Tê chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tê chân là hiện tượng chân không có cảm giác hoặc ít cảm giác, có thể xảy ra sau chấn thương ở cột sống hoặc do các bệnh mãn tính nghiêm trọng. Cảm giác tê buốt ở trường hợp này thường kéo dài, có xu hướng phát triển theo thời gian và cần điều trị y tế sớm để tránh rủi ro. Nhiều trường hợp chỉ tạm thời hoặc kéo dài trong thời gian ngắn do khí huyết kém lưu thông và có thể tự thuyên giảm.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tê chân
Ngứa ran và cảm giác châm chích ở bàn chân;
Có cảm giác như điện giật hay kim châm;
Yếu chân, khó đi lại và vận động;
Một số trường hợp nặng, cảm giác tê buốt có thể lan sang những bộ phận khác của cơ thể, thường gặp như bàn chân, ngón chân, cẳng chân.
Tác động của tê chân đối với sức khỏe
Tê chân tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý. Nhất là khi chân hoạt động không hiệu quả và mất đi cảm giác thông thường. Ngoài ra tê chân có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương dây thần kinh do các bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng có thể gặp khi tê chân
Thông thường, việc không điều trị tê chân có thể gây ra những biến chứng như: Yếu cơ, teo cơ, mất khả năng vận động, rối loạn cảm giác không phục hồi, mất chức năng ruột và bàng quang, bại liệt...
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tê chân có những tính chất sau đây bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe:
- Tê chân kéo dài trên 7 ngày;
- Tê đột ngột không rõ nguyên nhân;
- Tê kèm đau nhức, yếu chân, khó vận động và nhiều biểu hiện bất thường khác;
- Mức độ tê chân tăng dần theo thời gian hoặc cảm giác tê yếu lan rộng đến nhiều bộ phận khác;
- Khó đi lại và vận động;
- Rối loạn cảm giác ở thắt lưng dưới và hai chân;
- Tê chân sau một chấn thương mạnh.
Những ai có nguy cơ mắc phải tê chân?
Người bị tai nạn, chấn thương tủy sống;
Người nghiện rượu mãn tính;
Phụ nữ mang thai;
Người làm công việc khuân vác nặng;
Người bệnh đái tháo đường.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tê chân
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tê chân, bao gồm: Bệnh tiểu đường, sau phẫu thuật giải áp ống sống thắt lưng...
Nguyên nhân sinh lý: Thói quen sinh hoạt khiến mạch máu kém lưu thông (ví dụ mang vớ hoặc mặc quần quá chật), duy trì sai tư thế trong khi lao động, sinh hoạt (ví dụ ngồi chồm hổm, quỳ lâu, ngồi bắt chéo chân quá lâu...) hoặc trong khi ngủ.
Nguyên nhân bệnh lý: Bệnh lý mãn tính, bệnh về cột sống và dây thần kinh. Sau đây là một số bệnh có thể gây tê chân:
Chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh
Bệnh lý thần kinh bị chèn ép là tình trạng áp lực lên dây thần kinh ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của nó. Ngoài tình trạng tê, bệnh lý thần kinh do chèn ép có thể khiến cơ yếu hoặc co giật.
- Hội chứng cơ hình lê: Đau ngứa ran, hoặc tê ở vùng mông; tê và yếu nặng dần, lan xuống phía sau đùi, bắp chân và bàn chân, đau tăng khi ngồi lâu.
- Đau dây thần kinh tọa: Nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, trong đó thường gặp bệnh lý như Thoái hóa cột sống - Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay Hẹp ống sống có chèn ép thần kinh tọa, không chỉ gặp triệu chứng đau nhức lưng, mà cơn đau còn lan xuống mông, chân, kèm theo cảm giác tê ngứa. Các triệu chứng xuất hiện tùy vị trí do các dây thần kinh bị ảnh hưởng chi phối.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Trong bệnh lý thần kinh ngoại biên, các đầu dây thần kinh ở tay và chân đều bị ảnh hưởng. Với tình trạng này, có thể có hoặc không có cảm giác đau và cảm giác tê thường xuyên, thường gặp trong bệnh Đái tháo đường
- U thần kinh Morton: U dây thần kinh giữa cổ chân gây chèn ép thần kinh gây đau nhức kèm tê ngứa bán chân, các ngón chân, thường gặp ngón thứ ba, ngón thứ tư bàn chân.
Bệnh lý mạn tính, bệnh tự miễn
- Đa xơ cứng: Những người bị đau cơ xơ hóa bị đau dai dẳng, thường xuyên ở nhiều vùng khắp cơ thể, cũng như mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về đường ruột, trầm cảm, khó ngủ và các triệu chứng tổng quát khác.
- Hội chứng Guillain Barre: Triệu chứng điển hình đầu tiên là tình trạng viêm đa dây thần kinh cấp tính và tiến triển nhanh gây ra mất cảm giác và yếu cơ. Nguyên nhân do bệnh lý tự miễn gây tổn thương rễ thần kinh hủy myelin. Tê ngứa hay mất cảm giác trên vùng ngón tay, ngón chân hoặc cả hai.
- Bệnh Charcot- Marie- Tooth: Bệnh rối loạn dây thần kinh ngoại vi do di truyền gây dị tật chân như ngón chân quắp và vòm cao, cơ yếu và mất cân bằng có thể làm cho đi bộ khó khăn, giảm khả năng chạy, xuất hiện các điểm yếu ở chân, thường xuyên vấp ngã, giảm cảm giác nóng, lạnh, chạm nhẹ, tê tay chân.
- Xơ vữa động mạch gây thiếu máu.
- Suy giáp.
- Đột quỵ.
Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh giang mai.
- Bệnh Lyme.
- Nhiễm trùng Herpes.
Các nguyên nhân khác
- Chấn thương.
- Thiếu vitamin B12.
- Rối loạn nồng độ canxi, kali hoặc natri trong máu.
- Sử dụng rượu quá mức.
- Động vật hoặc côn trùng cắn.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tê chân
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Tập luyện thể dục hằng ngày, đi bộ, đạp xe.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng:
Hạn chế uống rượu bia quá nhiều.
Không nên hút thuốc lá.
Thực phẩm giàu vitamin B12 có thể giúp cải thiện tình trạng tê chân. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 gồm: Trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, thịt bò, gan động vật, ngũ cốc.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tê chân
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng, kiểm tra dáng đi, khả năng vận động, phản xạ của chân và triệu chứng toàn thân.
Một số kĩ thuật giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh gây tê chân và mức độ nghiêm trọng:
- Chụp X - quang cột sống: Kiểm tra những bất thường ở cột sống và khả năng chèn ép dây thần kinh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra được vị trí có dây thần kinh bị tổn thương và mức độ chèn ép.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Kiểm tra những tổn thương nhỏ khó phát hiện.
- Điện cơ đồ (EMG): Kiểm tra mức độ phản ứng của cơ khi có các kích thích điện.
Phương pháp điều trị tê chân hiệu quả
Dùng thuốc
- Thuốc điều trị triệu chứng tê tay.
- Thuốc giảm đau, bao gồm cả NSAID.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc điều trị bệnh lý liên quan.
Không dùng thuốc
Châm cứu, bấm huyệt
Tê tay được mô tả trong chứng Ma mộc (tê bì). Trong đó tê (ma) là cấp độ nhẹ, cảm giác như kiến bò hoặc kim chích, bỏng rát, đau nhức, vẫn cảm nhận được kích thích, còn bì (mộc) là mức độ nặng hơn, không còn cảm giác, thường kèm theo yếu liệt, teo cơ, mất vận động.
- Châm cứu, cấy chỉ tại các vị trí huyệt theo từng vùng:
- Vùng thắt lưng - mông: Giáp tích, Đại trường du, Bàng quang du, Thận du, Trật biên, Hoàn khiêu.
- Vùng đùi - cẳng chân: Phong long, Huyết hải, Lương Khâu, Ân môn, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Thừa sơn.
- Vùng cổ bàn chân: Giải khê, Côn lôn, Thái xung, Dũng tuyền, Bát phong, A thị huyệt.
Xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân được ghi nhận góp phần hỗ trợ giảm triệu chứng này. Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh có thể tự day ấn huyệt, thời gian 2 - 3 phút/huyệt. Nên kết hợp với xoa bóp trong 30 phút/lần/ngày, kéo dài 15 - 30 ngày hoặc đến khi bệnh ổn định.
Vật lý trị liệu
- Tập vật lý trị liệu.
- Ngâm chân với nước ấm hoặc chườm lạnh.
- Liệu pháp siêu âm.
- Liệu pháp xoa bóp.
- Cố định (đeo nẹp).
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong phục hồi tổn thương dây thần kinh. Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B và Magie như thịt, cá, hạt, bơ, sữa, rau xanh…
Phẫu thuật
Phẫu thuật hiếm khi là phương pháp điều trị đầu tiên, nhưng đôi khi có thể cần thiết khi:
- Điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Tê kéo dài trên 6 - 12 tuần.
- Biến chứng yếu cơ, teo cơ, liệt.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa.
- Tê liên quan bệnh lý tủy sống, Thoát vị đĩa đệm mức độ chèn ép thần kinh nghiêm trọng.