.
Khả dụng sinh học của Tetrahydrocurcumin cao hơn nhiều so với curcumin do chất này có độ ổn định ở nhiệt độ cao. Đó là lý do vì sao Tetrahydrocurcumin được coi là có tác dụng dược lý tốt hơn curcumin, tính ổn định hóa học và đặc tính chống oxy hóa cao hơn curcumin.
Polyvinyl Pyrrolidone (PVP) là gì?
PVP (polyvinyl pyrrolidone) là một polymer có thể hòa tan trong nước có đặc tính tạo màng. PVP là thành phần kết dính được sử dụng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp.

PVP lần đầu tiên được Walter Reppe tổng hợp cho một trong những dẫn xuất của hóa học acetylene và được cấp bằng sáng chế vào năm 1939 . PVP ban đầu được sử dụng như một chất thay thế huyết tương và sau đó trong rất nhiều ứng dụng trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất công nghiệp.
Điều chế sản xuất
Trong một nghiên cứu đã chế tạo thành công các mẫu bột và màng mỏng ZnS:Mn-PVP với hàm lượng PVP khác nhau. Các hạt ZnS:Mn có kích thước trung bình khoảng 2-3nm được tính bằng công thức Scherrer. Hình dạng cầu của các hạt cho thấy PVP có vai trò của tác nhân bọc phủ do tương tác của ion Zn2+ với các nguyên tử O và N của polymer dị vòng PVP. Kích thước trung bình các hạt trong ảnh TEM khoảng 10nm, với lớp vỏ polymer PVP bọc phủ bên ngoài các hạt nano ZnS:Mn.
Các dải phát quang của PVP gần giống với ZnS, đóng góp huỳnh quang của màng mỏng ZnS:Mn bọc phủ PVP. Tính chất quang được tăng cường đáng kể của của ZnS:Mn-PVP và còn có thể liên quan tới các hiệu ứng giam cầm lượng tử, hiệu ứng kích thước lượng tử của các hạt nano ZnS. Khi chúng được khuếch tán trong nền PVP, điều này cần có những khảo sát tiếp theo như: phổ hấp thụ quang, phổ kích thích huỳnh quang…
Cơ chế hoạt động
PVP có thể hòa tan trong nước và các dung môi phân cực khác. Thành phần này cũng có thể hòa tan trong các loại rượu như ethanol, metanol, ở các dung môi kỳ lạ hơn như eutectic, được hình thành bởi choline chloride và urê (Relin). Khi ở trạng thái khô PVCP dễ dàng hấp thụ tới 40% trọng lượng của thành phần trong nước, khí quyển.
Đặc tính đặc biệt của PVP là làm ướt nhanh và dễ dàng tạo thành phim. Vì vậy dùng PVP như một lớp phủ hoặc phụ gia cho lớp phủ. Chất huỳnh quang của PVP và thủy phân oxy hóa của hoạt chất đã được một số nghiên cứu chỉ ra.
Sodium lauryl sulfate là gì?
Sodium lauryl sulfate (SLS) là một hóa chất tổng hợp gốc sulfate được sản xuất từ dầu mỏ và thực vật (dừa và dầu cọ).
Chúng ta thường tìm thấy sodium lauryl sulfate trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm cả dầu gội. Công dụng chính của SLS là tạo bọt cùng khả năng làm sạch. Tuy nhiên, việc sử dụng sodium lauryl sulfate cũng cần thận trọng vì chất này có thể không hỗ trợ sức khỏe làn da của bạn, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá. Sodium lauryl sulfate được cho là gây kích ứng da, làm phá vỡ chức năng rào cản của da, gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ.

Do đó, nếu sở hữu làn da thiên khô, da nhạy cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng các sản phẩm chứa SLS; ngược lại, với làn da nhiều dầu, cần sản phẩm tạo bọt thì có thể lựa chọn sản phẩm chứa sodium lauryl sulfate.
Điều chế sản xuất Sodium lauryl sulfate
Sodium lauryl sulfate được tìm thấy từ gốc dừa/hạt cọ chứa dồi dào chất acid lauric (là một loại chất béo bão hòa). Qua nhiều quy trình thí nghiệm hóa học với sự kết hợp chất từ dầu mỏ và các khoáng chất tự nhiên mà tạo thành hợp chất sodium lauryl sulfate.
Cơ chế hoạt động
Là chất lưỡng tính, sodium lauryl sulfate hoạt động chính ở bề mặt bên ngoài. Hợp chất này sẽ di chuyển đến bề mặt của chất lỏng; đồng thời phát huy vai trò làm giảm sức căng bề mặt nhờ sự liên kết và kết hợp với các phân tử SLS khác.
Sodium lauryl sulfate có thể làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus bằng cách hòa tan vỏ bọc virus và làm biến tính vỏ protein/protein capsid. Các nhà sản xuất sẽ sử dụng sodium lauryl sulfate để pha trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm.
Pumice là gì?
Pumice là một loại đá tự nhiên được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Sau khi nham thạnh từ lòng đất phun lên, gặp không khí chúng sẽ nhanh chóng đông lại thành những lớp đá và chứa bên trong chúng là rất nhiều bọt khí. Vì lẽ đó mà chúng còn được gọi là đá bọt núi lửa pumice.

Silicate là thành phần chủ yếu của pumice, chiếm tỷ lệ trên 70%. Các hợp chất còn lại bao gồm Al2O3, Fe2O3, FeO,... đều là những chất thích hợp để trồng trọt hữu cơ.
Đá bọt pumice có đặc tính bở, dễ dàng được nghiền nát và tinh chế mà không làm mất đi công dụng của nó. Dù ở cấp độ nào thì đá bọt cũng vẫn mài mòn, thấm hút, không nén chặt, nhẹ. Đặc điểm quan trọng này của đá bọt pumice rất phù hợp để được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.
Nhờ có màu trắng tự nhiên (độ sáng 84 trên thang GE) và độ tinh khiết tự nhiên cao mà đá bọt pumice an toàn và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Pumice được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết.
Điều chế sản xuất Pumice
So với những phương pháp khai thác khác, quá trình khai thác đá bọt được đánh giá là thân thiện với môi trường vì đá mác ma được lắng đọng trên bề mặt trái đất ở dạng tập hợp rời. Người ta dùng phương pháp lộ thiên để khai thác loại vật liệu này. Loại bỏ đất bằng máy móc để tìm ra loại đá bọt có chất lượng tinh khiết hơn.

Quá trình khai thác đá bọt không cần nổ mìn vì vật liệu này không kết dính, chỉ cần dùng máy móc đơn giản (máy ủi và xẻng điện) là được. Đá bọt có nhiều kích thước khác nhau, mỗi dạng kích thước đều cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể. Sử dụng máy nghiền để đạt được các loại đá bọt mong muốn khác nhau, từ cục, thô, trung bình, mịn và siêu mịn.
Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate (hay còn gọi là Natri Laureth Sulfate) là chất tẩy rửa gốc sulfate được tìm thấy trong dừa. Nhờ chứa lượng cồn béo cao mà Sodium Laureth Sulfate có thể mang lại tác dụng làm sạch da hiệu quả và dịu nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn Sodium Laureth Sulfate với thành phần Sodium Lauryl Sulfate - dù không phải là chất độc hại nhưng được biết đến là thành phần có thể gây khô da và kích ứng.

Các chuyên gia đã khẳng định, thành phần Sodium Laureth Sulfate là an toàn cho việc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bởi không như các sulfate ether hoạt tính mạnh khác, thành phần Sodium Laureth Sulfate không chứa cồn ethyl/isopropyl nên không có khả năng gây ra hỏa hoạn.
Điều chế sản xuất
Sodium Laureth Sulfate được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau đó được chuyển thành hợp chất cơ sunfat (este một lần với axit sunfuric), tiếp theo sẽ được trung hòa để tạo thành muối natri.
Cơ chế hoạt động
Sodium Laureth Sulfate có cơ chế hoạt động bề mặt, tạo bọt để làm sạch và trôi các vi khuẩn/chất bẩn.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thông đỏ lá dài.
Tên gọi khác: Taxus ynnanensis W C. Cheng, thông Na Uy
Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc. Họ: họ Taxaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Đây là một loại cây thường xanh cỡ trung bình nhỏ có chiều cao từ 10 đến 28 m.
Thông đỏ lá dài là cây gỗ thường xanh có kích thước từ nhỏ đến trung bình, cao từ 10–20 m, có thể cao tới 28 m.
Lá của nó phẳng, màu xanh đậm, sắp xếp theo hình xoắn ốc trên thân cây. Đây là một trong những loài thực vật bản địa lâu đời nhất được biết đến ở khu vực phía bắc của Pakistan.

Phân bố, thu hái, chế biến
Thông đỏ lá dài phân bố ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở châu Á, phân bố của nó trải dài từ Afghanistan qua dãy Himalaya đến Philippines và phân bố rộng rãi ở Pakistan và Ấn Độ. Ở Ấn Độ, nó phát triển trong môi trường sống tự nhiên của nó ở Khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi của Garhwal Himalayas, đặc biệt là ở sườn phía bắc đến tây bắc. Ở Ấn Độ, cây thường xanh này được tìm thấy ở độ cao từ 1800 đến 3300 m so với mực nước biển trung bình.
Thông đỏ lá dài là một loài thủy tùng, có nguồn gốc từ dãy Himalaya và một phần của Đông Nam Á. Bạn có thể tìm thấy loài thường xanh này mọc ở độ cao từ 900 m – 3700 m so với mực nước biển.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá.
Poria Cocos Extract là gì?
Poria Cocos Extract là chiết xuất từ nấm Phục Linh - loài nấm thuộc chi Wolfiporia trong họ Polyporaceae. Trong y học cổ truyền, nấm phục linh là một vị thuốc thường được sử dụng với công dụng giúp bồi bổ cơ thể.
Nấm Phục linh mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có màu xám đen ở mặt ngoài, nhăn nheo, có khi hình bướu. Khi cắt ngang loại nấm này chúng ta sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám (đôi khi có rễ thông ở giữa nấm).

Bộ phận thường dùng là quả thể nấm (Poria, thường gọi là Phục linh). Dựa vào màu trắng, người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, còn Phục thần là loại có rễ thông đâm xuyên giữa.
Nấm thường được thu hoạch vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Sau khi nấm được đào lên sẽ ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2-3mm, phơi hay sấy khô. Tùy theo mục đích sử dụng mà quá trình xử lý nấm sẽ khác nhau. Chúng ta có thể dùng nấm sắc với thuốc thang, hoặc chiết xuất nấm để dùng trong mục đích làm đẹp.
Dù là hình thức sử dụng nào thì nấm Phục linh và chiết xuất từ loại nấm này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể lẫn làn da.
Thimerosal là gì?
Thimerosal - một hợp chất chứa thủy ngân, được dùng phổ biến với vai trò là chất bảo quản trong thuốc hay vắc xin đa liều (lọ chứa nhiều hơn một liều).
Có hai loại hợp chất thủy ngân, bao gồm ethyl thủy ngân – thuộc thành phần cấu tạo của thimerosal và methyl thủy ngân ở một số loài cá. Khi nồng độ methyl thủy ngân hấp thụ trong cơ thể chúng ta đạt đến ngưỡng nhất định sẽ có thể gây ngộ độc cho hệ thần kinh, miễn dịch, sinh sản, tim mạch, thậm chí còn là nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư, gây tử vong.

Ngược lại, khả năng gây độc của ethyl thủy ngân giảm đi rất nhiều so với methyl thủy ngân do chúng được cơ thể chúng ta đào thải nhanh hơn.
Theo các cuộc nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng chất thimerosal trong vắc xin dành cho trẻ nhỏ không gây ra/góp phần vào sự xuất hiện chứng bệnh tự kỷ. Điều này có nghĩa là không tồn tại mối liên hệ nào giữa thimerosal trong vắc xin và bệnh tự kỷ. Trên thực tế, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ vẫn tiếp tục tăng mặc dù thimerosal không còn sử dụng trong vắc xin dành cho trẻ nữa. Điều này đi ngược lại với giả thiết ban đầu càng chứng minh thimerosal không có bất kỳ liên hệ nào với chứng tự kỷ.
Được đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể con người trong thời gian ngắn nên thimerosal không có điều kiện tích tụ đến ngưỡng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Mặc dù vậy, để đề phòng tác hại có thể xảy ra, vào năm 1999 các nhà khoa học đã thống nhất loại bỏ thành phần thimerosal ra khỏi hầu hết các vắc xin dành cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn lo ngại việc trẻ có khả năng bị nhiễm độc thủy ngân ngay từ khi còn bé. Tất nhiên, các nhà khoa học sẽ cải biến lại vắc xin cho trẻ nhỏ để bảo đảm chúng vẫn giữ được mức độ an toàn, hiệu quả và tính tinh khiết như trước đây dù không còn sử dụng thimerosal (ngoại trừ một số công thức của vắc xin cúm đa liều vẫn còn chứa thành phần thimerosal).
Hiện nay, những loại vắc xin cho trẻ nhỏ từng được bảo quản bằng thimerosal đã được sản xuất thành các lọ đơn liều. Nguyên nhân là chỉ có vắc xin đa liều mới cần chất bảo quản do dễ bị nhiễm khuẩn khi nhân viên y tế dùng đầu kim rút vắc xin kéo theo khả năng mang vi sinh vật từ bên ngoài vào lọ thuốc. Với loại vắc xin đơn liều thì chất bảo quản sẽ không còn cần thiết nữa.
Sodium Polyacrylate là gì?
Sodium polyacrylate (Natri polуaᴄrуlate) là muối natri của polyacrylic acid - một loại polyme có trọng lượng phân tử cao. Polyme là một chất có cấu trúc phân tử được xây dựng từ một số lượng lớn các đơn vị có cấu trúc tương tự nhau được gọi là monome liên kết với nhau. Các monome của sodium polyacrylate là acrylic acid.

Sodium polyacrylate tồn tại dưới dạng bột trắng, mịn khi ở dạng khô nhưng khi được thêm vào nước, sodium polyacrylate biến thành một chất giống như gel với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng phân tử của nó. Chính vì vậy, sodium polyacrylate được xem là một loại polyme siêu hấp thụ.
Đầu những năm 1960, các polyme siêu thấm đầu tiên đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Polyme siêu thấm này có rất nhiều ứng dụng, như sử dụng trong mỹ phẩm, sử dụng trong làm nến, băng vết thương, tã lót, túi chườm nóng lạnh, đất hữu cơ cùng nhiều thứ khác.
Cơ chế hoạt động
Là một polyme hấp thụ, sodium polyacrylate được dùng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo màng, chất cố định tóc, chất dưỡng da và chất tạo độ nhớt. Trong tã trẻ em, bạn sẽ thấy sodium polyacrylate là chất gel giống như tinh thể để giúp thấm hút nước.

Trong chất tẩy rửa, sodium polyacrylate hoạt động như một tác nhân tạo phức, mà vô hiệu hóa được các kim loại nặng trong nước và bụi bẩn để các chất tẩy rửa có thể hiệu quả hơn trong sạch. Nó cũng được sử dụng như một chất làm đặc vì nó có thể hấp thụ và giữ các phân tử nước.
Sản phẩm liên quan










