Butylene glycol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Butylene Glycol là gì?
Trong các sản phẩm mỹ phẩm, Butylene glycol là một chất lỏng có vai trò giữ độ ẩm và làm dung môi. Butylene glycol sẽ giúp cho kem thấm vào da nhanh hơn, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể độ nhờn rít trên da sau khi sử dụng.
Butylene glycol có mặt trong công thức nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, mỹ phẩm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, Butylene glycol đặc biệt được ưu tiên dùng trong các sản phẩm dạng gel và trang điểm giúp lướt nhẹ nhàng trên khuôn mặt.

Có thể nói, Butylene Glycol là thành phần quan trọng trong công thức mỹ phẩm nhờ tác dụng làm giảm độ nhớt, giúp các thành phần trong sản phẩm có thể dính vào nhau, từ đó các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cũng trở nên lỏng và đồng đều hơn. Ngoài ra, Butylene Glycol cũng được dùng như một chất dưỡng giúp thêm một lớp mềm mại hoặc cải thiện kết cấu cho tóc/da.
Điều chế sản xuất Butylene Glycol
Butylene glycol là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng để giữ ẩm, giúp các thành phần không bị vón cục.
Butylene Glycol thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng acetaldehyde, có nguồn gốc từ dầu mỏ và là một chất có thể gây ung thư. Các phương pháp tổng hợp thông thường cũng sử dụng các chất xúc tác kim loại nặng nguy hại cho môi trường và yêu cầu nhiều bước phản ứng, làm tăng chất thải từ quy trình.
Sau đó, công ty Genomatica đã phát triển một phương pháp sản xuất butylene glycol từ quá trình lên men bởi E. coli bằng cách sử dụng đường tái tạo trong quy trình sản xuất một bước. Phương pháp sản xuất này loại bỏ nhu cầu về kim loại nặng và nguyên liệu dầu mỏ như acetaldehyde được sử dụng trong tổng hợp Butylene Glycol thông thường.
Cơ chế hoạt động của Butylene Glycol
Trong sản phẩm, Butylene Glycol hoạt động để thúc đẩy tăng cường khả năng xâm nhập của những thành phần khác. Vì các hoạt chất có trong kem dưỡng thường có kích thước phân tử lớn nên khó có thể thẩm thấu qua da. Trên thực tế, những thành phần có thể thấm qua da rất ít, còn phần lớn thành phần đều tích tụ trên bề mặt. Điều này không hề tốt đối với sự phát triển của da. Butylene Glycol đóng vai trò quan trọng khi giúp tăng cường sự xâm nhập vào da của các thành phần, từ đó nâng hiệu quả tổng thể của sản phẩm lên đáng kể.
Không dừng lại đó, Butylene Glycol còn có khả năng tạo độ mỏng cần thiết cho texture. Nếu bạn bôi lớp kem quá dày sẽ khiến da dễ bị bóng nhờn, gây cảm giác khó chịu. Butylene Glycol được thêm vào trong công thức để giúp khắc phục điều này, giúp da có được cảm giác thoải mái hơn. Mặt khác, Butylene Glycol cũng giúp làm giảm thời gian thẩm thấu của lớp kem trên da, tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ở vai trò là một dung môi, Butylene Glycol hoạt động làm cho những thành phần khác trong công thức được trộn vào nhau đều hơn, kết cấu sản phẩm nhờ đó cũng đồng nhất hơn.
Đặc biệt, Butylene Glycol còn có đặc tính dưỡng ẩm khi có thể hút độ ẩm từ không khí để cung cấp cho da. Điều này sẽ tăng cường khả năng hydrat hiệu quả ở các tế bào da. Chưa dừng lại ở đó, Butylene Glycol còn giúp hạn chế hiệu quả nếp nhăn hình thành trên da.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Lactic Acid là gì?
Lactic Acid hay Axit lactic hay axit sữa là một loại Alpha Hydroxyl Axit (AHA) - một dưỡng chất có thể tổng hợp trong tự nhiên. Mặt khác, Axit lactic còn được biết đến là một axit carboxylic với công thức hóa học C₃H₆O₃, được phân tách lần đầu tiên vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Công thức hóa học của Axit Lactic
Nhờ tính linh hoạt, Axit Lactic được ưa chuộng và ứng dụng khá nhiều trong đời sống của con người như trong công nghệ thực phẩm và làm đẹp. Đối với phái đẹp, Axit lactic được coi là “thần dược” sắc đẹp trong việc chăm sóc da nhờ khả năng thẩm thấu, len lỏi vào tận sâu vào các tế bào biểu bì. Khi được so sánh với Glycolic – một AHA khác cùng nhóm có khả năng thẩm thấu, Axit lactic được đánh giá cao hơn nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi, hoạt chất nhẹ và làm da mềm mịm.
Đặc biệt nhờ đặc tính giữ nước cao, Axit lactic hạn chế sự mất nước của da khi sử dụng trực tiếp. Axit lactic được coi là sự lựa chọn khá an toàn với phái đẹp bởi khả năng tương thích trên nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Michele S. Green đến từ trường Đại học Yale University nhận định rằng Axit lactic có khả năng tái tạo cấu trúc da chỉ sau vài lần sử dụng, đặc biệt Axit lactic nồng độ khoảng 12% sẽ giúp tác động sâu xuống cả lớp biểu bì và hạ bì.
Axit lactic còn giúp tẩy đi lớp tế bào chết trên da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm, từ đó làm sáng da, giảm thâm, hỗ trợ cải thiện dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và làm da căng bóng.
Lactic Acid cải thiện dấu hiệu lão hóa, giảm nếp nhăn và làm căng da
Điều chế và sản xuất Lactic Acid
Sản xuất Lactic Acid từ lên men vi khuẩn
Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid có thể từ váng sữa hoặc sữa chua,... Tận dụng các loại vi khuẩn để tạo ra quá trình lên men từ các nguyên liệu trên có thể thu được L-Lactic - Hợp chất thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.
Sản xuất Lactic Acid từ quy trình tổng hợp chất
Quá trình sản xuất Lactic Acid từ các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, than đá. Từ những nguyên liệu này, sẽ điều chế và thu được hoạt chất acetaldehyde.
Sau đó, hoạt chất acetaldehyde sẽ nhiệt phân để tạo ra lactonitrile. Cuối cùng, lactonitrile được thanh lọc và hydroxy hóa thành Acid Lactic. Thành phần Lactic Acid ở công đoạn này thường là hỗn hợp của dạng D- và L- ,được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-.
Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic, do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL- sẽ tiếp tục xúc tác phân giải đường để thu được sản phẩm như mong muốn.
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Lactic Acid đóng vai trò là chất kích thích thúc đẩy quá phát triển của tế bào dưới lớp biểu bì da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới dưới da đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và làm da căng mịn.
Lactic Acid hoạt động linh hoạt và lướt nhẹ trên bề mặt da, giúp phá vỡ các liên kết của tế bào chết, tăng cường phát triển biểu bì và giữ ẩm cho da.
Lactic acid giúp kiểm soát dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông và gây mụn, từ đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và không tạo cảm giác khô da khi sử dụng.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Isopropyl Alcohol là gì?
Isopropyl Alcohol (IPA) là một loại cồn hóa học không màu, dễ cháy, hơi ngọt và có mùi hắc nhẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Isopropanol, cồn, 2-Propanol, Propan-2-ol. Isopropyl Alcohol có công thức hóa học là CH3CHOHCH3 (C3H8O), còn được gọi là cồn tẩy rửa.
Công thức hóa học của Isopropyl Alcohol
Đối với phái đẹp, Isopropyl Alcohol là thành phần quen thuộc xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da. Trong mỹ phẩm, Isopropyl Alcohol đóng vai trò là dung môi hòa tan dưỡng chất đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm, đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da; hoặc thành phần giúp bảo quản mỹ phẩm khỏi những xâm nhập của vi khuẩn, tăng tuổi thọ cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 được công bố cho thấy khi tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có cồn tẩy rửa có thể gây hại cho da vì làm cho da mất đi khả năng ngăn nước. Từ đó, chất tẩy rửa thâm nhập vào sâu bên trong ăn mòn các lớp bề mặt của da. Cồn tẩy rửa cũng phá huỷ các chất dưỡng trong da, những chất tự nhiên làm dịu và chất bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Isopropyl Alcohol bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
Thành phần gây hại thường được nhắc tới là cồn khô (alcohol denat hay ethanol). Ethanol giống như cồn bia rượu. Lí do thành phần này chịu khá nhiều tiếng xấu là do cả ethanol và alcohol denat khi sử dụng với số lượng lớn đều khiến tế bào sinh ra gốc tự do, gây lão hoá tế bào. Do đặc tính hút ẩm, ethanol rút nước, khiến da khô, nẻ, mất đi độ ẩm do lớp dầu tự nhiên bị phá huỷ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mỹ phẩm chứa alcohol denat và các loại alcohol khác.
Isopropyl Alcohol trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại:
Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.
Điều chế và sản xuất Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol được điều chế bằng 3 phương pháp hydro hóa:
Hydro hóa trực tiếp: Sử dụng Propence hidrate hóa trực tiếp với nước, ở dạng lỏng hoặc dạng khí. Điều kiện xảy ra phản ứng là có áp suất và chất xúc tác của chất rắn hay axit hỗ trợ.
Hydro hóa gián tiếp: Propen phản ứng với axit sunfuric tạo thành hỗn hợp Este sunfat, sau đó thủy phân bằng cách chưng cất để tạo ra Isopropyl Alcohol.
Hydro hóa acetone: Acetone thô được hydro hóa trong pha lỏng trên niken Raney hoặc hỗn hợp đồng và oxit crom để tạo thành cồn IPA.
Cơ chế hoạt động của Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol có khả năng rửa sạch keo dính, dầu mỡ hay sơn bám trên bề mặt. Isopropyl Alcohol làm phân hủy chất béo và ADN vì thế Isopropyl Alcohol còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm để loại bỏ ADN khỏi các mô trong phân tích gen.
Men chứa kẽm là gì?
Men vi sinh, bao gồm các vi khuẩn sống và nấm men, mang lại lợi ích cho cơ thể của bạn. Vi khuẩn và nấm men tự nhiên đã hiện diện trong cơ thể, cùng với nhiều loại khác. Mỗi có thể con người có thể có đến hàng nghìn tỷ sinh vật sống giúp hỗ trợ các chức năng cũng như sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các vi khuẩn thường trú trong cơ thể đều có lợi, một số loại có thể gây hại. Và việc bổ sung men vi sinh sẽ giúp tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi, cải thiện khả năng chống lại vi khuẩn gây hại và tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Bên cạnh đó, khi nói đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chất dinh dưỡng có thể nghĩ đến đầu tiên là vitamin C, thường được quảng cáo là chất bảo vệ tự nhiên chống lại cảm lạnh và các bệnh lý khác. Nhưng kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết và hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.

Men chứa kẽm, đây là một sự kết hợp giữa men vi sinh và kẽm đặc biệt hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và đề kháng lại các mầm bệnh.
Điều chế sản xuất men chứa kẽm
Trong chăn nuôi, men vi sinh giàu kẽm đã được phát triển như một sản phẩm phụ gia chăn nuôi. Để sản xuất men giàu kẽm, hai chủng vi sinh vật Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae (nấm men) đã được nuôi cấy bằng oxit kẽm (kẽm vô cơ). Trong quá trình sản xuất, kẽm vô cơ sẽ được chuyển đổi thành kẽm hữu cơ và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Men chứa kẽm sử dụng ở người với các công thức sản xuất đặc biệt có thể chứa nhiều chủng lợi khuẩn kết hợp với kẽm, vitamin C hoặc với công thức sản xuất men vi sinh kết hợp cùng kẽm và vitamin D. Các chế phẩm này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch ở cả người lớn và trẻ em.

Cơ chế hoạt động
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sự tăng trưởng và sức khoẻ của con người và động vật. Các nghiên cứu trước đây cho rằng kẽm có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng trưởng, hiệu suất sinh sản và khả năng chống lại bệnh tật. Kẽm giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của gốc oxy tự do được tạo ra trong quá trình kích hoạt miễn dịch, có hiệu quả chống oxy hóa, đồng thời giúp chống lại quá trình stress oxy hóa bằng nhiều cơ chế khác nhau.
Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho cơ thể, như đã đề cập ở trên, với nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch ở người và động vật. Nghiên cứu cho thấy rằng, men vi sinh chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Saccharomyces cerevisiae có tác dụng mạnh mẽ đến tình trạng chống oxy hoá và khả năng miễn dịch của động vật, giúp ức chế quá trình peroxide hóa lipid ở lợn.
Trong một điều kiện thích hợp, chế phẩm sinh học có khả năng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm. Bên cạnh đó, kẽm và men vi sinh có cơ chế tác dụng khác nhau do đó được đề xuất rằng việc kết hợp sẽ giúp mang lại tác dụng hiệp đồng của men chứa kẽm.

