Sốc phản vệ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng. Tình trạng này chỉ xảy ra sau vài giây hoặc vài phút khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy làm thế nào để nhận biết được tình trạng sốc phản vệ và điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ
Những triệu chứng phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút từ lúc người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra lâu hơn sau khi tiếp xúc.
Các dấu hiệu của sốc phản vệ:
Huyết áp thấp;
Mạch nhanh và yếu;
Người cảm thấy lo lắng, lú lẫn;
Nói lắp;
Mặt, miệng và cổ họng bị sưng lên;
Buồn nôn, nôn hay tiêu chảy;
Những phản ứng trên da như phát ban, ngứa, da đỏ bừng hay nhợt nhạt;
Khó thở do bị co thắt đường thở;
Chóng mặt, ngất xỉu.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốc phản vệ
Người bị sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong do bị tắc nghẽn đường thở do viêm hay gây ra một cơn đau tim.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi cơ thể bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… sau vài giây tới vài phút mà xuất hiện triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc phải sốc phản vệ?
Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sốc phản vệ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sốc phản vệ
Các yếu tố làm tăng nguy sốc phản vệ:
Đã bị sốc phản vệ trước đó;
Gia đình có người đã từng bị sốc phản vệ;
Dị ứng hay hen suyễn;
Một vài yếu tố khác: Bệnh tim, sự tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu nhất định.
Khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ sẽ tạo ra những kháng thể để tự bảo vệ khỏi những chất lạ này. Hầu hết, cơ thể không phản ứng với những kháng thể được giải phóng. Tuy nhiên, khi bị sốc phản vệ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân.
Bất cứ chất nào gây ra dị ứng cũng được gọi là chất gây dị ứng. Ở một số người bị dị ứng, ngay cả khi tiếp xúc chất gây dị ứng với một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Một số chất gây dị ứng bao gồm:
Thuốc: Kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau,…
Thực phẩm: Sữa, trứng, cá, lúa mì, đậu phộng,…
Vết đốt động vật: Ong, kiến lửa,…
Mủ cao su, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốc phản vệ
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Phương pháp phòng ngừa sốc phản vệ hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Tránh những tác nhân gây dị ứng.
Có thể mang theo ống tiêm epinephrine, prednisone hay các thuốc histamine nếu có.
Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc trước khi bác sĩ kê đơn.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốc phản vệ
Chẩn đoán sốc phản vệ dựa trên tình trạng lâm sàng của người bệnh. Khi bị sốc lâm sàng người bệnh sẽ gặp một vài dấu hiệu:
Rối loạn tâm thần;
Cổ họng, mặt, miệng sưng lên;
Da xanh xao, tái nhợt;
Suy nhược hay chống mặt;
Huyết áp thấp;
Thở khò khè.
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh phổi khi thở để kiếm tra xem có dịch trong phổi không.
Sau khi được điều trị, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi xem người bệnh có bị dị ứng trước đó hay không.
Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả
Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế.
Nguyên tắc chung: Tất cả các trường hợp sốc phản vệ cần phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và được theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
Ngưng tiếp xúc với dị nguyên.
Dùng ngay adrenalin.
Đảm bảo tuần hoàn.
Ép tim ngoài lồng ngực hoặc bóp bóng nếu ngưng tuần hoàn.
Nếu khó thở thanh quản cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản ngay.
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng trái nếu người bệnh nôn.
Thở oxy qua mặt nạ hở: 6 – 8 lít/ phút đối với người lớn, 1 – 5 lít/ phút đối với trẻ em.
Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng. Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 0,9% tốc độ nhanh 1 – 2 lít đối với người lớn, 500 ml đối với trẻ em ở 1 giờ đầu.
Nếu cần có thể gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực.
Các thuốc khác.
Dimedrol ống 10 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: 2 ống ở người lớn và 1ống cho trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ.
Methylprednisolon lọ 40 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: 2 lọ cho người lớn và 1 lọ cho trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ.