Chứng ngủ nhiều nguyên phát: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị


Chứng ngủ nhiều nguyên phát là tình trạng bạn không thể tỉnh táo vào ban ngày mặc dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Chúng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt gia đình của bạn thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bản thân bạn và những người xung quanh. Các phương pháp điều trị chủ yếu dùng thuốc nhằm cải thiện giấc ngủ kèm với thay đổi thói quen đi ngủ của bạn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ nhiều nguyên phát

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ nhiều bao gồm:

  • Nhiều cơn buồn ngủ cực độ liên tục, tái diễn trong ngày.
  • Ngủ lâu hơn mức bình thường (từ 10 tiếng trở lên) những vẫn rất buồn ngủ vào ban ngày và khó tỉnh táo trong ngày.
  • Khó thức dậy vào buổi sáng (say ngủ) hoặc sau những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, đôi khi còn tỏ ra khó chịu.
  • Những giấc ngủ ngắn ban ngày cũng không giúp cải thiện sự tỉnh táo, phục hồi sự mệt mỏi.
  • Thường xuyên lo lắng, cáu kỉnh.
  • Giảm năng lượng trong cuộc sống.
  • Suy nghĩ chậm, nói chậm, giảm sự tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Đau đầu.
  • Ăn mất ngon.
  • Hay bồn chồn.
  • Ảo giác.
Chứng ngủ nhiều nguyên phát có nguy hiểm cho bạn? 4
Thường xuyên lo lắng, cáu kỉnh là dấu hiệu của ngủ nhiều nguyên phát

Tác động của chứng ngủ nhiều nguyên phát đối với sức khỏe (nếu có)

Chứng ngủ nhiều nguyên phát không gây đe dọa tính mạng của bạn nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và gây khó khăn cho công việc. Ngoài ra việc kém tỉnh táo và mất tập trung có thể làm hại đến bản thân bạn cũng như người xung quanh.

Ví dụ với những người làm công việc lái xe, sử dụng máy móc hoặc những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo chứng ngủ nhiều nguyên phát có thể khiến bạn không thể làm việc hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nêu trên trong thời gian dài mà không cải thiện hãy đi khám bác sĩ để được điều trị.

Những ai có nguy cơ mắc chứng ngủ nhiều nguyên phát

Chứng ngủ nhiều nguyên phát phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Bệnh được cho là ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số và thường được chẩn đoán ở tuổi thiếu niên hoặc thanh niên với độ tuổi trung bình là 17 đến 24 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chứng ngủ nhiều nguyên phát

Những người hút thuốc lá hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ mắc chứng ngủ nhiều.

Chứng ngủ nhiều nguyên phát có nguy hiểm cho bạn? 5
Uống rượu nhiều có thể gây chứng ngủ nhiều nguyên phát

Nguyên nhân của chứng ngủ nhiều nguyên phát vẫn chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu đã xem xét đến sự liên quan của chứng ngủ nhiều với các chất dẫn truyền thần kinh như hypocretin/orexin, dopamine, histamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA).

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng ngủ nhiều nguyên phát

Chế độ sinh hoạt:

  • Duy trì thói quen ngủ tốt: Ngủ theo giờ cố định, môi trường ngủ thoải mái như phòng tối, mát mẻ, thông thoáng, gối và giường thoải mái).
  • Hẹn chế caffeine trước khi ngủ.
  • Tập thể dục trước khi ngủ.
Chứng ngủ nhiều nguyên phát có nguy hiểm cho bạn? 7
Không uống caffeine trước khi ngủ

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn các thực phẩm nguyên chất, tránh chế biến quá nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ nước.

Phương pháp phòng ngừa Chứng ngủ nhiều nguyên phát hiệu quả

Hiện nay không có cách nào để ngăn ngừa chứng ngủ nhiều. Hãy tập một số thói quen tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giữ an toàn cho bản thân bạn:

  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn thông thoáng, nhiệt độ mát mẻ, yên tĩnh.
  • Tránh các sản phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, chocolate trong vài giờ trước khi ngủ.
  • Tránh uống rượu trước khi ngủ.
  • Không hút thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotin gần giờ đi ngủ.
  • Cẩn thận khi lái xe hoặc vận hành thiết bị có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người xung quanh khi bạn cảm thấy không tỉnh táo.
  • Tránh làm việc ca đêm.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chứng ngủ nhiều nguyên phát

Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh, lịch sử ngủ và các loại thuốc hiện tại của bạn. Bạn có thể được yêu cầu theo dõi tình trạng ngủ của mình bằng nhật ký giấc ngủ. Hiện nay các đồng hồ thông minh có thể tích hợp theo dõi quá trình ngủ của bạn trong vài tuần.

Các xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:

  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography): Nhằm đánh giá giấc ngủ qua đêm của bạn bằng đo sóng não, nhịp thở, nhịp tim và chuyển động cơ trong thời gian ngủ của bạn. Đo đa ký giấc ngủ được tiến hành tại bệnh viện, trung tâm nghiên cứu giấc ngủ hoặc những địa điểm đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm và được tiến hành dưới sự giám sát của chuyên gia. 
  • Test tiềm thời giấc ngủ (Multiple Sleep Latency Test - MSLT): Bài kiểm tra giấc ngủ ban ngày này đo lường xu hướng buồn ngủ của bạn trong các thử nghiệm ngủ trưa 5, 20 phút, cách nhau hai giờ. Bài kiểm tra sẽ ghi lại hoạt động não, bao gồm cả giấc ngủ ngắn có chứa REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh).
  • Các bảng câu hỏi về giấc ngủ: Bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu hoàn thành một hoặc nhiều bảng câu hỏi về đánh giá mức độ buồn ngủ của mình. Các bảng câu hỏi phổ biến thường được sử dụng hiện nay là Thang điểm buồn ngủ Epworth (Epworth Sleepiness Scale) và thang điểm buồn ngủ Stanford (Stanford Sleepiness Scale).
Chứng ngủ nhiều nguyên phát có nguy hiểm cho bạn? 6
Đo đa ký giấc ngủ

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), tiêu chuẩn chẩn đoán chứng ngủ nhiều bao gồm:

  • Buồn ngủ quá mức mặc dù đã ngủ ít nhất 7 giờ và có thêm ít nhất một trong các triệu chứng sau: (a) buồn ngủ nhiều lần trong cùng một ngày; (b) ngủ hơn 9 giờ mà vẫn không cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo; hoặc © không cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo sau khi thức giấc đột ngột.
  • Chứng ngủ nhiều kéo dài ít nhất 3 lần một tuần trong ít nhất 3 tháng.
  • Tình trạng ngủ nhiều gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm đáng kể về mặt tinh thần, xã hội, công việc hoặc các lĩnh vực hoạt động khác của bạn.
  • Tình trạng buồn ngủ không được giải thích rõ hơn và không liên quan đến các tình trạng rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp, rối loạn nhịp sinh học khi ngủ.
  • Tình trạng buồn ngủ quá mức không do tác dụng sinh lý của một chất nào đó.
  • Rối loạn tâm thần hoặc tình trạng bệnh lý cùng tồn tại không giải thích được tình trạng ngủ nhiều.

Phương pháp điều trị chứng ngủ nhiều nguyên phát

Các thuốc điều trị chứng ngủ nhiều cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên ngành. Việc lựa chọn thuốc cũng như điều chỉnh liều thuốc sẽ được theo dõi bởi bác sĩ tránh việc bạn bị phụ thuộc thuốc.

Các thuốc giúp thúc đẩy sự tỉnh táo gồm modafinil, armodafinil, pitolisant và sorriamfetol là nhóm thuốc được chỉ định đầu tay.

Thuốc kích thích tâm thần bao gồm amphetamine, methylphenidate hoặc dextroamphetamine. Tuy nhiên thuốc này gây nghiện dễ bị lạm dụng và có nhiều tác dụng phụ.

Khi các loại thuốc trên không hiệu quả bao gồm natri oxybate, flumazenil và clarithromycin có thể được chỉ định.



Chat with Zalo