Thiếu máu nhược sắc là gì? Những thông tin bạn cần biết về bệnh lý


Bệnh lý thiếu máu nhược sắc là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu nhược sắc

Trong giai đoạn ban đầu, dấu hiệu cụ thể của tình trạng thiếu máu nhược sắc thường không rõ ràng, làm cho người bệnh khó nhận biết. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, sự thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan và dẫn đến xuất hiện các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Tóc khô xơ, dễ gãy rụng: Tóc trở nên khô và yếu, dễ gãy rụng nhiều hơn so với bình thường.
  • Tim đập nhanh và khó thở khi gắng sức: Nhịp tim tăng lên, đồng thời có cảm giác khó thở khi vận động hoặc gắng sức.
  • Móng tay, móng chân biến đổi hình dạng, khô, dễ gãy: Móng tay và móng chân thường trở nên mảnh mai, khô và dễ gãy.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Cảm giác mệt mỏi và suy nhược kéo dài, thậm chí khi không làm việc nặng.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, kém sức sống: Da mất đi sự tươi sáng, trở nên xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sức sống.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu: Cảm giác chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa thường xuyên xuất hiện.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt thường xuyên xảy ra, đặc biệt khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu.
  • Mắc hội chứng Pica: Cảm giác thèm ăn những vật liệu không phải thức ăn như đất, cát, bã trà, bã cà phê,...
thieu-mau-nhuoc-sac-la-gi-nhung-thong-tin-ban-can-biet-ve-benh-ly 4.jpg
Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh thiếu máu nhược sắc?

Tình trạng bệnh thiếu máu nhược sắc có thể gặp phải bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, đang mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thiếu máu nhược sắc

Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý:

  • Yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Mắc bệnh lý tiêu chảy mãn tính.
  • Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu nhược sắc

  • Thiếu sắt và thiếu vitamin cần thiết: Sắt và vitamin là hai yếu tố quan trọng đối với sự hình thành hemoglobin trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến việc tủy xương không sản xuất đủ hemoglobin để nuôi cơ thể, trong khi thiếu folate và vitamin B12 làm giảm hiệu suất sản xuất hồng cầu.
  • Các bệnh lý như HIV/AIDS, bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và ung thư có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu nhược sắc. Đồng thời, sự tác động tiêu cực lên tủy xương và quá trình sản xuất máu cũng gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Bệnh lý về đường tiêu hoá và rối loạn chuyển hóa hemoglobin: Các bệnh như viêm loét dạ dày, trĩ... ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ sắt, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu nhược sắc. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa hemoglobin do ngộ độc chì, isoniazid, chloramphenicol hoặc pyridoxin cũng là một nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Hội chứng Thalassemia: Hội chứng thalassemia là một bệnh di truyền gây ra tình trạng phá hủy hồng cầu nhiều hơn thông thường, góp phần vào sự xuất hiện của thiếu máu nhược sắc.
ung-thu-da-day-giai-doan-3-la-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri 8.jpg
Bệnh lý đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây bệnh

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu máu nhược sắc

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi nồng độ sắt và các chỉ số máu khác giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể gây ra thiếu máu và điều trị kịp thời.

Duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

Chế độ dinh dưỡng:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu sắt, folate và vitamin có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho quá trình sản xuất tế bào máu.

  • Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin - protein giúp vận chuyển oxy đến các mô và tế bào trong cơ thể. Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, gan, rau xanh như cải bó xôi và cần tây, hạt và các loại đậu như đậu nành và đậu phụ, cùng các loại hạt như hạt hướng dương và hạt bí.
  • Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bổ sung axit folic thông qua thực phẩm như rau xanh (như bó xôi, cải bắp cải xanh), các loại đậu (như đậu xanh, đậu phộng), hạt (như hạt bí) và các loại quả (như cam, quýt) sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Việc bổ sung vitamin này thông qua các loại thực phẩm như cá (như cá hồi, cá thu), thịt gia cầm, sữa và sản phẩm từ sữa, gan động vật sẽ hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả.
  • Vitamin C không chỉ giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt mà còn có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự oxy hóa. Bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm như cam, ổi, kiwi, dưa lưới, cà chua, và rau cải xanh sẽ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thiếu máu.
phac-do-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-bo-y-te 4.jpg
Tuân thủ việc thăm khám bác sĩ để theo dõi bệnh lý tốt nhất

Phòng ngừa bệnh thiếu máu nhược sắc

Bệnh thiếu máu nhược sắc có thể xuất hiện ở bất kì ai trong chúng ta. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả bệnh, cần phải có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như trên cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm thiếu máu nhược sắc

Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu dưới đây để chẩn đoán bệnh thiếu nhược sắc:

  • Công thức máu toàn phần (CBC): Xét nghiệm cung cấp cho bác sĩ thông tin về nồng độ huyết sắc tố và các thành phần trong máu.
  • Phết máu ngoại vi: Bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra các tế bào máu thông qua kính hiển vi.
  • Số lượng hồng cầu lưới: Xét nghiệm này đo số lượng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành (hồng cầu lưới) trong tủy xương. Từ đó, thông tin về số lượng hồng cầu lưới có thể cung cấp cho bác sĩ về tình trạng sản xuất hồng cầu của tủy xương.

Phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc bổ sung sắt: Sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao nồng độ sắt trong cơ thể.
  • Thuốc bổ sung folate và vitamin: Các loại thuốc bổ sung folate và vitamin B12 có thể được sử dụng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, việc điều trị còn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Điều trị hiệu quả bệnh lý gây ra thiếu máu như ung thư, viêm nhiễm, thalassemia và các bệnh lý khác.
  • Chữa trị bệnh đường ruột: Điều trị các bệnh đường ruột như viêm loét dạ dày, viêm ruột và tiêu chảy để cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng.
daflon-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 1.jpg
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ điều trị bệnh



Chat with Zalo