Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Dinh dưỡng và chăm sóc trẻ 16 tháng

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, nhất là những phụ huynh khi lần đầu làm cha mẹ. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm câu trả lời trong bài viết này và cùng tìm hiểu những dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khi trẻ được 16 tháng.

Trẻ 16 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Trước khi tìm hiểu về cân nặng của trẻ thì hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu xem khi bé được 16 tháng tuổi thì đã làm được những gì nhé!

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng mà bố mẹ cần biết 1 Trẻ 16 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Khi đã đủ 16 tháng tuổi, trẻ đã có nhiều sự thay đổi đáng kể về cả thể chất và tư duy:

  • Biết đi: Hầu hết các bé khi đã được 16 tháng tuổi đều đi khá thành thạo. Đây là bước đầu cho sự phát triển về mặt vận động của trẻ.
  • Mọc thêm răng: Trong khoảng 16 tháng, trẻ sẽ mọc những chiếc răng nanh đầu tiên. Phụ huynh cần lưu ý khi mọc răng trẻ sẽ có những hiện tượng như khóc, sốt...
  • Tập nói, hát: Khi được 16 tháng tuổi, trẻ thường thích trò chuyện và nghe hát. Bé hay tập hát, tập nói theo bố mẹ, trẻ có thể nói được khoảng 3 đến 15 từ.
  •  Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Trong khoảng thời gian này, bé có thể dùng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ mong muốn của mình hoặc cho mẹ thấy điều bé muốn, ví dụ như chỉ tay...

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bảng theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 - 5 tuổi thì:

  • 16 tháng tuổi thì bé trai sẽ nặng khoảng 9.5 - 11.5kg, trung bình là 10.5kg. Về chiều cao, bé trai cao từ 77.6 - 82.8cm, trung bình là 80.2cm.
  • Bé gái nặng khoảng 8.7 - 11.1kg, trung bình là 9.8kg. Như vậy, nếu nặng dưới 8.7kg thì bé đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý về điều này. Còn chiều cao của bé gái 16 tháng tuổi từ 75.8 - 81.4cm, trung bình là 78.6cm.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên dựa vào bất kỳ bảng tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận là trẻ chậm lớn hay thừa cân hay không. Mọi bảng tiêu chuẩn chỉ có tác dụng tham khảo.

Muốn kết luận được thể trạng của con như thế nào, ngoài bảng tiêu chuẩn, mẹ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nữa, như sức khỏe của con hay khi đi khám và tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa...

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng mà bố mẹ cần biết 2 Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm

Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi

16 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ đã đi được và tò mò với nhiều thứ xung quanh chúng. Chính thì thế, việc bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ... của trẻ là rất cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo như:

Trứng và các loại thịt

Trong trứng và thịt đều có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, vitamin A, vitamin B, sắt, kẽm... Việc bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn cho bé là một điều cần thiết.

Có rất nhiều phương pháp chế biến mà mẹ có thể tham khảo, đó là:

  • Cháo trứng thịt bằm.
  • Trứng hấp.
  • Cháo thịt nấu cùng nấm hương.
  • Cháo trứng gà hạt sen cà rốt...

Việc bổ sung trứng và thịt là cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên các bậc cha mẹ cần cân nhắc về số lượng khi sử dụng, đừng cho trẻ ăn quá nhiều hãy ngừng lại khi bạn thấy đủ hoặc khi trẻ tỏ ý không muốn ăn chúng.

Trái cây

Bên cạnh thịt cá thì trái cây cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bé. Chúng không chỉ giúp cung cấp chất xơ mà còn có những vitamin thiết yếu mà cơ thể cần. Bạn hãy cho bé thử các loại hoa quả khác nhau như chuối, kiwi, xoài, dưa hấu... hoặc có thể ép lấy nước cho trẻ uống. 

Việc bổ sung trái cây rất tốt cho cơ thể đặc biệt là đường tiêu hóa của trẻ. Chính vì thế bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen ăn trái cây mỗi ngày nhé!

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng mà bố mẹ cần biết 3 Trẻ nên bổ sung trái cây và các loại rau củ hàng ngày

Rau củ quả

Rau củ quả chứa các enzyme giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thụ vitamin, các khoáng chất, chất dinh dưỡng... có trong thực phẩm.

Để tăng thêm khẩu vị cho bé cũng như tìm hiểu sở thích ăn uống của con, bạn hãy cho con thử những món luộc hoặc hấp như đậu hà lan, khoai tây, cà rốt, súp lơ, bông cải xanh... cùng nước sốt để giúp con yêu cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám vẫn là một thành phần thiết yếu trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Giàu vitamin nhóm B, chất đạm, chất béo, chất xơ và các chất khoáng vi lượng như: Sắt, canxi, magie…

Bạn có thể chế biến các món như cháo, cơm nát, bánh mì, súp từ các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo, lúa mạch đen... giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.

Sắt

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ khá phổ biến, điều này khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì thế bạn hãy bổ sung sắt cho trẻ từ sớm bằng các thực phẩm như gan, đậu gà, cà chua, thịt bò... Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải kết hợp những món ăn trên với các thực phẩm giàu vitamin C, vì vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Thực phẩm từ sữa

Bên cạnh các sản phẩm sữa bột, bé yêu nên bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như: Sữa chua, váng sữa, phô mai... 

Bé hoàn toàn có thể bị dị ứng với thành phần có trong sữa tươi nên khi dùng bất kỳ chế phẩm nào mẹ hãy cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của cơ thể. Khi gặp vấn đề về dinh dưỡng, thì mẹ hãy tham khảo thêm những ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có những lời giải đáp tốt nhất. 

Chăm sóc răng miệng ở trẻ 16 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng thì bạn hãy sử dụng bàn chải đánh răng và lấy lượng kem đánh răng bằng một hạt đậu. Chải răng và cho trẻ sử dụng nước súc miệng là các biện pháp vệ sinh răng miệng thiết yếu của con yêu.

Việc lựa chọn bài chải đánh răng cũng rất quan trọng vì chúng va chạm trực tiếp với răng và nướu của bé, nếu lông bàn chải quá cứng thì sẽ chạm vào nướu gây chảy máu chân răng. Vì thế cha mẹ hãy lưu ý lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với bé nhé.

Mẹ nên chải răng cho trẻ 02 lần/ngày, đó là sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Khi trẻ có những vấn đề về răng miệng, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thay đổi thói quen ăn uống của trẻ như hạn chế ăn đồ ngọt bánh kẹo, đồ uống có ga... để hỗ trợ răng miệng của con phát triển tốt.

Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng mà bố mẹ cần biết 4 Tập cho trẻ thói quen về sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày

Hy vọng qua bài viết trên đã trả lời được câu hỏi trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cung cấp thêm những thông tin về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc răng miệng của bé. Theo dõi website của Hà An Pharmacy để theo dõi thêm nhiều bài đọc về sức khỏe bổ ích nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo