Cetyl alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Cetyl Alcohol là gì?
Cetyl Alcohol là một loại alcohol béo tự nhiên được chiết xuất từ thực vật, có công thức hóa học CH3 (CH2) 15OH. Ở điều kiện thường, Cetyl Alcohol tồn tại ở dạng sáp tinh thể trắng và được coi là chất nhũ hóa thay thế cho Emulsifying wax hoặc Polawax nhờ đặc tính làm dày. Cetyl Alcohol được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong cách ngành công nghiệp chế biến và mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol có hai dạng cơ bản:
- Dạng tổng hợp: Sản phẩm phụ thu được từ dầu mỏ;
- Dạng tự nhiên: Sản phẩm thu được từ chiết xuất dừa, cọ.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác được ứng dụng chủ yếu như một chất nhũ hóa. Đặc tính nổi bật của hợp chất này là giữ kết cấu sản phẩm và giữ nhũ tương không tách lớp dầu và chất lỏng. Cetyl Alcohol và các loại cồn béo khác cũng được sử dụng để thay đổi độ dày của sản phẩm lỏng và tăng khả năng tạo bọt hoặc để ổn định bọt.
Đặc biệt đối với phái đẹp, Cetyl Alcohol là hợp chất không còn quá xa lạ khi xuất hiện trong bảng thành phần của nhiều loại mỹ phẩm bởi khả năng cân bằng độ ẩm tự nhiên. Cetyl Alcohol xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da và tóc, kem chống nắng, dầu gội đầu,… Cetyl Alcohol được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá là thành phần không gây nhạy cảm, không độc hại và an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Cetyl Alcohol là thành phần dưỡng ẩm trong nhiều loại mỹ phẩm
Điều chế và sản xuất Cetyl Alcohol
Cetyl Alcohol được sản xuất bởi nhiều phương pháp như ester hoá hoặc hydrogen hóa của các acid béo. Hợp chất này cũng có thể được sản xuất bằng xúc tác hydrogen hóa chất béo trung tính thu được từ dầu dừa hoặc mỡ động vật, sau đó Cetyl Alcohol được tinh kết để ra sản phẩm cuối cùng.
Cơ chế hoạt động của Cetyl Alcohol
Cetyl alcohol có chức năng như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất như hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn.
Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt làm giảm và nhũ hóa dầu và chất béo để loại bỏ bụi bẩn do một đầu của phân tử chất hoạt động bề mặt bị hút vào nước thì đầu kia bị hút dầu. Chất hoạt động bề mặt thu hút dầu, bụi bẩn và các tạp chất khác tích tụ trên da vào ban ngày và rửa sạch chúng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Caprylhydroxamic Acid là thành phần trung hòa ion khoáng, nhất là sắt. Được dùng trong vai trò chất bảo quản sản phẩm, Caprylhydroxamic Acid có cơ chế hoạt động như tác nhân phân hủy sinh học, chống nấm mốc.
Trong những sản phẩm mỹ phẩm không sử dụng chất bảo quản, Caprylhydroxamic Acid thường được dùng kết hợp với một loại glycol có khả năng chống vi khuẩn, chẳng hạn như propanediol, để phát huy vai trò bảo quản cho sản phẩm.

Như chúng ta đều biết, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa nước, điển hình như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,… đều có thể bị nhiễm khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển khiến sản phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Một khi vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ làm giảm thời hạn sử dụng. Các thành phần trong sản phẩm bị vi khuẩn phá vỡ khiến sản phẩm kém ổn định, giảm chất lượng. Quan trọng hơn, nhiễm khuẩn, nấm mốc trong sản phẩm có thể đưa đến số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và làn da.
Do đó, để chắc chắn vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người sử dụng, các sản phẩm mỹ phẩm cần chứa một số loại chất bảo quản. Caprylhydroxamic Acid có khả năng chống nấm nên được dùng làm chất bảo quản phổ biến để giải quyết các vấn đề nói trên. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic Acid hoạt động hiệu quả ở độ pH trung bình. Chất này có ưu điểm nữa chính là khả năng tương thích với hầu hết các thành phần mỹ phẩm.
Sodium Cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa. Trong các sản phẩm chăm sóc da và cá nhân, thành phần này mang lại tác dụng làm sạch mềm mại, dịu nhẹ cũng như giúp tăng cường tạo bọt và dưỡng ẩm.

