Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh và những điều mẹ cần biết

Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung là nhóm đối tượng cần được chăm sóc và để ý về mọi mặt, kể cả những thay đổi nhỏ nhất. Bở lẽ các bé thì không thể nói cho mẹ hay những người xung quanh biết về những thay đổi của chính mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trước để hiểu và luôn chủ động trong hành trình chăm con nhé!

Sự thay đổi về khả năng giao tiếp

Nếu để ý, bạn sẽ thấy bé bắt đầu trò chuyện bằng những tiếng ê a bập bẹ, vẫy tay hay làm những hành động ngộ nghĩnh với mọi người và mọi vật xung quanh khi được 10 tuần tuổi. Tuy nhiên, đây chưa phải là lúc bé có thể nói chuyện được, do đó bố mẹ không nên quá mong đợi về việc bé có thể nói chuyện mà bé có thể bập bẹ ê a đã là một tín hiệu tốt về sự phát triển của bé.

Sự thay đổi về giấc ngủ khi trẻ 10 tuần tuổi

Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh là điểm bắt đầu cho quá trình hình thành thói quen về giấc ngủ. Thông thường, bé ở tuổi này sẽ muốn thức dậy ngay hoặc muốn đi ngủ ngay sau khi được bú lần đầu tiên vào buổi sáng. Và thường thì vào buổi trưa và chiều sẽ có ít bé chịu đi ngủ hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây là thời điểm thích hợp để mẹ tập cho bé thói quen về giấc ngủ. Vậy nên, mẹ nên cố gắng dỗ cho trẻ ngủ đúng giờ như mong muốn và làm điều này đều đặn để đảm bảo bé ngủ đủ giấc. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng cho trẻ cũng ngày nhiều bởi có thể khiến bé không cảm thấy buồn ngủ vào buổi đêm và quấy khóc.

Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh và những điều mẹ cần biết 1
Bé 10 tuần tuổi là lúc mẹ có thể tập thói quen về giấc ngủ cho con

Sự thay đổi về khả năng chịu trọng lực

10 tuần tuổi sau sinh là lúc bé đã có khả năng đứng chựng, điều này chứng tỏ bé đã có khả năng chịu đựng được một chút cân nặng của cơ thể mình bằng chân. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên cho bé tập trong thời gian ngắn để làm quen dần, không nên bắt bé đứng chựng quá lâu bởi cơ thể bé lúc này còn yếu ớt, xương còn mềm, đứng quá nhiều sẽ khiến trẻ mệt và không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Ngoài ra ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu học cách lật người và lăn. Bé có thể tự mình lật chuyển từ trạng thái nằm ngửa sang nằm nghiêng và ngược lại. Với những bé khỏe hơn thì thậm chí bé có thể lăn và lật được một vòng.

Sự thay đổi về tuyến nước dãi

Từ khi bé ở trong bụng mẹ, tuyến nước bọt đã bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên phải đến khi trẻ được 10 tuần tuổi sau sinh thì chúng ta mới nhận thấy sự thay đổi rõ ràng ở tuyến này. Ở giai đoạn đoạn này, phần đa các bé bắt đầu chảy nước dãi. Các bác sĩ giải thích hiện tượng này là do ở thời điểm này, bé thường đưa mọi thứ vào miệng vì vậy tuyến nước dãi sẽ hoạt động mạnh và tiết nhiều nước dãi hơn so với lượng bé có thể nuốt được. Và điều này là hoàn toàn bình thường với sự phát triển của bé; do đó các bậc bố mẹ không cần phải lo lắng nếu bé chảy nước dãi ở giai đoạn này.

Sự thay đổi trong những lần quấy khóc

Trẻ 10 tuần tuổi mặc dù chưa biết nói nhưng bạn có thể nhận ra một số cảm xúc của trẻ qua tiếng khóc. Khi buồn ngủ và mệt tiếng khóc của trẻ thút thít và âm lượng nhỏ và có cảm giác rề rà. Khi đói hoặc không hài lòng về chuyện gì đó bé sẽ khóc dữ dội, âm lượng to hơn. Mặc dù khá trừu tượng nhưng phụ huynh có thể quan sát từ từ để nhận biết ý muốn của trẻ qua tiếng khóc và hiểu con hơn.

Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh và những điều mẹ cần biết 2
Ở giai đoạn này tiếng khóc của bé có thể có ý nghĩa khác nhau

Một số lưu ý của bố mẹ khi chăm sóc trẻ 10 tuần tuổi

Đã biết về những thay đổi của trẻ 10 tuần tuổi thì bố mẹ cũng cần lưu ý một vài điểm để chăm sóc bé tốt hơn:

Quan tâm đến lượng bú của trẻ

Ở thời điểm này, bé cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể bởi các hoạt động như lật, đá, quấy khóc tốn nhiều năng lượng hơn. Vì vậy mẹ cần đảm bảo số lần cho bé bú và lượng sữa cho bé bú. Trung bình với bé 10 tuần tuổi thì mỗi ngày nên bú từ 6 đến 7 cữ, mỗi cữ nên bú khoảng 120ml sữa và giữa các cữ nên cách nhau khoảng 3 tiếng. Tuy nhiên, mẹ cũng cân nhắc kỹ lưỡng về lượng sữa cho con bú dựa vào thể trạng và cân nặng của bé nhà mình để đưa ra thời gian cho bú phù hợp.

Chú ý đến các “tín hiệu” từ bé

Bố mẹ có thể nhận thấy các tín hiệu từ bé như:

  • Khi bé có trạng thái ưỡn lưng, vung tay đá chân, vặn người, ngoảnh mặt đi chỗ khác thì có thể bé đang khó chịu, cảm thấy không hài lòng và có thể khóc ngay lập tức.
  • Khi bé ngáp liên tục, cho ngón tay vào miệng hay dụi mắt thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Khi bé bập bẽ, vẫy tay, cười thì có thể bé đang muốn được chơi đùa cùng bố mẹ.
Trẻ 10 tuần tuổi sau sinh và những điều mẹ cần biết 3
Khi bé cười thì có thể bé đang muốn chơi đùa cùng bố mẹ

Và đó là những chia sẻ về sự thay đổi của trẻ 10 tuần tuổi. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp quý phụ huynh chủng động hơn trong hành trình nuôi dạy con cái! Hãy theo dõi Hà An Pharmacy để cập nhật những bài viết sức khỏe mới nhất nhé!

Xem thêm: Bé 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?



Chat with Zalo