Trẻ bị sốt có nên đi tất không? Cách xử lý đúng khi trẻ sốt cao
Bao tay, bao chân là những đồ dùng giúp giữ ấm cho cơ thể trẻ nhỏ ở những giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại băn khoăn không biết liệu trẻ bị sốt có nên đi tất không? Vậy chúng ta hãy đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại, chẳng hạn như virus, vi khuẩn… Đa số trường hợp khi trẻ bị sốt thân nhiệt sẽ tăng cao, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khi sốt cao, tay chân trẻ lại bị lạnh. Sốt kèm chân tay lạnh được chia thành hai trường hợp:
Sốt chân tay lạnh thông thường
Sốt chân tay lạnh là trường hợp phổ biến nhất khi trẻ bị sốt. Khi bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, hệ miễn dịch sẽ phản ứng một cách tự nhiên, phóng thích kháng thể để ngăn chặn những tác nhân này.
Lúc này, trung tâm điều khiển nhiệt độ của bé sẽ phát tín hiệu để cơ thể thoát nhiệt. Tuy nhiên do hệ thần kinh của bé phát triển chưa hoàn thiện, nên khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên các dây thần kinh sẽ kích thích co giãn mạch máu một cách rối loạn, dẫn đến mạch máu ở các chi sẽ kém lưu thông gây ra hiện tượng tay chân bị lạnh.
![tre-bi-sot-co-nen-di-tat-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tre_bi_sot_co_nen_di_tat_khong_1_ae2be326b1.jpg)
Sốt cao, tay chân lạnh do siêu vi
Một số trường hợp khi trẻ bị nhiễm siêu vi có thể dẫn đến những triệu chứng sốt cao, tay chân lạnh do siêu vi. Tình trạng này có thể tiến triển nghiêm trọng hơn khi trẻ bị mắc viêm màng não hay nhiễm trùng huyết.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt có thể đi kèm với một số triệu chứng điển hình như mệt mỏi, người lừ đừ, thiếu lực, quấy khóc nhiều, ra mồ hôi, nóng ở trán hoặc bụng,… Bên cạnh những triệu chứng thông thường trên, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng cho thấy tình trạng bé đang nguy hiểm như:
- Môi và má hồng đỏ;
- Môi và lưỡi khô;
- Da nhợt nhạt, mặt tím tái;
- Ra nhiều mồ hôi;
- Cổ cứng, có thể xuất hiện mụn nước trên da;
- Ra nhiều mồ hôi;
- Sốt cao lên đến 39 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã can thiệp những biệt phát hạ nhiệt;
- Bé ngừng quấy khóc, mệt mỏi, lừ đừ, cơ thể không có sức và ngủ nhiều.
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu và tình trạng của bé để đánh giá mức độ bệnh cũng như bệnh có đang tiến triển nặng hay không để kịp thời điều trị cho bé đúng cách.
![tre-bi-sot-co-nen-di-tat-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_co_nen_di_tat_khong_2_012b4e28bd.jpg)
Trẻ bị sốt có nên đi tất không?
Vậy trẻ bị sốt có nên đi tất không? Khi thấy trẻ bị sốt, tay chân lạnh, nhiều bố mẹ thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, đi tất tay và chân cho bé để bé không bị lạnh nữa. Nhưng thực tế theo các chuyên gia, việc đi tất hay mặc ấm có thể làm thân nhiệt của bé tăng cao hơn và điều này lại làm gia tăng sự nguy hiểm cho bé.
Việc mang tất cho trẻ khi bị sốt còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như từng giai đoạn khác nhau. Nếu trường hợp trẻ bị sốt về chiều và đêm, phụ huynh nên hạ nhiệt nhanh chóng cho bé, việc mặc nhiều quần áo kín hay đi tất chỉ khiến cho tuyến mồ hôi khó thoát hơn cũng như khó để tản nhiệt của cơ thể. Trong trường hợp nhiệt độ thân nhiệt bị tăng cao lên đến 40 - 41 độ, bé có thể bị sốt co giật hay thậm chí là tử vong. Tóm lại, khi bé bị sốt không nên đi tất cũng như mặc nhiều quần áo.
Cách xử trí khi trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt, mỗi giai đoạn sẽ có những cách xử trí khác nhau. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị sốt:
Giai đoạn tăng nhiệt
Khi trẻ bị sốt, tay chân lạnh nhưng nách, trán, miệng và các bộ phận khác đều nóng thì lúc này có thể là giai đoạn tăng nhiệt. Lúc này, mẹ nên cho bé đi tất, uống nước ấm để cải thiện tuần hoàn ngoại vi. Thông thường giai đoạn này sẽ không kéo dài và nhiệt độ cơ thể của bé cũng chưa tăng liền, sau khoảng 1 - 2 giờ tình trạng này có thể được cải thiện. Bố mẹ hãy nhớ chú ý theo dõi tình trạng của bé.
Giai đoạn sốt cao
Ở giai đoạn sốt cao, thân nhiệt bé sẽ tăng cao khiến cả người bé rất nóng. Lúc này bố mẹ nên dùng khăn ấm và lau khắp người bé, đồng thời cho bé uống thật nhiều nước để bé không bị mất nước. Trong trường hợp bé sốt cao trên 38,5 độ thì bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nhiều bé mặc dù bị sốt nhưng vẫn có thể vui chơi bình thường, thì lúc này bố mẹ có thể trì hoãn việc cho bé uống thuốc, vì sốt cũng là cách mà cơ thể bé đang tự chống lại những tác nhân gây hại. Tuy nhiên trong trường hợp cơn sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra kỹ hơn.
![tre-bi-sot-co-nen-di-tat-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_co_nen_di_tat_khong_3_7bd8b0459b.jpg)
Giai đoạn hạ sốt
Ở giai đoạn này, cơ thể bé thường tiết ra nhiều mồ hôi. Mẹ nên tăng cường bổ sung nước và điện giải cho bé để tránh tình trạng rối loạn tuần hoàn, rối loạn điện giải gây mệt mỏi và khó chịu cho bé, cho bé nghỉ ngơi thật nhiều để hồi phục sức khỏe. Đặc biệt với trẻ có tiền sử bị co giật, mẹ cần chú ý theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể, có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt và chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết vừa rồi đã giúp giải đáp thắc mắc cho nhiều phụ huynh về trẻ bị sốt có nên đi tất không? Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ hỗ trợ cho nhiều bố mẹ trong việc chăm sóc trẻ đúng cách, đặc biệt là trẻ bị sốt. Tuy nhiên, các dấu hiệu sốt cao kéo dài, kèm phát ban, nhức đầu, đau cơ có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm sốt xuất huyết. Đừng xem nhẹ, hãy nhanh chóng bảo vệ của bé bằng cách đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết ngay tại Hà An!