Sodium cocoamphoacetate tồn tại ở dạng dung dịch lỏng, có màu vàng nhẹ đến trong suốt, tan được trong nước lẫn ethanol. Chất này cũng tương thích với các chất điện giải và với các chất hoạt động bề mặt điện tích âm, điện tích dương và không ion.
Sodium cocoamphoacetate là hợp chất có phần đầu ưa nước còn phần đuôi kỵ nước nên nó có khả năng thu hút dầu và nước, giúp cho những thành phần khác nhau có trong công thức được hòa quyện. Đồng thời, Sodium cocoamphoacetate còn giúp loại bỏ khỏi da những bã nhờn và tạp chất giúp da được sạch sẽ, mịn màng hơn.
Polymethylsilsesquioxane là gì?
Polymethylsilsesquioxane là một loại nhựa hạt mịn hình cầu bao gồm các hạt rất nhỏ có kích thước từ 4-6 micron. Kích thước hạt nhỏ này giúp nó thuận lợi phân phối trong các công thức để phát huy vai trò trong sản phẩm.
Polymethylsilsesquioxane có thể hòa tan dễ dàng trong Dimethicone 1.5, isododecane, Hydrogenated Polyisobutene… Loại silicone này khá được ưa chuộng trong công thức sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân do có khả năng hấp thụ bã nhờn, giúp da mịn màng, mượt mà; đồng thời còn tăng cường khả năng chống thấm nước, đặc biệt là với các sản phẩm son môi.

Polymethylsilsesquioxane nói riêng và các loại silicon khác nói chung mặc dù đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho mục đích thẩm mỹ nhưng nhiều người dùng vẫn lo ngại vì những thông tin không an toàn khi sử dụng tại chỗ. Chúng ta biết là silicon có kích thước phân tử lớn nên sẽ ngăn không cho chúng bị da hấp thụ, như thế sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch, không gây ra dị ứng. Mặt khác, do kích thước lớn mà silicon không thể xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Điều chế sản xuất
Polymethylsilsesquioxane là polymer được hình thành từ quá trình thủy phân và ngưng tụ silicon methyltrimethoxysilane. Silicon là các polyme tổng hợp có từ các tiểu đơn vị siloxane (silic nguyên tố và oxy) nên silicones còn được gọi là polysiloxan.
Ozokerite là gì?
Sáp Ozokerite hay còn gọi là sáp đất là loại sáp khoáng có nguồn gốc từ than đá và đá phiến sét, được khai thác chủ yếu ở Đông Âu. Về mặt hóa học, Ozokerite bao gồm một hỗn hợp các Hydrocacbon khác nhau, chứa 85-87% trọng lượng là Carbon và 14-13% Hydro. Ozokerite có nhiều màu khác nhau từ màu vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc màu đen ở dạng tinh khiết nhất, thường xuất hiện màu xanh lục do lưỡng sắc. Vì vậy, Ozokerite thường được tinh chế rất nhiều để trở thành màu trắng hoặc vàng để ứng dụng cho mỹ phẩm.

Chất này không tan trong nước và rượu, có thể hòa tan trong Ete, dầu mỏ, Benzen, nhựa thông, Cloroform, Carbon disulfide và các loại sáp đã đun nóng chảy khác. Ozokerite có điểm nóng chảy hơn hầu hết các loại sáp khác và kết cấu bền vững của sáp cũng giúp thành phẩm không bị giòn xốp dễ gãy.
Ưu điểm quan trọng nhất và lợi thế của chất này là thành phần độc đáo của nó. Ozokerite chứa một lượng lớn khoáng chất, Carbohydrate và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người. Đồng thời, sáp có dược tính tuyệt vời và rất mạnh và thường được sử dụng như một công cụ tuyệt vời có tác dụng chống viêm.
Trong lĩnh vực làm đẹp, sáp Ozokerite giúp tạo độ cứng, giữ cho sản phẩm dạng gel ổn định, đảm bảo sự đồng nhất màu sắc trong mỹ phẩm, nhũ tương. Chất này tương thích với hầu hết các loại dầu khoáng, dầu thực vật, sáp.
Điều chế sản xuất
Sau khi khai thác, Ozokerite được tinh chế bằng cách đun sôi trong nước với điểm nóng chảy là 58 – 100 độ C. Sáp nổi lên bề mặt và được tinh chế bằng Acid sulfuric và khử màu bằng than. Ozokerite có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với sáp dầu mỏ tổng hợp điển hình, một đặc tính cần thiết trong sản xuất giấy carbon, chất đánh bóng da, mỹ phẩm, chất cách điện và nến.
Cơ chế hoạt động
Do độ dẫn nhiệt thấp, Ozokerite không gây bỏng trên da. Sau khi tiếp xúc với da, Ozokerite cứng lại và bảo vệ da khỏi các lớp khoáng chất nóng. Có thể sử dụng Ozokerite với nhiệt độ 65 - 75 độ.
Nhựa và hóa chất trong Ozokerite có tác dụng kích thích trên da, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Do các thành phần của Ozokerite có đặc tính kháng sinh, chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tái tạo.
Peg-100 stearate là gì?
PEG 100 Stearate là một chất làm mềm trong mỹ phẩm chăm sóc da, giúp làn da ngày càng trở nên mềm mại sau thời gian sử dụng.
PEG 100 Stearate hoạt động bằng cách tạo nên một lớp màng mỏng trên da, làm tăng cường hàng rào cấp ẩm, ngăn ngừa thoát hơi nước, đồng thời kích thích tăng cường hydrat hóa trên da. Với những tác dụng như trên, PEG 100 Stearate được đánh giá là chất cấp ẩm cho da vô cùng hiệu quả.

Ngoài khả năng cấp ẩm, PEG 100 Stearate còn đóng vai trò là một chất nhũ hóa, giúp hỗ trợ dung hòa nước và dầu cũng như hạn chế tình trạng tách nước xảy ra trong sản phẩm. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo được tính nhất quán cho sản phẩm, không làm mất khả năng liên kết của các thành phần trong sản phẩm.
Cùng với lyceryl stearate, sự kết hợp giữa hai thành phần này sẽ tạo thành bộ đôi nhũ hóa hiệu quả có thể hoạt động trên một khoảng độ pH rộng.
Cũng không thể không nhắc đến công dụng là một một chất hoạt động bề mặt của PEG 100 Stearate khi được sử dụng trong sữa rửa mặt. PEG 100 Stearate trộn nước với dầu giúp làm sạch các bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
PEG 100 Stearate được tạo bằng cách kết hợp các loại dầu tự nhiên, ví dụ như cọ hoặc dừa với Acid Stearic tạo thành một ester tan trong nước. PEG 100 Stearate cũng có thể được tổng hợp bằng cách kết hợp Oxirane (Ethylene Oxide) và các axit béo (nguồn).
Polyhydroxy axit là gì?
PHA (polyhydroxy acids) là một nhóm hoạt chất tẩy da chết hóa học. Nó tương tự như AHA và BHA, nhưng, PHA lại dịu nhẹ và không gây kích ứng da. PHA còn chống oxy hóa, kích thích tế bào da tái tạo, giảm nếp nhăn một công dụng nữa là giúp da mặt khỏe, săn chắc.
Acid trong nhóm PHA gồm có gluconolactone, galactose và lactobionic, tất cả đều có ưu thế riêng. Điểm chung là kết cấu phân tử lớn hơn so với AHA và BHA. Nó giúp sản phẩm phát huy tác dụng trên bề mặt biểu bì da mà không làm tổn thương các tầng mong manh phía dưới.

PHA là những thành phần lý tưởng để sử dụng trong các thủ thuật da liễu và thẩm mỹ. Khoa học chứng minh nó đem lại nhiều lợi ích cho da. Mức độ thâm nhập vào da chậm hơn nhưng nó lại dịu nhẹ hơn rất nhiều đối với làn da. Ưu điểm này khiến PHA và PHBA phù hợp cho mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.
PHA phù hợp với da khô vì PHA mang tính hút ẩm, giúp da thêm căng mọng và tạo môi trường hoàn hảo để phục hồi da. Đối với làn da nhạy cảm bị tổn thương sau mụn, sau kem trộn… dùng PHA rất phù hợp.
Điều chế sản xuất
Poly (axit hydroxys) là một họ polyeste tương hợp sinh học và (sinh học). Nó có thể phân hủy với nhiều kết quả khác nhau trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, phản ứng trùng hợp mở vòng (ROP) của các este mạch vòng tương ứng là cách điều chế tốt nhất. Sử dụng các monome đối xứng raxemic có các nhóm chuỗi bên cho phép truy cập, cung cấp một hệ thống chất xúc tác/khởi đầu chọn lọc lập thể được thực hiện. Các polyme chức năng lập thể, cải thiện các đặc tính hóa lý và mở rộng phạm vi sử dụng của chúng.
ROP được chọn lọc lập thể qua trung gian kim loại của các este mạch vòng theo hướng tổng hợp poly (axit hydroxy) lập thể (chức năng) mà gần đây đã được tiết lộ. Nhấn mạnh vào (chức năng) β- và γ-lacton, diolide và Omonome -carboxyanhydride (OCA) và xúc tác dựa trên yttrium. Việc tinh chỉnh các nhóm thế nằm trên phối tử xúc tác cho phép đạt được poly (axit hydroxy) với các vi cấu trúc syndiotactic và cũng isotactic. Cơ chế điều khiển âm thanh nổi tại nơi làm việc và nguồn gốc có thể xảy ra của chúng. Dựa trên yếu tố steric nhưng cũng như các yếu tố điện tử được truyền đạt cụ thể bởi các nhóm thế phối tử, được thảo luận. Lợi thế của ROP chọn lọc lập thể như vậy. Các copoly (axit hydroxy) ban đầu với các mẫu gradient hoặc xen kẽ sau đó. Nó có thể truy cập được từ việc sử dụng hỗn hợp các monome đối quang khác nhau, có cấu hình đối lập về mặt hóa học.
Cơ chế hoạt động
Axit hydroxy (HA) đại diện cho một nhóm hợp chất đã được sử dụng rộng rãi trong một số công thức mỹ phẩm. Nó dùng điều trị để đạt được nhiều tác dụng có lợi cho da. Độ an toàn của các công thức này là về tác động của việc sử dụng chúng trong thời gian dài với da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dù số lượng các nghiên cứu liên quan đến những thay đổi được tạo ra bằng cách bôi các sản phẩm có chứa HA tại chỗ trong quá trình hình thành ung thư còn hạn chế. Mặc dù số lượng lớn các báo cáo về tác dụng mỹ phẩm và lâm sàng của HA. Cơ chế hoạt động sinh học của chúng vẫn cần được làm rõ hơn.
Những phát hiện quan trọng về tác động của HA đối với sự hình thành hắc tố và đối với sạm da. Do đó, HA đóng một vai trò quan trọng trong các công thức mỹ phẩm, cũng như trong nhiều ứng dụng da liễu. Tác động của HA trong điều trị nám da, mụn trứng cá, bệnh da sần, bệnh rosacea, rối loạn sắc tố và bệnh vẩy nến.
Pumice là gì?
Pumice là một loại đá tự nhiên được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Sau khi nham thạnh từ lòng đất phun lên, gặp không khí chúng sẽ nhanh chóng đông lại thành những lớp đá và chứa bên trong chúng là rất nhiều bọt khí. Vì lẽ đó mà chúng còn được gọi là đá bọt núi lửa pumice.

Silicate là thành phần chủ yếu của pumice, chiếm tỷ lệ trên 70%. Các hợp chất còn lại bao gồm Al2O3, Fe2O3, FeO,... đều là những chất thích hợp để trồng trọt hữu cơ.
Đá bọt pumice có đặc tính bở, dễ dàng được nghiền nát và tinh chế mà không làm mất đi công dụng của nó. Dù ở cấp độ nào thì đá bọt cũng vẫn mài mòn, thấm hút, không nén chặt, nhẹ. Đặc điểm quan trọng này của đá bọt pumice rất phù hợp để được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.
Nhờ có màu trắng tự nhiên (độ sáng 84 trên thang GE) và độ tinh khiết tự nhiên cao mà đá bọt pumice an toàn và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Pumice được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết.
Điều chế sản xuất Pumice
So với những phương pháp khai thác khác, quá trình khai thác đá bọt được đánh giá là thân thiện với môi trường vì đá mác ma được lắng đọng trên bề mặt trái đất ở dạng tập hợp rời. Người ta dùng phương pháp lộ thiên để khai thác loại vật liệu này. Loại bỏ đất bằng máy móc để tìm ra loại đá bọt có chất lượng tinh khiết hơn.

Quá trình khai thác đá bọt không cần nổ mìn vì vật liệu này không kết dính, chỉ cần dùng máy móc đơn giản (máy ủi và xẻng điện) là được. Đá bọt có nhiều kích thước khác nhau, mỗi dạng kích thước đều cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể. Sử dụng máy nghiền để đạt được các loại đá bọt mong muốn khác nhau, từ cục, thô, trung bình, mịn và siêu mịn.
L-theanine là gì?
L-Theanine là một loại non-dietary amino acid tương tự của amino acid glutamine, thường tìm thấy trong nấm và trà xanh. Chúng đều là chất dẫn truyền thần kinh tạo thành từ glutamine (GABA và glutamate).
L-Theanine có thể xuyên qua lớp blood-brain barrier, lớp bảo vệ hệ thần kinh không bị tác nhân xấu tấn công. L-Theanine có thể tác động đến chức năng não, giúp tăng sản sinh sóng não vì vậy làm tăng cảm giác phấn chấn, giảm lo âu.
L-Theanin tác động đến khả năng dẫn truyền thần kinh não, tương tự hoạt chất Gaba, Dopamine, sự kết hợp L-Theanin với chất caffeine để cải thiện nhận thức, tâm trạng, khả năng tập trung, giảm căng thẳng, bảo vệ tim và não.
Điều chế sản xuất
Việc kiểm soát chặt chẽ các thông số Khi chiết xuất khâu kiểm soát chặt chẽ các thông số sẽ làm tăng khả năng tách đồng thời caffeine khỏi các thành phần trà khác. SFE đã được chứng minh là phương pháp tốt nhất cho quá trình khử caffein. Chiết xuất trong nước 80°C thời gian 30 phút, kích thước hạt trà 1mm, dung dịch pha ph < 6 và tỷ lệ trà trên nước ở mức 50 : 1 (ml/g) để chiết xuất tối đa và trà thành nước tỷ lệ 20 : 1 (ml/g) để tiết kiệm chi phí cùng với năng suất tối đa.

Phương pháp này không tránh khỏi mất catechin trong trà. Vẫn còn nhiều bằng sáng chế chứng minh hiệu quả của phương pháp khử caffein này vì quy trình thân thiện với người dùng, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và caffein có thể dễ dàng tách ra mà không cần các quá trình như đun nóng hoặc bay hơi.
Cơ chế hoạt động
L-Theanine có thể vượt qua được vách ngăn mạch máu não, tác động trực tiếp đến não, làm tăng Serotonin và Dopamine giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ.
L-Theanine cũng giúp làm tăng sự hoạt động của sóng não, tăng hiệu quả chất dẫn truyền, giúp mang lại giấc ngủ sâu hơn. L-Theanine còn làm tăng chất chống oxy hóa (Glutathione) giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nếu kết hợp với caffeine giúp cải thiện nhận thức.
Polyethylene glycol 400 là gì?
Polyetylen glycol (PEG) là sản phẩm được tạo ra từ oxit etylen ngưng tụ và nước có thể chứa nhiều dẫn xuất khác nhau và có nhiều chức năng khác nhau. Có nhiều loại PEG có tính ưa nước. PEG được sử dụng phổ biến như chất tăng cường độ thẩm thấu và được sử dụng nhiều trong các chế phẩm da liễu tại chỗ. PEG, cùng với nhiều dẫn xuất không ion của chúng, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm như chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa, chất làm sạch, chất giữ ẩm và chất dưỡng da.

Polyetylen glycol 400 (PEG 400) là loại polyetylen glycol có trọng lượng phân tử thấp với độc tính ở mức độ thấp. PEG rất ưa nước, vì vậy là một thành phần hữu ích trong công thức thuốc để tăng khả năng hòa tan và sinh khả dụng của các loại thuốc khó tan trong nước. PEG được sử dụng trong các dung dịch nhãn khoa để giảm bỏng, kích ứng và/hoặc khó chịu sau tình trạng khô mắt. PEG "400" chỉ ra rằng trọng lượng phân tử trung bình của PEG cụ thể là 400.
PEGyl hóa xảy ra khi PEG được gắn với nhiều loại thuốc protein, cho phép độ hòa tan cao hơn đối với các loại thuốc đã chọn. Ngoài ra, PEG như một loại thuốc nhuận tràng.
Điều chế sản xuất
Polyethylene glycol 400 (PEG) được sản xuất bởi phản ứng giữa nước với ethylene oxide, hoặc với ethylene glycol đồng thời với các oligomer của ethylene glycol. Phản ứng được xúc tác bởi các chất xúc tác cơ bản hay acid. Cả ethylene glycol và oligomer ưa chuộng hơn so với nước, vì có thể cho phép tạo ra các polymer với sự phân tán trọng lượng phân tử ở phạm vi hẹp. Độ dài của chuỗi polymer phụ thuộc tỷ lệ của những chất tương tác.
HOCH2CH2OH + n(CH2CH2O) → HO(CH2CH2O)n+1H
Tùy theo loại xúc tác tạo ra cơ chế của quá trình polymer hóa là cationic hoặc anionic. Cơ chế anionic được đánh giá tốt hơn vì có thể thu được PEG có độ phân tán thấp. Polymer hóa ethylene oxide là một quá trình tỏa nhiệt. Khi gia nhiệt tăng cao hay làm nhiễm bẩn ethylene oxide bởi chất xúc tác như kiềm hay oxide kim loại có thể phá hủy quá trình polymer hóa đồng thời có thể gây cháy nổ sau vài tiếng.
Cả Polyethylene oxide và polyethylene glycol cao phân tử tổng hợp do quá trình trùng hợp tạo nhũ. Phản ứng xúc tác với các muối hữu cơ của magie, canxi, nhôm. Muốn chặn sự kết tụ của các polymer có thể đưa vào một số phụ gia dạng chelate như dimethylglyoxime. Các chất xúc tác kiềm như Na2CO3, NaOH, KOH, được dùng điều chế các polyethylene có khối lượng phân tử nhỏ.
Cơ chế hoạt động
Polyethylene glycol 400 (PEG), tùy thuộc vào trọng lượng phân tử, có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau. Đối với mục đích của PEG-400, cơ chế hoạt động trên các mô mắt sẽ là trọng tâm chính của cuộc thảo luận.
PEG-400 được coi là chất đo nước mắt, hoặc chất bôi trơn mắt tổng hợp giúp cải thiện một hoặc nhiều thành phần của màng lệ bằng cách tăng lượng nước mắt và độ ổn định và bằng cách bảo vệ bề mặt mắt chống lại sự hút ẩm.
Hydroxypropyl-guar (HPG) được sử dụng cùng với polyethylene glycol 400 (PEG) và propylene glycol (PG) như một chất tạo keo phù hợp với các bất thường của màng nước mắt và các bất thường hiện có trên bề mặt mắt.
PEG cung cấp chất bôi trơn và hoạt động như một chất hoạt động bề mặt bằng cách phủ lên mắt và tương tác với propylene glycol và các dung dịch khác giúp hoạt động như chất hoạt động bề mặt trên niêm mạc mắt. Điều này cho phép tạo ra các hiệu ứng nhẹ nhàng và lâu dài.
Các nghiên cứu gần đây liên quan đến phân phối thuốc dạng hạt nano đã chứng minh rằng PEG có thể đạt được sự phân phối thuốc bền vững. Việc đưa thuốc đến bề mặt niêm mạc là một thách thức đáng kể do sự hiện diện của lớp chất nhầy bảo vệ có tác dụng bẫy và nhanh chóng loại bỏ các phần tử lạ.
Các hạt nano được thiết kế để nhanh chóng vượt qua các rào cản niêm mạc (các hạt xuyên qua chất nhầy, “MPP”) đã được chứng minh là có triển vọng tăng cường phân phối thuốc và hiệu quả trên các bề mặt niêm mạc khác nhau. Các hạt xuyên qua chất nhầy được phủ nhiều bằng polyethylene glycol (PEG), bảo vệ lõi hạt nano khỏi sự kết dính với chất nhầy.
Polyetylen glycol, khi ở dạng tự do trong dung dịch, cũng có thể chứng tỏ lực hút đối với bề mặt của các loại túi, tế bào hoặc đại phân tử khác nhau, dẫn đến sự hấp phụ polyme và sau đó là lực đẩy hoặc lực hút, thông qua cầu nối, của các bề mặt hoặc túi - một lần nữa tùy thuộc vào nhiệt độ, trọng lượng phân tử và nồng độ của polyetylen glycol. Polyethylene glycol trọng lượng phân tử thấp (chẳng hạn như PEG-400) thường thúc đẩy các tế bào hoặc túi bám vào (lực hút cạn kiệt), polyethylene glycol trọng lượng phân tử cao khiến chúng đẩy lùi.
Isohexadecane là gì?
Isohexadecane thuộc nhóm parafin hoặc ankan, là một hydrocacbon mạch nhánh có 16 nguyên tử cacbon. Isohexadecane tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt nhẹ nhàng và rất mịn, không màu lẫn không mùi.

Isohexadecane thường được sử dụng trong các sản phẩm kem nền, kem chống nắng, dưỡng môi, khử mùi, tẩy trang… với vai trò là dung môi và có khả năng giúp làn da được mịn đẹp (làm mềm). Kết hợp cùng silicone trong các sản phẩm trang điểm, Isohexadecane giúp mang lại cảm giác bóng khỏe, mướt mịn như nhung. Isohexadecane còn là thành phần loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa cũng như lớp trang điểm trên da rất hiệu quả.
Điều chế sản xuất
Isohexadecane là kết quả của quá trình kiềm hóa, kết hợp hóa học của hai phân tử hydrocarbon nhẹ để tạo thành một phân tử nặng hơn. Quá trình này liên quan đến phản ứng của buten với sự có mặt của chất xúc tác axit mạnh, chẳng hạn như axit sulfuric hoặc hydrofluoric. Sản phẩm cuối cùng là một isoparaffin đa chức năng nặng hơn, chính là Isohexadecane.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là gì?
Sodium Methyl Cocoyl Taurate (còn gọi Natri Menthyl Cocoyl Taurate) là hoạt chất được chiết xuất từ trái dừa, công thức RCON (CH3) CH2CH2SO3Na, trong đó RCO - đại diện cho gốc axit dừa.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt được đánh giá an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho cả người lớn và em bé.

Đặc biệt, các nhà sản xuất rất ưa chuộng bổ sung Sodium methyl cocoyl taurate vào công thức các sản phẩm sữa rửa mặt nhờ khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn của chất này. Với ứng dụng rộng rãi của Sodium Methyl Cocoyl Taurate mà hoạt chất này trở thành một trong những loại nguyên liệu được tìm mua nhiều nhất trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Sodium Methyl Cocoyl Taurate được điều chế bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit béo dừa. Người ta đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200ºC, trong khi khuấy với chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Khi nguội quá trình này sẽ cho ra kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.

Có thêm một phương pháp nữa để điều chế Sodium Methyl Cocoyl Taurate đó là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước, rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất màu trắng sau đó được lọc và làm khô.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và nước.
Theobromine là gì?
Theobromine (đôi khi được gọi là xantheose) là chất tự nhiên có trong rất nhiều loài thực vật nhưng tập trung nhiều nhất trong hạt ca cao. Chất này có vị đắng, và như chúng ta thấy nó là thành phần chính có mặt trong các sản phẩm sô-cô-la cũng như một số loại thực phẩm khác.
Công thức hóa học của Theobromine.
Năm 1841, nhà hóa học người Nga Alexander Workresensky lần đầu tiên phát hiện theobromine trong hạt cà phê. Về sau, theobromine được tổng hợp lần đầu tiên từ xanthine bởi nhà hóa học người Đức Hermann Emil Fischer.
Cấu trúc hóa học của theobromine rất giống caffeine, đều được làm bằng carbon, hydro và oxy nguyên tử với 4 nguyên tử nitơ trong cấu trúc. Tuy nhiên, khác với caffeine, theobromine có ba nhóm methyl thay vì hai như caffeine. Ngoài ra, dù có tác động ảnh hưởng tương tự caffeine nhưng theobromine không ảnh hưởng đến cơ thể thông qua kích thích hệ thần kinh trung ương mà nó gây ra thư giãn cơ bắp của mô cơ trơn.
Do đặc tính có thể làm cho cơ thể cảm thấy no và ngăn chặn cảm giác thèm ăn nên theobromine là thành phần phổ biến trong các sản phẩm năng lượng tăng cường bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm giảm cân. Theobromine nói chung là an toàn với con người nhưng nếu dùng trong thời gian dài hoặc cấp tính với số lượng lớn, đặc biệt là ở người già có thể đưa đến trường hợp ngộ độc theobromine.
Theobromine được tìm thấy nhiều nhất trong sô-cô-la.
Cơ chế hoạt động của theobromine
Trong cơ thể, theobromine được chuyển hóa trực tiếp ở gan. Cụ thể, theobromine được chuyển hoá thành Xanthine, sau đó sẽ tiếp tục chuyển hóa thành Acid methyl uric, Enzyme bao gồm CYP1A2 và CYP2E1.
Sản phẩm liên quan










