Sa dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị


Sa dạ dày là một căn bệnh hiếm gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết được bệnh sa dạ dày và điều trị như thế nào?

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa dạ dày

  • Cảm giác chướng bụng, nhất là sau khi ăn.

  • Sau khi ăn no đứng thẳng thấy bụng dưới phình to ra, cơ bụng giãn ra.

  • Những cơn đau dạ dày kèm ợ hơi với tần suất thất và mức độ đau thay đổi thất thường.

  • Buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi.

  • Rối loạn đại tiện.

  • Thường bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

  • Người cảm thấy mệt mỏi, xanh xao.

  • Giảm cân không rõ lý do.

  • Ở những người bị nặng có thể kèm chảy máu dạ dày, nôn ra máu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sa dạ dày

Sa dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa do giảm khả năng co bóp của dạ dày.

  • Suy nhược cơ thể do giảm khả năng hấp thu dưỡng chất.

  • Loét dạ dày tá tràng.

  • Xuất huyết dạ dày.

  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ bị sa dạ dày?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sa dạ dày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sa dạ dày

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sa dạ dày: 

  • Chế độ sinh hoạt ăn uống không lành mạnh.

  • Người có thân hình ốm yếu, bụng hẹp và dài.

  • Phụ nữ sinh nở nhiều.

  • Giảm cân nhanh chóng.

  • Bị một số bệnh như: Lupus ban đỏ, viêm đa cơ, viêm tụy, viêm đường mật, viêm dạ dày, bệnh nội tiết tố chuyển hóa, đau nửa đầu, chóng mặt, có khối u trong dạ dày.

  • Tác dụng của một số thuốc: Thuốc chống co thắt, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc ức chế canxi.

Nguyên nhân dẫn đến sa dạ dày

Một số nguyên nhân dẫn tới sa dạ dày là:

  • Vận động mạnh sau khi ăn làm lượng thức ăn chưa được tiêu hóa đã bị đẩy xuống phần dưới dạ dày lâu dần làm dạ dày bị giãn ra và sa xuống.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá no, ăn không đúng bữa, ăn những thực ăn khó tiêu,…

  • Thể trạng ốm yếu làm cho cơ bụng kém săn chắc.

  • Phụ nữ sau khi sinh.

  • Luyện tập thể dục quá sức.

  • Hay suy nghĩ nhiều, stress thường xuyên.

  • Bị tiểu đường kéo dài.

  • Sức khỏe yếu, cơ thể thường xuyên đau ốm , mệt mỏi.

  • Giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

  • Tiền sử bị đau dạ dày mà không điều trị đúng cách làm cho chức năng và trương lực của dạ dày bị yếu dần.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa dạ dày

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và có kích thước nhỏ;

  • Hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng, giàu chất béo, protein;

Chế độ sinh hoạt:

  • Cần phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;

  • Duy trì một lối sống tích cực và hạn chế stress, căng thẳng;

  • Trong quá trình điều trị, khi gặp những điều bất thường nên liên hệ ngay với bác sĩ;

  • Để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe nên thăm khám định kỳ để giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu tình trạng bệnh của có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa sa dạ dày hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh sa dạ dày hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập những bài tập thể dục vừa phải để nâng cao sức khỏe.

  • Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi có khoa học: Ăn đủ bữa, không nên ăn quá no, không thực hiện những động tác mạnh sau ăn.

  • Không đứng im một chỗ quá lâu.

  • Hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, những thực phẩm cay nóng.

  • Hạn chế dùng những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia và cafe.

  • Luôn để cho tinh thần thoải mái, lạc quan.

  • Nếu muốn giảm cân, hãy đưa ra một kế hoạch giảm cân phù hợp.

  • Bỏ những thói quen ảnh hưởng xấu tới dạ dày: Bỏ bữa sáng, ăn không đúng bữa,…

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa dạ dày

Chẩn đoán sa dạ dày qua thăm khám lâm sàng, tình trạng bệnh sử cũng như lối sống của người bệnh. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh như: Siêu âm, chụp X-quang, MRI bụng để quan sát vị trí của dạ dày và đánh giá mức độ sa.

Điều này rất quan trọng để giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị sa dạ dày hiệu quả

Điều trị sa dạ dày sẽ phụ thuốc vào mức độ cũng như tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp đông – y kết hợp. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và những bài tập hỗ trợ.

Sa dạ dày ở mức độ nhẹ: Sử dụng thuốc tây y để điều trị triệu chứng kết hợp với đông y dùng châm cứu.

Sa dạ dày ở mức độ năng: Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng và luyện tập những bài tập vật lý trị liệu để tăng cường lượng mỡ cơ bụng. Sau đó châm cứu để điều trị bệnh dứt điểm.

Sa dạ dày có diễn tiến bệnh chậm và có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất hãy thăm khám sớm và thực hiện tốt phác đồ điều trị theo tư vấn của bác sĩ.



Chat with Zalo