Viêm lợi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Viêm lợi uống thuốc gì luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân, vì nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến chân răng và tủy bị phá hủy. Theo các chuyên gia nha khoa, dưới đây là một số loại thuốc người bệnh nên sử dụng.
Viêm lợi uống thuốc gì?
Các loại thuốc uống thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi có mủ bao gồm:
1. Thuốc kháng sinh
Viêm lợi uống thuốc gì? - Thuốc kháng sinh giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng và ngăn chặn viêm nhiễm. Đặc biệt là giúp tiêu diệt sự tấn công, phát triển của vi khuẩn P. Gingivalis. Các loại thuốc kháng sinh giúp điều trị sưng lợi có mủ bao gồm nhóm thuốc có chứa beta-lactam, macrolide...
Ngoài ra, thuốc chữa viêm lợi có sự kết hợp hai hoạt chất là spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh kỵ khí) còn giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Nhờ đó không chỉ tình trạng nướu bị sưng có mủ nhanh chóng được cải thiện, mà còn giúp điều trị các bệnh như viêm lợi có mủ, viêm nha chu,...
2. Thuốc giảm đau
Trong liều thuốc chữa viêm lợi có mủ, bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng paracetamol, aspirin, ibuprofen,... giúp xoa dịu các cơn đau nhức do viêm nướu, sưng lợi có mủ gây ra. Tuy nhiên, trong thuốc giảm đau thường chứa các hoạt chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, mẩn ngứa, tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của gan,... Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng. Đặc biệt, thuốc giảm đau chống chỉ định cho bệnh nhân mắc các bệnh như: máu khó đông, sốt xuất huyết, sốt rét,...
3. Thuốc kháng viêm non-steroid
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ. Thuốc viêm lợi có các thành phần chính như diclophenac, meloxicam,… Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị viêm nhiễm, từ đó giúp cải thiện bệnh. Đồng thời, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm sưng đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid chống chỉ định cho những người có tiền sử viêm loét dạ dày.
4. Thuốc corticosteroid
Viêm lợi uống thuốc gì mang lại hiệu quả chính là dùng thuốc corticosteroid.
Thuốc corticosteroid cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ. Nhờ các hoạt chất có tính kháng sinh, kháng viêm và giảm đau mạnh, thuốc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, thuốc còn giúp giảm cảm giác đau của người bệnh.
Thuốc corticosteroid phát huy tác dụng điều trị sưng nướu có mủ nhanh chóng. Tuy nhiên, nhóm thuốc corticosteroid chống chỉ định thuốc đối với các trường hợp có tiền sử viêm loét dạ dày.
Điều trị sưng lợi có mủ an toàn bằng các bài thuốc dân gian hiệu quả
Theo những chia sẻ trên, việc sử dụng thuốc viêm lợi để điều trị sưng lợi có mủ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Vì vậy, cách trị viêm lợi tại nhà bằng các bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng viêm sưng lợi đang được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số mẹo dân gian được nhiều người tin dùng, bạn có thể tham khảo thực hiện.
1. Mật ong
Một trong những thuốc bôi viêm lợi cực kỳ hiệu quả chính là sử dụng mật ong. Mật ong thuộc tính kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây sưng, viêm lợi. Từ đó, mật ong có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị viêm lợi có mủ.
Sử dụng mật ong để giải quyết vấn đề "Viêm lợi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?".
Cách sử dụng mật ong để trị viêm lợi có mủ rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Cách 1: Nhỏ 1 - 2 giọt mật ong vào tăm bông. Sau đó chấm vào vị trí vùng lợi bị sưng.
- Cách 2: Ngậm 1 thìa cà phê mật ong trong miệng khoảng 5 phút. Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
2. Hoa cúc
Viêm lợi uống gì mang lại hiệu quả nổi bật chính là sử dụng hoa cúc. Hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nướu và đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Nhờ đó, giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng nướu, bao gồm sưng lợi có mủ. Ngoài ra, hoa cúc còn có đặc tính loại bỏ mùi hôi miệng và giúp hơi thở dễ chịu hơn.
Với cách này, bạn chỉ cần dùng nước nóng để hãm hoa cúc và uống 2 - 3 lần/ngày. Khi sử dụng đều đặn mỗi ngày, các triệu chứng sưng nướu có mủ sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Đinh hương
Phương án hiệu quả tiếp theo dành cho bạn chính là trị sưng lợi bằng đinh hương. Loại lá này rất dễ tìm kiếm, bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Thông thường, đinh hương có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng và loại bỏ viêm nhiễm trong môi trường khoang miệng hiệu quả.
Bạn hãy lấy 5 - 7 nụ hoa đinh hương đã được phơi khô để nhai trong miệng. Khi cảm nhận được vị trong miệng, bạn hãy đưa tới vùng bị sưng lợi có mủ. Thực hiện nhiều lần bạn sẽ giúp giảm đau và sưng nướu răng hiệu quả.
Bài viết thông tin đến bạn đọc vấn đề “Viêm lợi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?”. Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này là kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chăm sóc, bảo vệ răng miệng khoa học.
Ngân Lâm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp