Vì sao hay bị hạ đường huyết? Cách điều trị
Hạ đường huyết là bệnh rất hay gặp, nhất là ở phụ nữ và mọi người vẫn đều cho rằng đó là do bị thiếu máu. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa chính xác. Vậy vì sao hay bị hạ đường huyết? Cách điều trị bệnh này như thế nào cho hiệu quả?
1. Vì sao hay bị hạ đường huyết?
Hạ đường huyết do thuốc:
Một số loại thuốc dùng để điều trị hoặc phối hợp trong điều trị bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng bệnh hạ đường huyết.
Do tiêm insulin:
Người đang điều trị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết xuất hiện 1-2 giờ sau khi tiêm insulin. Đây là một trong những tai biến ở người bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu dẫn đến việc sử dụng insulin quá mức cần thiết làm đường huyết hạ đột ngột. Ngoài ra ở người bệnh mang trong mình các khối u, bệnh tự miễn hay những rối loạn của tuyến tụy (nơi tiết ra hormon quan trọng là insulin) làm insulin được sản xuất ra quá nhiều cũng gây hạ đường huyết.
Do bệnh tật và những vấn đề sức khỏe khác:
Hạ đường huyết có thể xảy ra khi người bệnh mắc phải một số bệnh khác gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong cơ thể. Đó có thể bao gồm các rối loạn của tuyến tụy và hệ thống nội tiết, các bệnh về gan, tuyến thượng thận (như bệnh suy tuyến thượng thận), hoặc bệnh về thận, suy tim, có thể làm suy yếu chức năng gan, do nhiễm trùng huyết . Có những trường hợp rất hiếm gặp gây hạ đường huyết như người bệnh bị khối u nonpancreatic.
Do vấn đề chuyển hóa bẩm sinh:
Trong một số trường hợp hiếm hoi, hạ đường huyết có thể được gây ra do cơ thể thiếu hụt enzyme hoặc hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các loại đường và các thực phẩm chứa carbohydrat. Tuy nhiên, những loại bệnh này thường được phát hiện ở giai đoạn bào thai hoặc khi còn nhỏ và có thể chữa trị dứt thời điểm đấy.
Các nguyên nhân khác:
Như trên đã nói, có rất nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết, đa phần đều không chẩn đoán được nguyên nhân ngay lập tức mà cần có thời gian theo dõi về tiền sử bệnh. Một trong những nguyên nhân có thể gây khiến bà bầu bị hạ đường huyết. Ở giai đoạn đầu mang thai, người mẹ không ăn được do nghén. Hoặc những người bị suy dinh dưỡng, tập thể dục nặng trong thời gian dài rất dễ bị hạ đường huyết. Trẻ sinh non, nhẹ cân , trẻ có mẹ đã được điều trị bệnh tiểu đường type 1 hay mắc chứng tiểu đường thai kỳ rất dễ bị hạ đường huyết.
2. Cách điều trị tình trạng hạ đường huyết
Điều trị ban đầu tức thời
Việc điều trị ban đầu phụ thuộc vào các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng cách tiêu thụ 15 - 20 gram carbohydrate hoạt hóa nhanh, bao gồm bánh kẹo, nước trái cây, nước ngọt, viên glucose hoặc gel. Thực phẩm chứa chất béo hoặc protein không phải là cách điều trị tốt cho hạ đường huyết, bởi vì protein và chất béo có thể làm chậm sự hấp thu đường trong cơ thể.
Kiểm tra lại lượng đường trong máu 15 phút sau khi điều trị. Nếu mức đường trong máu vẫn dưới 70 mg dL (3,9 mmol / L), hãy điều trị với 15 đến 20 gram carbohydrate hoạt hóa nhanh và kiểm tra lại mức đường trong máu trong 15 phút. Lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trong máu trên 70 mg / dL (3,9 mmol / L). Nếu các triệu chứng của bạn trầm trọng hơn, làm giảm khả năng bổ sung đường bằng miệng, bạn có thể cần tiêm glucagon hoặc glucose đường tĩnh mạch. Không cho người mất nhận thức ăn hoặc uống, vì họ có thể hút các chất này vào phổi.
Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn
Ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát đòi hỏi bác sĩ phải xác định nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị nó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc men: Nếu thuốc là nguyên nhân gây hạ đường huyết, bác sĩ sẽ gợi ý thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng
- Điều trị khối u: Một khối u trong tuyến tụy được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong một số trường hợp, cần cắt bỏ một phần tá tràng.
Vì sao hay bị hạ đường huyết? Có rất nhiều nguyên nhân như do thuốc, do tiêm insulin hoặc do vấn đề sức khỏe. Để biết chính xác nhất bạn nên đi khám để có hướng điều trị kịp thời nhất.
Thanh Hoa