Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa


Hội chứng suy giảm miễn dịch khiến cơ thể giảm hoặc mất khả năng bảo vệ và chống chọi lại với bệnh tật. Người bệnh mắc hội chứng này dẫn đến việc dễ nhiễm trùng, diễn tiến bệnh nghiêm trọng kéo dài và thường xuyên tái phát. Phát hiện bệnh, điều trị kịp thời và có chiến lược phòng ngừa là rất quan trọng.

Triệu chứng của hội chứng suy giảm miễn dịch

Người bệnh mắc hội chứng suy giảm miễn dịch thường dễ mắc nhiều loại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm các chủng vi khuẩn, virus hiếm gặp. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể nặng nề hơn, thời gian kéo dài và điều trị kém đáp ứng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Đau họng,chảy nước mũi, ho,...
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy kéo dài, phân sống, trướng bụng, gan lách to,...
  • Nhiễm trùng miệng: Nấm miệng, loét miệng, tưa lưỡi, viêm nha chu,...
  • Nhiễm trùng mắt: Đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt,...
  • Nhiễm trùng da: Nhọt mủ, loét da, mụn nước,...
  • Triệu chứng nhiễm trùng chung: Sốt, ớn lạnh, chán ăn, sụt cân,...

Mặc dù những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch có thể giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, nhưng họ lại có thể phát sinh những phản ứng miễn dịch chống lại mô cơ thể của chính mình và phát triển các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như lupus đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,...

Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 3
Nấm miệng là một trong những triệu chứng của suy giảm miễn dịch

Biến chứng của hội chứng suy giảm miễn dịch

Các biến chứng do hội chứng suy giảm miễn dịch khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh mà người bệnh mắc phải. Cụ thể gồm:

  • Nhiễm trùng tái phát, tình trạng đề kháng kháng sinh;
  • Các bệnh lý rối loạn tự miễn dịch;
  • Tổn thương đa cơ quan tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiết niệu hoặc tiêu hóa;
  • Chậm tăng trưởng (ở trẻ em);
  • Tăng nguy cơ ung thư;
  • Tử vong do nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kì dấu hiệu nào được đề cập ở trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch:

  • Suy dinh dưỡng;
  • Nhiễm HIV;
  • Cấy ghép tạng, hóa trị, xạ trị,...
  • Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, ung thư,...
  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid, cyclosporin A, methotrexate,...

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bao gồm:

  • Người lớn tuổi;
  • Người nằm viện trong thời gian dài;
  • Tiền sử gia đình có di truyền các đột biến gen liên quan đến rối loạn miễn dịch nguyên phát;

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm hư hại hoặc phá vỡ hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, một số tình trạng bệnh lý khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh hoặc khó bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Loại suy giảm miễn dịch này có tính chất di truyền. Có hơn 300 loại suy giảm miễn dịch nguyên phát ngăn cản hệ thống miễn dịch hoạt động như bình thường được phân loại thành 6 nhóm gồm thiếu hụt tế bào lympho T, thiếu hụt tế bào lympho B, thiếu hụt tế bào T và tế bào B kết hợp, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, không rõ nguyên nhân.
  • Dị ứng: Khi cơ thể phản ứng quá mẫn với một chất vô hại (như thực phẩm hoặc phấn hoa), hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng bằng cách giải phóng histamine gây ra các triệu chứng dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ (hắt hơi hoặc nghẹt mũi) đến nặng (khó thở và thậm chí sốc phản vệ và tử vong).
  • Rối loạn tự miễn dịch: Những rối loạn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể chúng ta. Lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường tuýp I, viêm giáp Hashimoto và viêm khớp dạng thấp là những ví dụ về các bệnh lý tự miễn phổ biến.
  • Nhiễm trùng: HIV và bệnh bạch cầu đơn nhân là những bệnh nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Ung thư: Một số loại ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch. Những bệnh ung thư này xảy ra khi các tế bào miễn dịch phát triển không kiểm soát.
  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là một phản ứng mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm lan rộng và gây ra một chuỗi các tổn thương nội tạng, suy đa tạng và tử vong.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như nhóm thuốc corticosteroid, cyclosporin A, methotrexate,... có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Các thuốc này thường được sử dụng để kháng viêm giảm đau, chống thải ghép, các bệnh tự miễn.
Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 4
HIV là những bệnh nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch

Phương pháp phòng ngừa hội chứng suy giảm miễn dịch hiệu quả

Hệ thống miễn dịch cần được nuôi dưỡng và nghỉ ngơi để luôn khỏe mạnh. Một số thay đổi lối sống giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch và giúp bạn tránh được bệnh tật. Để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả, bạn nên:

  • Bỏ hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động);
  • Duy trì cân nặng lý tưởng;
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ;
  • Tránh các loại đồ uống có cồn hoặc chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Luyện tập thể dục đều đặn;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Luyện tập thiền hoặc dưỡng sinh để cải thiện sức khỏe tâm trí;
  • Tiêm ngừa vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam;
  • Không tiêm chích ma túy hoặc sử dụng các chất gây nghiện;
  • Nếu có hệ thống miễn dịch suy yếu, bạn nên tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hoặc vừa tiêm ngừa các vắc xin sống, vắc xin giảm độc lực trong vòng 2 tuần.
Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 7
Nếu bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu, bạn nên tiêm ngừa các loại vắc xin sống, vắc xin giảm độc lực trong vòng 2 tuần

Phương pháp chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch

Để chẩn đoán người bệnh mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và tiền căn bệnh lý của bản thân và gia đình người bệnh, đặc biệt chú ý vào nhóm bệnh lý di truyền. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá bệnh lý nhiễm trùng mà người bệnh mắc phải trong một năm gần nhất, kết hợp một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán xác định.

Các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch

Các xét nghiệm được sử dụng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch bao gồm:

  • Công thức máu (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu);
  • Các xét nghiệm đánh giá mức độ đường huyết như glucose, HbA1c, Isulin trong máu;
  • Các xét nghiệm miễn dịch kháng thể như IgM, IgG, IgA;
  • Các xét nghiệm về bệnh truyền nhiễm và đánh giá miễn dịch như test HIV kháng nguyên kháng thể, miễn dịch CD4, CD8;
  • Định lượng nồng độ globulin miễn dịch trong máu;
  • Xác định nồng độ bổ thể và thực bào trong máu;
  • Điện di protein (máu hoặc nước tiểu);
  • Số lượng tế bào lympho T, tế bào lympho B;
  • Một số xét nghiệm chuyên biệt khác như: Sinh thiết tủy xương, xét nghiệm sinh học phân tử DNA,...
Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 5
Định lượng nồng độ globulin miễn dịch trong máu

Phương pháp điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch hiệu quả

Nguyên tắc điều trị của hội chứng suy giảm miễn dịch là ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị bất kỳ bệnh và nhiễm trùng nào phát triển.

  • Điều trị tích cực nhiễm trùng: Kháng sinh, kháng virus, kháng nấm, diệt ký sinh trùng,...
  • Sử dụng một số loại thuốc có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch: Interferon, liệu pháp globulin miễn dịch (IVIG),...
  • Điều trị ở người nhiễm HIV/AIDS: Sử dụng các loại thuốc để giảm tải lượng HIV (antiretroviral drug - ARV);
  • Cấy ghép tủy xương có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Tiêm vắc xin phòng tránh một số tác nhân gây bệnh như Covid-19, cúm, phế cầu, não mô cầu, Hib. Lưu ý không tiêm các vắc xin sống như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, BCG, rota,... có thể gây biến chứng nặng sau tiêm.
Hội chứng suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 6
Điều trị nhiễm trùng kịp thời đối với người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch



Chat with Zalo