Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Dị ứng đạm sữa bò rất thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu như bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất dễ khiến cho trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do tình trạng hấp thụ kém hoặc mắc một số bệnh lý khác. Đối với tình trạng trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì để khắc phục bệnh? Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về những loại thực phẩm đó qua bài viết dưới đây nhé.
Biểu hiện của bệnh dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò là căn bệnh không dễ để nhận biết nếu như triệu chứng không có biểu hiện vài phút sau khi trẻ uống sữa hoặc mới bắt đầu ăn dặm các loại bột có chứa sữa. Triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ bị dị ứng là ngứa, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa,... Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với bệnh về da, bệnh tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ bệnh sẽ tự biến mất sau vài ngày mà không hề nghĩ tới nguy cơ con bị dị ứng để đưa đi khám.
Thông thường, biểu hiện dị ứng đạm sữa bò được chia làm 2 loại:
- Phản ứng dị ứng nhanh: Xảy ra đột ngột kèm theo biểu hiện như thở khò khè, nôn mửa, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, phù nề, sốc phản vệ, tím tái, khó thở, tụt huyết áp,... Đối với những trường hợp này thì cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở bệnh viện ngay lập tức được điều trị bệnh kịp thời.
- Phản ứng dị ứng chậm: Xuất hiện những triệu chứng nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như viêm da cơ địa, trào ngược dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau quặn, táo bón, chậm tăng cân và mức cân tăng trưởng không đạt yêu cầu.
Cách xử lý khi trẻ bị mắc bệnh dị ứng đạm sữa bò
Do bệnh có nhiều biểu hiện dị ứng đa dạng, có một số phản ứng gây ra nguy hiểm đến tính mạng của bé nên nếu như nghi ngờ bé bị mắc bệnh dị ứng đạm sữa bò, tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có được biện pháp điều trị bệnh phù hợp.
Quá trình điều chỉnh sữa và chẩn đoán bệnh dị ứng như sau:
- Tạm thời ngừng sử dụng sản phẩm sữa gây ra dị ứng.
- Sử dụng sữa thay thế.
- Test lẩy da: Thử phản ứng dị ứng trên da.
- Xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu (ELISA).
- Test sữa (OFC).
Nếu như trẻ có biểu hiện dị ứng chậm thì cha mẹ chỉ cần cho bé dừng uống sữa bò hoặc các loại thực phẩm có liên quan đến sữa bò như phô mai, sữa chua, bánh hoặc bột có chứa sữa,... Ngoài ra, đạm sữa bò có thể đi qua sữa mẹ nên các mẹ cũng cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của mình, loại bỏ những thực phẩm có chứa sữa và thịt bò để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
Trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò cũng có khả năng cao dị ứng với các đạm sữa của các loại động vật khác như sữa dê, sữa đậu nành,... nên cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng sữa mà không có sự tư vấn của bác sĩ nhé.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Đối với trẻ dưới 6 tháng
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ nên loại bỏ thức ăn có chứa đạm sữa bò như phô mai, sữa tươi, sữa đặc, trứng, đậu nành,... để tránh gây ra hiện tượng dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung calci và vitamin D khi thực hiện chế độ ăn để sữa mẹ không chứa đạm sữa bò.
Với trẻ không bú sữa mẹ thì việc lựa chọn những sản phẩm chứa công thức đạm sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức amino acid là tốt nhất. Cha mẹ cũng có thể tìm mua các loại sữa tương tự, trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân toàn phần/hoàn toàn), “Amino acid-based formula” (công thức acid amin).
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Ở độ tuổi này, ngoài việc uống sữa thì bé bắt đầu được ăn bổ sung. Vì vậy cha mẹ cần lựa chọn thức ăn bổ sung dựa theo nguyên tắc tránh những loại thực phẩm có chứa đạm sữa bò, sữa tươi, sữa bột, váng sữa, kem, phô mai,... mà nên chọn những loại sữa thay thế. Nhưng nếu như việc sử dụng sữa thay thế gặp nhiều khó khăn cho mùi vị, tính sẵn có, giá tiền,... thì cha mẹ có thể khuyến khích trẻ ăn dặm nhiều hơn, bổ sung calci và vitamin D từ thực phẩm hoặc thuốc để tốt cho sức khỏe của bé.
Sử dụng sữa thay thế đến khi nào?
Thời gian để sử dụng các sản phẩm thay thế thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Sau đó hãy cho trẻ đi thực hiện test kiểm tra sự dung nạp đạm sữa trước khi sử dụng lại. Lưu ý, ngoài cha mẹ ra thì tất cả những người xung quanh như ông bà, cô giáo, họ hàng,... đều cần phải biết tình trạng trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào. Phụ huynh nên ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ vào trong hồ sơ liên quan, luôn kiểm tra kỹ thành phần được ghi trên bao bì sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng.
Để trẻ luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt thì cần phải có một chế độ dinh dưỡng để đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nếu như cơ thể bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Không chỉ vậy, việc trẻ ăn không đúng cách còn làm tăng nguy cơ thiếu các vi khoáng chất khiến cho trẻ trở nên biếng ăn, kém hấp thụ, chậm lớn,... Nếu như thấy trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên bổ sung cho bé những sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất, các vitamin quan trọng như crom, kẽm, selen, vitamin nhóm B để cơ thể bé luôn được nạp đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ và giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Bài viết trên Hà An Pharmacy đã cung cấp thông tin về vấn đề “Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì?”. Dị ứng đạm sữa bò là căn bệnh tuy không khó chữa nhưng đem lại cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ, vì thế mà cha mẹ hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của con để con luôn được khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp