Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh tay chân miệng?
Xét nghiệm EV71 là một trong những kỹ thuật cận lâm sàng được chỉ định trong quá trình chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh truyền nhiễm tay chân miệng và xét nghiệm EV71, mời các độc giả của Hà An Pharmacy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm từ người sang người do hai nhóm tác nhân gây ra, gồm virus Coxsackie (A16) và Enterovirus (EV71). Trong đó, virus EV71 khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não, viêm phổi cấp tính…
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm, trong đó cao điểm nhất là vào mùa hè và mùa thu. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (đặc biệt là 3 tuổi) có nguy cơ cao hơn cả.
Con đường lây nhiễm của bệnh tay chân miệng là thông qua tiếp xúc. Người lành nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bệnh thông qua bắt tay, sử dụng chung đồ cá nhân, đồ chơi, hắt hơi, ho, tiếp xúc với dịch tiết… Bệnh lý này dễ bùng phát thành dịch và dễ lây lan ở những khu tập thể như siêu thị, trường học…
![Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh Tay - Chân - Miệng? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/xet_nghiem_ev7_co_y_nghia_gi_trong_chan_doan_benh_tay_chan_mieng_1_b9cba45e6d.jpg)
Virus gây bệnh thường ủ bệnh trong 3 - 7 ngày không triệu chứng. Sau đó, bệnh bước sang giai đoạn khởi phát với những triệu chứng như:
Tiếp theo, bước sang giai đoạn toàn phát thì bệnh sẽ gây ra các triệu chứng điển hình như:
- Loét miệng;
- Xuất hiện các nốt phỏng nước trên da có kích thước từ 2 - 10mm và thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân;
- Xuất hiện hồng ban dát đỏ ở mông, đầu gối và chân tay;
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều;
- Trẻ có thể bị sốt cao, nôn ói.
![Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh Tay - Chân - Miệng? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ev7_co_y_nghia_gi_trong_chan_doan_benh_tay_chan_mieng_2_4311b633d7.jpg)
Thông thường, sau khoảng 7 ngày nhiễm virus thì cơ thể có thể tự trung hoà và lành bệnh mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng (thường do virus EV71 gây ra) thì bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn với các biểu hiện tại các cơ quan tim, não, phổi, thần kinh… Đặc biệt, người bệnh có thể tử vong trong 24 - 48 giờ nếu không được xử trí kịp thời sau khi có biểu hiện của suy tim, suy hô hấp hay hôn mê. Do đó, việc chẩn đoán sớm để đưa phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng. Trong các biện pháp chẩn đoán bệnh taychân miệng thì xét nghiệm EV71 hỗ trợ bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Vậy xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh tay chân miệng?
Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh tay chân miệng?
Như đã nói ở trên, EV71 là một trong hai tác nhân gây ra tay chân miệng, trong đó EV71 thường là nguyên nhân của các ca bệnh nghiêm trọng, đôi khi còn tác động xấu tới hệ thần kinh trung ương.
Trong khi đó, xét nghiệm EV71 có khả năng xác định sự có mặt của kháng thể IgM trong cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trên thực tế thì xét nghiệm EV71 cho kết quả dương tính giả cao. Do đó, phương pháp này chỉ cho kết quả sơ bộ và cần phải thực hiện phân lập virus, PCR, RT - PCR và các phương pháp khác nhằm khẳng định chính xác sự có mặt của virus EV71 trong cơ thể của bệnh nhân.
Xét nghiệm EV71 được thực hiện dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch invitro nhằm xác định về tình kháng thể IgM/IgG kháng EV71. Thực tế, có 3 vạch phủ trước trên bề mặt của thanh thử EV71, bao gồm:
- Vạch thử nghiệm kháng thể IgM - vạch “M”;
- Vạch thử nghiệm kháng thể IgG - vạch “G”;
- Vạch chứng trên bề mặt của mạng - vạch “C”.
Trong đó, vạch “M” và vạch “G” không nhìn thấy trước khi tiến hành xét nghiệm, có vai trò xác định EV71. Vạch “C” được sử dụng nhằm kiểm soát và phải hiện lên trong trường hợp trình tự xét nghiệm được thực hiện đúng. Ngoài ra, còn có vạch tím “T” sẽ hiện lên nếu mẫu xét nghiệm có đủ kháng thể IgM kháng EV71, ngược lại thì vạch “T” sẽ không hiện màu.
![Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh Tay - Chân - Miệng? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ev7_co_y_nghia_gi_trong_chan_doan_benh_tay_chan_mieng_3_6cc4ca0559.jpg)
Cách đọc kết quả của xét nghiệm EV71
Sau khi xét nghiệm EV71 được thực hiện sẽ ghi nhận kết quả của người bệnh. Cách đọc kết quả như sau:
- Trên thanh thử EV71 có xuất hiện vạch “C”: Kết quả âm tính;
- Trên thanh thử EV71 có xuất hiện vạch “C” và vạch “M”: Kết quả IgM dương tính;
- Trên thanh thử EV71 có xuất hiện vạch “C” và vạch “G”: Kết quả IgG dương tính;
- Trên thanh thử EV71 có xuất hiện vạch “C”, vạch “M” và vạch “G”: Kết quả IgG/IgM dương tính.
Trong một số trường hợp, nếu trên cửa sổ trả kết quả không xuất hiện vạch “C” thì điều này có nghĩa là kết quả không có giá trị và cần phải thực hiện lại xét nghiệm EV71 trên thanh thử khác.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh tay chân miệng khác
Bên cạnh xét nghiệm EV71, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh được dễ dàng và chính xác nhất, bao gồm:
Xét nghiệm cơ bản:
- Tổng phân tích tế bào máu: Thông thường, tế bào bạch cầu không tăng và tăng cao khi xảy ra biến chứng;
- CRP: Trong giới hạn bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ;
- Các xét nghiệm khác: Men gan, thận, đường huyết, điện giải đồ, X-quang trong giới hạn bình thường.
![Xét nghiệm EV71 có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh Tay - Chân - Miệng? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ev7_co_y_nghia_gi_trong_chan_doan_benh_tay_chan_mieng_4_0e069ac0e6.jpg)
Xét nghiệm virus:
- Real - time PCR: Xét nghiệm này lấy bệnh phẩm ở hầu họng, trực tràng, dịch não tủy hoặc nốt phỏng nước nhằm xác định ARN của virus. Phương pháp này thường cho kết quả chính xác với độ đặc hiệu quả, nhanh chóng nên được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành xét nghiệm.
- Nuôi cấy virus: Phương pháp này thường phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ nên thường được áp dụng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học.
- Một số kỹ thuật khác ít được áp dụng do không thực tế và chi phí cao như khuếch đại gen, miễn dịch huỳnh quang hoặc khuếch đại huyết thanh.
Chẩn đoán phân biệt: Thường được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác như thuỷ đậu, rubella, sởi, herpes, áp xe miệng, dị ứng…
Tóm lại, việc chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh tay chân miệng sẽ giúp người bệnh được điều trị cũng như chăm sóc đúng cách, từ đó giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Trong đó, xét nghiệm EV71 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị căn bệnh truyền nhiễm tay chân miệng.
Xem thêm: