Cetearyl Alcohol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Cetearyl Alcohol là gì?
Cetearyl Alcohol (hay cetostearyl alcohol) là một hỗn hợp của rượu béo, chủ yếu là cetyl alcohol (20% đến 35%) và stearyl alcohol (khoảng 65% đến 80%). Stearyl alcohol có nguồn gốc từ axit stearic - một loại axit béo bão hòa, trong khi đó Cetyl alcohol có nguồn gốc từ dầu cọ.
Không hòa tan trong nước nhưng Cetearyl Alcohol hòa tan trong rượu và dầu. Cetearyl Alcohol về lý thuyết có thể dùng trong bất kỳ loại mỹ phẩm nào dùng thoa lên da hoặc tóc. Các loại kem dưỡng, kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng ẩm và dầu gội đầu bạn sẽ tìm thấy thành phần Cetearyl Alcoho.

Trong các sản phẩm mỹ phẩm, nhà sản xuất bổ sung Cetearyl Alcohol với vai trò chất nhũ hóa và chất ổn định, giúp các thành phần trong sản phẩm không bị tách vữa ra, nhất là sau lâu ngày giữ nguyên không sử dụng.
Trong danh sách thành phần các sản phẩm nêu trên, bạn có thể tìm thấy tên Cetearyl Alcohol nhưng đôi khi Cetearyl Alcohol cũng xuất hiện dưới các tên khác như:
-
Cồn alkyl (C16-C18);
-
Cồn (C1618);
-
Cồn cetostearyl;
-
Cồn cetyl / stearyl;
-
1-octadecanol, trộn với 1-hexadecanol;
Ngoài Cetearyl alcohol, một số cồn béo khác như: Cồn cetyl, lanolin, cồn oleyl và cồn stearyl cũng được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Cơ chế hoạt động của Cetearyl Alcohol
Như chúng ta đều biết, các loại cồn truyền thống có tác dụng phụ đó là làm khô và nhạy cảm da. Do Cetearyl Alcohol có một gốc cồn được gắn với một chuỗi chất béo dài nên chuỗi này sẽ cân bằng lại tính chất của gốc cồn, vừa giúp giảm nhạy cảm trên da vừa giúp làm cho da mềm hơn.
Cetearyl Alcohol là chất hoạt động bề mặt, không chỉ giúp ngăn không cho kem tách thành dầu và chất lỏng nhờ thành phần nhũ hóa mà còn làm cho sản phẩm dày hơn hoặc tăng khả năng tạo bọt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
PEG-75 Lanolin là gì?
PEG-75 Lanolin được sản xuất từ mỡ lông cừu (tiết ra từ tuyến bã nhờn của cừu), và nhanh chóng trở thành loại nguyên liệu dùng phổ biến trong rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân. Lanolin thường tồn tại ở dạng sáp, có màu hổ phách, nóng chảy ở nhiệt độ từ 48 - 52 độ C, tan được trong nước và cồn nhưng tan ít trong dầu khoáng. PEG 75 ổn định trong phạm vi pH từ 2 - 10.

PEG-75 Lanolin thường được etoxyl hóa để thu lấy nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm những sản phẩm có đặc điểm hòa tan hoàn toàn trong nước hoặc ở dạng dung dịch trong như pha lê ở mọi nồng độ. Những sản phẩm PEG-75 Lanolin tan được cả trong nước và nồng độ etanol trong nước lên đến 40%.
Trong sản xuất sản phẩm, liều lượng PEG-75 Lanolin được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm mục đích đảm bảo sự thay đổi độ nhớt tối thiểu của các dung dịch nước.
Điều chế sản xuất
PEG 75 Lanolin được điều chế từ toàn bộ mỡ lông cừu - sản phẩm của tuyến bã nhờn cừu, thu được từ len lông cừu.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.
Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid, họ cam quýt (Rutaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.
Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.
Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.
Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

Cellulose Gum là gì?
Cellulose gum là muối Natri của Carboxymethyl cellulose (CMC), lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1918. Sau khi được giới thiệu rộng rãi ở Mỹ vào năm 1946, Cellulose gum được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có mỹ phẩm bởi những chức năng quan trọng như chất làm đặc, ổn định nhũ tương, chất kết dính…

Về mặt hóa học, Cellulose gum là một Polymer, là một dẫn xuất Cellulose với các nhóm Carboxymethyl (-CH2COOH) liên kết với một số nhóm Hydroxyl của các Glucopyranose monomer tạo nên khung sườn Cellulose. Chất này thường được sử dụng dưới dạng Natri carboxymethyl cellulose.
Đây là chế phẩm ở dạng bột trắng, hơi vàng, gần như không mùi hạt hút ẩm, có thể tạo dung dịch dạng keo với nước nhưng không hòa tan trong Ethanol.
Điều chế sản xuất
Cellulose gum được sản xuất từ các bộ phận của một số loài thực vật, chủ yếu lấy phần cây hoặc bông. Nguồn Cellulose gum được trồng ổn định và được chế biến bằng cách sử dụng Acid axetic và muối. Axit axetic là một axit nhẹ, là thành phần chính của giấm. Sau khi trộn bông hoặc gỗ với Acid axetic và muối, hỗn hợp này được lọc và làm khô để tạo ra một loại bột mịn, đó là Cellulose gum.
Cơ chế hoạt động
Độ tan và nhiệt độ
Cellulose gum có độ tan và nhiệt độ phụ thuộc vào giá trị DS tức là mức độ thay thế. Giá trị DS cao cho độ hòa tan thấp và nhiệt độ tạo kết tủa thấp hơn do sự cản trở của các nhóm Hydroxyl phân cực. Cellulose gum tan tốt ở 40 độ C và 50 độ C.
Cách tốt nhất để hòa tan Cellulose gum trong nước là trộn bột trong nước nóng, để các hạt Cellulose methyl được phân tán trong nước, khi nhiệt độ hạ xuống, khuấy đều thì các hạt này sẽ bị tan ra. Với dẫn xuất dưới 0.4, Cellulose gum không hòa tan trong nước.
Độ nhớt
Cellulose gum với dẫn xuất 0,95 và nồng độ tối thiểu 2% cho độ nhớt 25Mpa tại 25 độ C.
Thông thường, dung dịch 1% có pH = 7 – 8,5. Ở pH< 3 thì độ nhớt tăng, thậm chí kết tủa. Do đó không sử dụng được Cellulose gum cho các sản phẩm có pH thấp. Độ pH >7 thì độ nhớt giảm ít. Độ nhớt Cellulose gum giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại.
Cellulose Gum dễ dàng hòa tan trong nước và dung dịch Sorbitol ở các nồng độ khác nhau để mang lại độ nhớt mong muốn.
Tạo đông
Cellulose gum có khả năng tạo đông thành khối vững chắc với độ ẩm rất cao (98%). Nồng độ Cellulose gum, độ nhớt của dung dịch và lượng nhóm Acetat là những yếu tố quyết định độ chắc và tốc độ tạo đông khi được thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối thiểu để Cellulose gum tạo đông là 0,2% và của nhóm Acetat là 7% so với Cellulose gum.
Cellulose gum chủ yếu được sử dụng để làm đặc và ổn định mỹ phẩm. Ngoài ra, do cấu trúc cao phân tử của Cellulose gum nên chất này hoạt động như chất tạo màng. Cellulose gum cũng được sử dụng để cải thiện hiệu quả dưỡng ẩm.
Hỗn hợp Cellulose gum và Xanthan có thể được sử dụng để cải thiện độ nhớt của công thức cuối cùng.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
B-White là gì?
B-White là hợp chất bao gồm nhiều chất hóa học bao gồm: Purifiled water, niacinamide, glycerin, boron nitride, cetearyl alcohol, ceteareth-2, ceteareth 25, glycyrthlza glabra extract, butyrospermum parkii argania spinosa kenerol, persea gratissima oil, glycolic acid, polysorbate 80, allantoin, alpha arbutin...
B-White là một nguyên liệu mỹ phẩm giúp trắng da có khả năng ức chế quá trình tăng sinh hắc sắc tố melanin của tế bào. Từ đó những sản phẩm chứa B-White giúp cải thiện các vùng da bị đen sạm, sẫm màu, làn da kém sắc.
Trong hoạt chất trắng da B-White có chứa hai hoạt chất liên quan sự hình thành sắc tố là arbutin và albatin. Hai chất trên giúp ngăn chặn đồng thời điều chỉnh các hắc sắc tố ở tầng biểu bì của da nên làm sáng, đều màu các vùng da bị đen sạm, tối màu, và dưỡng trắng da.
Nguyên liệu mỹ phẩm, hoạt chất trắng da B-White có khả năng ức chế trung tâm hoạt động MITF - nơi điều khiển ezyme Tyrosinase sản sinh ra sắc tố tối màu melanin để từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám, tàn nhang và sạm da, da tối màu,…
Điều chế sản xuất B-White thế nào?
Nguyên liệu mỹ phẩm trắng B-White này có thể làm được điều nhờ vào công nghệ siêu thẩm thấu Ecogel. Ecogel là công nghệ đã đạt được chứng chỉ Ecocert với ưu điểm nổi bật là làm tăng khả năng thâm nhập và dẫn truyền các hoạt chất này vào sâu trong các tế bào da nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của sản phẩm một cách ưu việt, nhanh chóng và rõ rệt.
Cơ chế hoạt động B-White ra sao?
Ta biết rằng sự thâm, sậm, tăng sức tố da liên quan đến một chất có tên gọi melanin hiện diện trên da. Quá trình hình thành chất này được miêu tả cụ thể như sau. Ban đầu enzyme Tyrosinase chuyển Tyrosin thành Melanin. Sự tổng hợp Melanin tạo ra sắc tố da. Và các hạt sắc tố được vận chuyển đến các tế bào sừng dọc theo các tua. Bên trong các tế bào sừng, Melanin lắng đọng thành các chắn bao quanh nhân của tế bào. Tại đây, Melanin được xem như là một chắn hấp thụ và phản chiếu tia UV. Do đó, DNA trong các tế bào da được bảo vệ dưới sự chống tia UV hiệu quả nhất. Từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám da, đen sạm da, da tối màu,…
Ức chế trung tâm hoạt động MITF: MITF được xem như yếu tố gốc rễ của nguyên nhân gây sạm da, đen da.
Ức chế Enzyme Tyrosinase dẫn đến việc giảm sự sinh ra của tế bào Melanosome hay còn gọi là tế bào biểu bì hắc tố.Kéo theo đó là sự giảm sản sinh ra sắc tố tối màu Melanin.

Calcium Pantothenate là gì?
Calcium Pantothenate (còn được gọi với tên D-Calcium Pantothenate, Vitamin B5, API Pantothenate) là dạng muối canxi của vitamin B5, có tính ổn định cao.
Như chúng ta đều biết, vitamin B5 rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tạo ra các tế bào máu, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Bên cạnh đó, vitamin B5 còn vô cùng hiệu quả trong việc mang lại sức khỏe tuyệt vời cho làn da. Các nhà sản xuất rất ưu ái khi đưa vitamin B5 vào trong các loại mỹ phẩm, dược liệu để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Calcium Pantothenate tan được trong nước. Chúng ta có thể tìm thấy Calcium Pantothenate trong nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật. Calcium Pantothenate tham gia điều chỉnh nhiều quá trình sinh lý, xây dựng sức khỏe tổng thể cho cơ thể.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp hai thành phần là Calcium Pantothenate và Panthenol (Pantothenol). Chúng đều là vitamin B5 nhưng lại khác nhau về công dụng.
Nếu Panthenol thích hợp cho người da mặt khô ráp, thô cứng, sần sùi kém láng mịn thì Calcium Pantothenate là chọn lựa hiệu quả đối với người có làn da bị mụn viêm nhiều; da tổn thương cho kem trộn/rượu rễ cây/thuốc bắc kém chất lượng; da nhạy cảm (yếu/mỏng/đỏ/kích ứng).
Điều chế sản xuất Calcium Pantothenate
Calcium Pantothenate là một chất tổng hợp được làm từ acid pantothenic.
Cơ chế hoạt động của Calcium Pantothenate
Hệ thống cơ thể người sẽ sử dụng Calcium Pantothenate (axit pantothenic, chất liệu thô) để tạo ra năng lượng và phá vỡ carbohydrate và chất béo. Con người và động vật cần Calcium Pantothenate (API Pantothenic, nguyên liệu thô) để thực hiện một số chức năng hệ thần kinh bình thường.
C12-15 Alkyl Benzoate là gì?
Alkyl Benzoate hay còn gọi là C12-15 Alkyl Benzoate là một dạng Este thuộc Acid benzoic và loại rượu mạch thẳng, có trọng lượng phân tử nhỏ. Acid benzoic có thể được tìm thấy ở các loại cây trái như mận, nam việt quất, nho, đinh hương chín, quế và táo…
Ký hiệu C12-15 thể hiện rượu có độ dài của chuỗi cacbon từ 12 – 15. C12-15 Alkyl Benzoate tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, tan được trong dầu và độ nhớt không cao. Độ nhớt thường tăng khi khối lượng phân tử tăng lên.
Phổ hấp thụ tia cực tím (UV) của C12-15 Alkyl benzoate là cực đại ở ∼200 và 235 nm.
C12-15 Alkyl benzoate là một hoạt chất thường được dùng như chất làm mềm, cải thiện độ ổn định, tăng cường kết cấu và mùi hương của sản phẩm. Chất này có mặt ở phần lớn các dòng mỹ phẩm thiên về chăm sóc da.

Điều chế sản xuất
Các Ankyl benzoate có thể được sản xuất công nghiệp thông qua quá trình Este hóa Acid benzoic.
Cơ chế hoạt động
C12-15 Alkyl Benzoate thuộc nhóm hợp chất hữu cơ trong đó nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào mạch Cacbon bão hòa, chưa bão hòa hoặc phân nhánh có độ dài hơn 7C.
Butylated Hydroxytoluene là gì?
Butylated hydroxytoluene là một hợp chất hữu cơ lipophilic, tan kém trong nước nhưng có thể tan trong chất béo.
Butylated hydroxytoluene tồn tại ở dạng tinh thể, màu trắng, không mùi. Hóa chất này chủ yếu được sử dụng như một chất chống oxy hóa phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm có chứa chất béo, dầu; đồng thời nó cũng được dùng rất phổ biến trong mỹ phẩm và dược phẩm.

Butylated hydroxytoluene còn được dùng trong điều trị mụn do dậy thì hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm loét butylated hydroxytoluene còn có thể dùng trực tiếp trên da nhờ cơ chế phá hủy lớp biểu bì bên ngoài của các tế bào virus. Mầm bệnh được ngăn chặn, không có cơ hội phát triển, ký sinh.
Điều chế sản xuất Butylated Hydroxytoluene
Butylated hydroxytoluene về mặt hóa học vẫn là một dẫn xuất của phenol. Trong tự nhiên, thực vật phù du, tảo xanh và ba loại vi khuẩn lam khác nhau có khả năng tạo ra butylated hydroxytoluene.
Butylated hydroxytoluene cũng có thể được tổng hợp nhân tạo. Người ta tiến hành điều chế bằng phản ứng của p-cresol (4-methylphenol) với isobutylene (2-methylpropene) xúc tác bởi axit sulfuric:
CH3(C6H4)OH + 2CH2 = C(CH3)2 → CH3)3C)2CH3C6H2OHCH3(C6H4)OH ((CH3)3C)2CH3C6H2OHCH3(C6H4)OH + 2CH2 = C(CH3)2 → H3)3C)2CH3C6H2OH
Ngoài ra, BHT được lấy từ 2,6-di-tert-butylphenol hydroxymethylation hoặc aminomethylation trong phản ứng thuỷ phân. Approximately 4 M kg/y là sản phẩm.

Cơ chế hoạt động của Butylated Hydroxytoluene
Tương tự như cơ chế tự tổng hợp của vitamin E, butylated hydroxytoluene cũng tạo cơ thế hoạt động như thế để ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra thông qua việc nhường một nguyên tử hydro – chất chuyển đổi các gốc peroxy thành hydroperoxide.
Butylated hydroxytoluene còn được đánh giá cao như một chất liên hợp với những chất chống oxy hóa khác.
C15-19 Alkane (hay emosmart 19) là chất làm mềm không phân cực, có khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng, không gây hại cho sức khỏe con người lẫn gây tổn hại cho môi trường.
Trong mỹ phẩm, C15-19 Alkane được sử dụng cho mục đích tạo nền dầu. Hoạt chất này tương thích cao với các loại dầu khác, giúp phân tán oxit titan và oxit kẽm. Ngoài ra, C15-19 Alkane còn góp phần giúp các hợp chất béo dễ dàng hòa tan.

Alkane dễ dàng điều chế và có sự ổn định nhờ tính chất là dầu trơ và không phân cực, thậm chí trong điều kiện khắc nghiệt nhất (pH/ môi trường oxy hóa/ khử oxy hóa,…)
Các nhà sản xuất dùng C15-19 Alkane trong vai trò là chất làm mềm thay thế tuyệt vời cho dầu silico. Nhờ có nguồn gốc từ thực vật, C15-19 Alkane đạt độ tinh khiết cao, lành tính, an toàn. Sau thời gian sử dụng mỹ phẩm chứa C15-19 Alkane, làn da bạn sẽ được cải thiện, trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
Ceramide là gì?
Ceramide được biết đến là một trong ba loại lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da. Chất này chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng (số % còn lại là cholesterol và các acid béo tự do).
Có vai trò thiết yếu đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng Hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da, Ceramide có thể nói là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp của làn da.

Tham gia cấu tạo làn da, tuy nhiên Ceramide theo thời gian sẽ mất dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác cùng những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời cũng khiến sự sản sinh ceramide tự nhiên trên da bị giảm sút. Hậu quả là làn da chúng ta mất nước và độ ẩm trở nên khô hơn, nếp nhăn xuất hiện, kích ứng hoặc mẩn đỏ. Sử dụng ceramide trong chăm sóc da thời điểm này để khôi phục đáng kể lượng ceramide bị giảm sút.
Cơ chế hoạt động của Ceramide
Khi chúng ta dùng sản phẩm bôi ngoài da, Ceramide sẽ bắt chước các chất béo có trong da, nhanh chóng hấp thụ vào bề mặt da, lấp đầy những “vết nứt” do thiếu hụt. Ceramide hoạt động ở lớp da trên cùng (lớp biểu bì), đồng hành cùng hàng rào bảo vệ da.
Mọi loại da đều có thể phù hợp để sử dụng sản phẩm có chứa Ceramide.
Tromethamine là chất phụ gia phổ biến, một thành phần tổng hợp được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tromethamine có công thức hóa học là (HOCH2)3CNH2 hay còn được gọi là tris (Hydroxymethyl) aminomethane.

Tromethamine tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi, được ứng dụng khá rộng rãi trong hóa học và trong mỹ phẩm với vai trò là chất ổn định pH trong công thức, giúp cho hiệu quả bảo quản sản phẩm được nâng cao vượt trội. Bên cạnh đó, tromethamine còn là chất trung gian của chất hoạt động bề mặt, chất tăng tốc lưu hóa và một số loại thuốc.
Tuy nhiên, điều chỉnh độ pH là công dụng phổ biến nhất của tromethamine, được các nhà sản xuất mỹ phẩm đặc biệt áp dụng vào công thức. Chúng ta đều biết, độ pH của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng để duy trì pH làn da. Một làn da khỏe mạnh nên duy trì độ pH ở mức từ 4,5 ~ 6,5, chính là trạng thái tốt nhất để làn da có thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng. Trong khoảng này da sẽ ở trong tình trạng tốt nhất về tính linh hoạt, độ bóng, độ ẩm… và có thể chống lại sự ăn mòn bên ngoài. Tất cả những điều này đã lý giải cho bạn thấy vì sao chất tromethamine lại có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân như hiện nay.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Sản phẩm liên quan