Methylisothiazolinone là gì?

Methylisothiazolinone là một chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm thuộc nhóm Isothiazolinene. Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, hòa tan trong nước.
Nhiều người hay gọi thành phần Methylisothiazolinone bằng kí hiệu ngắn gọn là MCI. Một số tên gọi khác của thành phần Methylisothiazolinone như: 4-Isothiazolin-3-one, 5-chloro-2-methyl-, 5-Chloro-N-methylisothiazolin-3-one và 5-Chloro-2-methyl-3(2H)-isothiazolone.
Thành phần Methylisothiazolinone cùng với thành phần Paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm. Tuy nhiên Methylisothiazolinone lại là một hóa chất ăn mòn cao, vô cùng độc hại nếu hít, nuốt phải.
Methylisothiazolinone được đánh giá là một chất khá nhạy cảm cho da. Một số tác dụng phụ của chất này có thể kể đến như da bong vảy, bong tróc, da bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mụn và sưng ở vùng mắt. Methylisothiazolinone cũng bị nghi ngờ là một chất độc thần kinh.
Cơ chế hoạt động
Methylisothiazolinone giúp nâng cao tính an toàn và thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Nếu không có chất bảo quản như Methylisothiazolinon, sản phẩm sẽ có mùi khó chịu, đổi màu hoặc phát triển các loại nấm mốc tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe.
Moroccan Lava Clay là gì?
Moroccan Lava Clay là một loại đất sét còn được gọi là Rhassoul hoặc Ghassoul, loại đất sét này được chiết xuất từ trầm tích trên dãy núi Atlas ở Ma-rốc, nó được biết đến là một loại đất sét màu nâu nhạt thường được gọi là Vua của các loại đất sét. Đất sét được chiết xuất thủ công bằng tay và sau đó phơi nắng cho khô.
Moroccan Lava Clay được sử dụng trong bí quyết làm đẹp của chị em phụ nữ qua bao thời đại, ngay từ thời La Mã và Ai Cập cổ đại. Trong nhiều thế kỷ, các chị em đã sử dụng Moroccan Lava Clay để chữa bệnh và làm đẹp.
Moroccan Lava Clay là đất sét chứa rất giàu khoáng chất được biết đến như Kali, Sắt, Silica và Magie. Nó có tác dụng làm sạch da mà không loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da. Nó không làm khô da và hoạt động tốt cho mọi loại da. Nó đã hoạt động tốt ngay cả đối với làn da nhạy cảm.

Điều chế sản xuất Moroccan Lava Clay
Moroccan Lava Clay là một loại đất sét được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên không qua quá trình tổng hợp hóa học, cũng như cái tên nói lên nguồn gốc, loại đất sét này được chiết xuất từ trầm tích trên dãy núi Atlas ở Ma-rốc.
Cơ chế hoạt động
Đất sét Rhassoul chứa đầy các nguyên tố kim loại mang điện tích âm. Năng lượng từ trường này hút ra các chất độc tích điện dương và liên kết với chúng để khi bạn rửa sạch đất sét, các chất độc có chủ đích sẽ đi theo nó. Vì lý do này, đất sét Rhassoul được sử dụng như một chất khử độc cho da và cho tóc.
Moroccan Lava Clay với đặc tính tự nhiên mang lại, nó có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, loại bỏ tế bào chết, giúp làn da được cải thiện độ đàn hồi. Làm mịn kết cấu da và cải thiện sức khỏe làn da. Khi sử dụng trên da đầu, đất sét Moroccan làm giảm cảm giác khó chịu do ngứa hoặc bong tróc.
Ngoài ra đất sét Moroccan còn có thể làm sạch hiệu quả vùng da dễ bị mụn. Với khả năng chống viêm và khử trùng Moroccan Lava Clay làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho các bệnh trên da như bệnh chàm. Đặc biệt đất sét Moroccan có khả năng kích thích tái tạo da rất tốt.
Myristic Acid là gì?
Myristic Acid là một acid béo bão hòa thu được trong quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các loại bơ đậu, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân… có thành phần tự nhiên chứa hàm lượng dồi dào Myristic Acid.

Tồn tại ở dạng tinh thể rắn, có màu trắng, Myristic Acid có thể tan trong nước, dung môi hữu cơ, ethanol, DMSO…
Người ta sử dụng Myristic Acid làm nguyên liệu thô, chất hoạt động bề mặc cũng như là sản xuất chất nhũ hóa. Trong các loại este, hương hoặc công thức mỹ phẩm, Myristic Acid hoạt động với khả năng nhũ hóa và làm chất hoạt động.
Điều chế sản xuất Myristic Acid
Myristic Acid được tổng hợp tự nhiên trong bơ của cây nhục đậu khấu, ở phần lớn các động vật, chất béo thực vật.
Myristic Acid được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, điện phân methyl hydrogen adipate và acid decanoic acid hoặc bằng quá trình oxy hóa Maurer của ancol myristic.
Mallow là gì?
Cẩm quỳ tím (tên khoa học là Malva sylvestris) là loài thảo mộc có hoa mọc có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Phi. Hoa và lá của loài hoa này có thể ăn được và khá được chuộng trong nhiều món ăn tại Trung Đông và Trung Quốc.
Dịch chiết từ cây cẩm quỳ gọi là mallow (xuất phát từ “malate” trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là mềm mại), do đặc tính của cẩm quỳ là có thể làm cho phân mềm, nhuận tràng nhờ chứa nhiều chất nhầy.

Mallow được dùng phổ biến trong y học để điều trị viêm và các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Không dừng lại đó, mallow còn mang lại những lợi ích tích cực đối với làn da, như giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho da. Sở dĩ mallow có những công dụng này là do trong dịch chiết xuất có chứa nhiều chất nhầy, polysaccharides và tannin… Khi da bị vết bỏng hay vết ngứa do côn trùng đốt thì mallow có thể nhanh chóng làm dịu da.
Lượng lớn chất nhầy trong mallow thật sự là dưỡng chất tuyệt vời đối với da. Nó giống như một loại gel tự nhiên phủ trên bề mặt da, nhờ đó giúp da được dưỡng ẩm, hạn chế bị mất nước hay làm dịu da kích ứng.
Không ngạc nhiên khi từ lâu mallow đã được chuộng là thành phần lý tưởng trong các sản phẩm dưỡng da, chống oxy hóa cho da.
Ngoài ra, chiết xuất cẩm quỳ còn có đặc tính chống viêm, khử trùng, rất hữu ích để điều trị mụn trứng cá và kích ứng da. Ngay cả các bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến cũng có thể được cải thiện đáng kể với mallow. Chiết xuất cẩm quỳ còn chứa flavonoid, vitamin C và E, là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp làn da ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm hay tác hại của tia UV).

Điều chế sản xuất
Mallow là chiết xuất thu được từ hoa, lá hoặc hạt của cây cẩm quỳ bằng phương pháp ngâm. Dịch chiết này chứa các retinol, axit ascorbic,... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các tình trạng xấu cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Sự hiện diện của polyphenol trong thành phần mallow sẽ thúc đẩy tăng độ đàn hồi lớp hạ bì, giúp các collagen được tổng hợp tích cực. Bên cạnh đó, chất polysaccharides trong mallow còn giúp điều chỉnh mức độ ẩm cho da, giúp ngăn ngừa hiện tượng khô da mặt.
Marshmallow là gì?
Marshmallow là loại dược liệu quý có nguồn gốc châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Vào thời Ai Cập cổ đại, marshmallow đã được dùng để sản xuất kẹo dẻo. Về sau, các nhà khoa học phát hiện loại thực vật này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó rễ cây mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da.
Trong rễ cây marshmallow có chứa lượng lớn chất nhầy cùng nhiều chất khác bao gồm pectin, tinh bột, polysaccharides, betain, tannin, axit galacturonic, axit glucuronic, galactose, muối khoáng và vitamin (phức hợp các loại vitamin A, C, E và B). Nhờ đó, rễ cây có khả năng bảo vệ niêm mạc, tái tạo mô bị hỏng; đồng thời giúp làm dịu da, chống kích ứng và giữ ẩm da rất hiệu quả.

Các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân có chứa chiết xuất từ rễ cây marshmallow rất thích hợp dùng cho những làn da dễ bị kích ứng, da nhạy cảm; đặc biệt là đối với các sản phẩm chăm sóc trẻ em.
Với chị em phụ nữ gặp vấn đề tại vùng da quanh mắt (thâm mắt, bọng mắt, nếp nhăn do thiếu độ ẩm), chiết xuất marshmallow chính là thành phần tốt để giải quyết các mối lo lắng này.
Ngoài ra, nhờ có đặc tính chống viêm mà chiết xuất marshmallow còn là lựa chọn tuyệt vời cho những người có làn da bị chàm hoặc bệnh rosacea.
Điều chế sản xuất
Chiết xuất rễ cây marshmallow được sản xuất thông qua quá trình làm lạnh để tránh mất dưỡng chất trong quá trình xử lý nhiệt. Chiết xuất thu được từ nguồn nguyên liệu sau đó được cô đặc lại, hòa tan trong glycerin và nước ở nồng độ 5% (chiết xuất) và 95% (chất pha loãng).
Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
L-Threonine là gì?
L-Threonin là một α-amino axit có công thức hóa học HO₂CCHCHCH₃, đồng thời cũng là một axit amin thiết yếu có phân cực. Threonin là một trong hai axit amin sinh protein mang một nhóm ancol, giống như serin, là một trong hai axit amin thiết yếu có nhánh bên đối xứng.
L-Threonine là một axit amin thiết yếu nhưng axit amin này có thể sử dụng để tạo ra protein. Các axit amin thiết yếu phải được lấy từ thực phẩm thông qua chế độ ăn uống, cơ thể không thể tự tạo ra được.

L-threonine được mọi người sử dụng khi bị rối loạn kiểm soát cơ bắp, độ căng cơ, yếu và cứng cơ ở chân, bệnh xơ cứng teo cơ bên hoặc ALS (Lou Gehrig). Còn một số hạn chế là các bằng chứng khoa học về những công dụng này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Điều chế sản xuất L-Threonine
Các nhà sản xuất axit amin thường được phát triển bằng cách gây đột biến ngẫu nhiên, lặp đi lặp lại do khó khăn trong việc thiết kế hợp lý mạng lưới trao đổi chất phức tạp và được điều chỉnh cao. Ở đây, chúng tôi báo cáo sự phát triển của chủng Escherichia coli sản sinh quá mức L -threonine đã được xác định về mặt di truyền bằng kỹ thuật chuyển hóa hệ thống. Sự ức chế phản hồi của aspartokinase I và III (được mã hóa bởi thrA và lysC, tương ứng) và các quy định về suy giảm phiên mã (nằm trong thrL) đã bị loại bỏ.
Các con đường cho sự suy thoái Thr đã bị loại bỏ bằng cách xóa tdh và làm biến đổi ilvA. Các meta và Lysagen đã bị xóa để tạo ra nhiều tiền chất hơn cho quá trình sinh tổng hợp Thr. Các gen mục tiêu khác sẽ được thiết kế đã được xác định bằng cách lập hồ sơ phiên mã kết hợp với phân tích phản ứng thông lượng silico, và mức độ biểu hiện của chúng được điều chỉnh theo đó.
Chủng E. coli được biến đổi gen cuối cùng có thể tạo ra Thr với năng suất cao là 0,393g mỗi gam glucoza, và 82,4g/l Thr bằng cách nuôi cấy theo mẻ. Chiến lược kỹ thuật chuyển hóa hệ thống được báo cáo ở đây có thể được sử dụng rộng rãi để phát triển các sinh vật được xác định về mặt di truyền nhằm sản xuất hiệu quả các sản phẩm sinh học khác nhau.
Cơ chế hoạt động của L-Threonine
L-Threonine khi vào cơ thể, được cơ thể biến đổi thành một hóa chất gọi là glycine. Hoạt chất glycine hoạt động trong não, để điều tiết sự co thắt cơ bắp không mong muốn.
Methyl Hydroxybenzoate là gì?
Methyl Hydroxybenzoate là một loại paraben thường được sử dụng làm chất bảo quản để giúp sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn. Chúng được thêm vào thực phẩm hoặc mỹ phẩm để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác.
Methyl Hydroxybenzoate
Điều chế sản xuất
Trong khi hầu hết Methyl Hydroxybenzoate mà chúng ta nhìn thấy và sử dụng đều được sản xuất tổng hợp, Methyl Hydroxybenzoate tồn tại trong tự nhiên, thường được tìm thấy trong thực vật ở dạng Methyl Hydroxybenzoate để bảo vệ thực vật, do đặc tính chống nấm, chống vi khuẩn.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế của Methyl Hydroxybenzoate có thể liên quan đến suy ty thể phụ thuộc vào sự cảm ứng chuyển đổi tính thấm màng kèm theo sự khử cực của ty thể và sự cạn kiệt ATP của tế bào thông qua sự tách rời của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa.
Sản phẩm liên quan











