Viêm tai giữa là bệnh gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến của trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều gia đình chưa biết về viêm tai giữa cũng như trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!
Thông tin về bệnh viêm tại giữa
Trước khi tìm hiểu trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì, hãy tìm hiểu thông tin về căn bệnh này nhé!
Viêm tai giữa là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa có thể do các loại vi sinh vật hoặc tác động từ yếu tố môi trường.
Có 2 dạng viêm tai giữa là:
- Viêm tai giữa cấp: Là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai, nguyên nhân có thể là do sự tổn thương màng nhĩ và tai giữa. Tổn thương kéo dài có thể gây chảy dịch liên tục qua lỗ thủng.
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Là tình trạng tai giữa có dịch không viêm nhiễm trong hơn 3 tháng, bệnh không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, người bệnh đôi khi chỉ cảm thấy nặng tai.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa chủ yếu là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Tắc vòi hoặc mở vòi nhĩ bất thường có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch. Tắc vòi nhĩ có thể là chức năng hay cơ học, có khi do cả hai nguyên nhân trên.
![Viêm tai giữa là bệnh gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_tai_giua_la_benh_gi_tre_bi_viem_tai_giua_kieng_an_gi_va_nen_an_gi_1_704dd09930.jpg)
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện sau:
- Trẻ thường sốt cao 39 - 40 độ;
- Bỏ bú, quấy khóc nhiều;
- Kén ăn, nôn trớ;
- Co giật;
- Trẻ lớn sẽ kêu đau tai;
- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài nhiều lần, đi phân lỏng, xuất hiện đồng thời cùng triệu chứng sốt.
Sau một thời gian không điều trị, các triệu chứng thuyên giảm nhưng bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính với triệu chứng nghiêm trọng là chảy mủ tai. Nếu trẻ vẫn không được thăm khám và điều trị, bệnh sẽ chuyển biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai xương chũm mạn tính cùng với những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa trên, bố mẹ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được các y bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn tới sức khỏe của bé.
Việc điều trị bệnh nhằm phục hồi thính lực giúp ngăn cản sự tiến triển của các bệnh lý mạn tính như viêm tai dính, xơ nhĩ... Điều trị nội khoa sử dụng các thuốc bao gồm: Kháng sinh, kháng histamin, chống phù nề, corticoid... Còn với ngoại khoa có thể tiến hành nạo VA, cắt amidan (khi viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần).
Mỗi cách điều trị đều có ưu nhược điểm riêng và tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp với trẻ.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Viêm tai giữa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, chính vì thế gia đình cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và lưu ý những thực phẩm kiêng kem khi bị bệnh. Vậy trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
- Không cho trẻ ăn đồ ăn cứng và không ăn vặt thường xuyên: Động tác nhai cần sự kết hợp của cơ và khớp hàm, nếu trẻ nhai quá mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục của tai.
- Trẻ không nên sử dụng các loại thực phẩm tăng đường huyết một cách đột ngột như bánh ngọt, các loại chè...
- Không cho trẻ ăn các loại hoa quả sấy khô như chuối, mít, cam thảo... các loại hoa quả sấy có thể làm tăng huyết áp, gây ù tai và gây chóng mặt cho trẻ.
- Không sử dụng các thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu mỡ, những loại thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác đâu cho bé.
- Không ăn các loại thực phẩm kích thích tạo mủ hoặc tăng tình trạng đau nhức như đồ nếp, xôi, tôm, cua...
- Bên cạnh đó, tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích như rượu, bia, khói thuốc lá...
![Viêm tai giữa là bệnh gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_tai_giua_la_benh_gi_tre_bi_viem_tai_giua_kieng_an_gi_va_nen_an_gi_2_d59b1b13b1.jpg)
Bé nên ăn gì khi bị viêm tai giữa?
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tiến độ điều trị bệnh, đối với mỗi độ tuổi của trẻ lại có những nguyên tắc dinh dưỡng khác nhau khi bị viêm tai giữa. Cụ thể như sau:
- Đối với trẻ đang bú mẹ: Duy trì việc cho bé bú với tần suất cao hơn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và chứa nhiều kháng thể tốt cho trẻ. Lưu ý không cho trẻ bú nằm vì sữa có thể chảy ngược vào tai, tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.
- Đối với trẻ đã biết ăn thức ăn: Bé sẽ thấy đau khi nhai nuốt nên gia đình bổ sung cho trẻ những thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo, canh... Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cơ thể.
Vậy cụ thể trẻ viêm tai giữa cần bổ sung những gì? Gia đình có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau đây nhé.
- Bổ sung nhiều rau củ và các loại nước sinh tố từ rau, củ, quả.
- Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể trẻ, giúp bạch cầu tiêu diệt mầm bệnh. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C phải kể đến đó là các loại quả mọng như việt quất, cam quýt, các loại rau xanh...
- Vitamin A và kẽm được bổ sung giúp trẻ giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chất chống oxy hóa, phải kể đến như cà rốt, cà chua...
Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và kẽm - các hoạt chất này giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc bên trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng đau nhức cho bệnh gây ra cho bé.
![Viêm tai giữa là bệnh gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_tai_giua_la_benh_gi_tre_bi_viem_tai_giua_kieng_an_gi_va_nen_an_gi_3_c43c9b5bc1.jpg)
Hà An Pharmacy hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc: Viêm tai giữa là bệnh gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì của nhiều gia đình. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, chính vì thế bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến những thực phẩm nên và không nên sử dụng. Chúc gia đình thật nhiều sức khỏe và hãy theo dõi website của Hà An Pharmacy để đón đọc thêm nhiều bài sức khỏe bổ ích nữa nhé!