Tìm hiểu về thuốc làm giảm HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường
Chỉ số HbA1c thường được sử dụng để theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường ở người bệnh. Một số loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc hạ chỉ số HbA1c. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu thông tin về chỉ số HbA1c và giới thiệu một số loại thuốc làm giảm HbA1c có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tổng quan về đái tháo đường
Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (hay còn được biết đến là bệnh tiểu đường) là một loại bệnh mà cơ thể không thể sử dụng đường huyết một cách hiệu quả. Đường huyết trong máu là nguồn năng lượng chính cho cơ thể nhưng để tiếp tục hoạt động bình thường, cơ thể cần có hormone insulin hấp thụ đường từ máu vào tế bào. Tuy nhiên, ở người mắc đái tháo đường, quá trình này gặp trở ngại dẫn đến tăng đường huyết và gây hại cho cơ thể.
Nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường là sự thiếu insulin hoặc khả năng của cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường bao gồm di truyền, lối sống không lành mạnh và béo phì.
![Tìm hiểu về thuốc làm giảm HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_can_biet_ve_cac_thuoc_lam_giam_hb_a1c_2_5195a48007.png)
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Dưới đây là một số triệu chứng quan trọng mà bạn nên biết để nhận biết và xử lý bệnh đái tháo đường:
- Cảm giác khát và đi tiểu nhiều lần: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đái tháo đường là cảm giác khát và đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, kể cả vào ban đêm.
- Cảm thấy mệt mỏi: Triệu chứng này xảy ra do cơ thể không thể sử dụng đường trong máu một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các tế bào khác, gây ra cảm giác mệt mỏi.
- Giảm cân đột ngột: Một số người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị sụt cân đột ngột. Điều này thường xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường và bắt đầu đốt chất béo, cơ bắp để cung cấp năng lượng.
- Vết thương lâu lành: Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể sau khi bị thương vì đường huyết tăng cao dẫn đến quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm hơn. Từ đó ảnh hưởng đến việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương làm cho vết thương lâu lành.
![Tìm hiểu về thuốc làm giảm HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_can_biet_ve_cac_thuoc_lam_giam_hb_a1c_5_c87fb41e62.jpg)
Tổng quan về chỉ số HbA1c
Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c là tên viết tắt của glycosylated hemoglobin, một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Hemoglobin là một thành phần chính của hồng cầu, các tế bào máu chuyên chở oxy đến các mô và cơ quan khác trong cơ thể. Nó được hình thành từ 2 chuỗi alpha và hai chuỗi beta globin. Cấu trúc này tạo điều kiện cho hemoglobin vận chuyển oxy một cách hiệu quả. Khi tiếp xúc với lượng đường trong máu cao, huyết sắc tố sẽ bị glycated, có nghĩa là đường huyết sẽ kết dính vào huyết sắc tố ở các vị trí khác nhau trong phân tử gắn vào. HbA1c chính là sản phẩm của quá trình này.
HbA1c là một công cụ cung cấp thông tin về mức độ kiểm soát đường huyết trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng trước đó. Điều này giúp bác sĩ và người bệnh có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của họ và có thể điều chỉnh liệu trình điều trị một cách hiệu quả.
![Tìm hiểu về thuốc làm giảm HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_can_biet_ve_cac_thuoc_lam_giam_hb_a1c_3_c55db41f4f.jpg)
Các ngưỡng kiểm soát chỉ số HbA1c
- Mục tiêu kiểm soát: Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 được xem là kiểm soát tốt đường huyết khi HbA1c dưới 7% và đường huyết dưới 7 mmol/l. Tuy nhiên, ngưỡng chỉ số HbA1c trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Tuổi tác và kỳ vọng sống còn: Với những bệnh nhân đái tháo đường từ 75 – 80 tuổi đã mắc thêm các bệnh khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết hoặc đã có tai biến, bệnh tim mạch thì mức đường huyết có thể ở ngưỡng 8 mmol/l, HbA1c ở mức 7.5 – 8 mmol/l. Điều này phản ánh tới việc người này đã già và kỳ vọng sống còn không còn quá dài.
- Độ tuổi và hoạt động xã hội: Với những người từ 40 – 45 tuổi được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, kỳ vọng sống còn dài, tham gia nhiều hoạt động xã hội thì kiểm soát đường huyết ở mức khắt khe hơn – HbA1c dưới 6.5% và mức đường huyết dưới 6.5 mmol/l. Điều này giúp họ duy trì sức khỏe tốt hơn để tham gia vào các hoạt động xã hội và công việc gia đình.
![Tìm hiểu về thuốc làm giảm HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_can_biet_ve_cac_thuoc_lam_giam_hb_a1c_1_a9f9de464d.jpg)
Các loại thuốc làm giảm HbA1c
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát chỉ số HbA1c vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc hiểu rõ các thông tin về thuốc làm giảm HbA1c có thể hỗ trợ người bệnh trong việc kiểm soát chỉ số này.
Thuốc gây tan máu
Dapsone là một loại thuốc gây tan máu có thể làm giảm HbA1c bằng cách giảm tuổi thọ của hồng cầu. Vào năm 2002, một nghiên cứu từ Pháp và Mỹ liên quan đến việc giảm HbA1c do Dapsone cho thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu đã sử dụng Dapsone để điều trị bệnh viêm đa sụn và bệnh hoại tử lipoidica do đái tháo đường. Kết quả cho thấy việc giảm liều Dapsone dẫn đến việc tăng nồng độ HbA1c trở lại phạm vi thích hợp trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bằng chứng về tác động tan máu đáng kể trong cả hai trường hợp nghiên cứu này. Dapsone cũng có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin. Điều này có thể cản trở xét nghiệm HPLC được dùng để đo HbA1c. Các loại thuốc khác cũng được cho là làm giảm nồng độ HbA1c bao gồm Ribavirin và một số thuốc kháng virus. Tuy nhiên, tác động của các loại thuốc trên lên HbA1c thường không rõ ràng và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp.
Các chất can thiệp vào quá trình glycation
Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng việc sử dụng các chất chống oxy hóa ở liều lượng cao như vitamin C và E có thể làm giảm tốc độ glycation của huyết sắc tố. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được xác nhận với liều dược lý.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2006 do Camargo và cộng sự tiến hành đã không tìm thấy bất kỳ tác động nào đối với chỉ số HbA1c khi liều dược lý của vitamin C hoặc E được dùng cho bệnh nhân đái tháo đường trong 4 tháng.
Các chất làm thay đổi sinh hồng cầu
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B12 thường có nồng độ HbA1c cao. Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện bằng cách bổ sung vitamin B12 liều cao. Trong một số trường hợp, sử dụng sắt và vitamin B12 có thể làm chỉ số HbA1c giảm do lượng hồng cầu non trong tuần hoàn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, điều này cũng cần cân nhắc và chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Bệnh nhân được điều trị bằng Erythropoietin cũng có tác dụng tương tự như việc bổ sung sắt và vitamin B12.
Một số thông tin cần lưu ý về HbA1c
Ngưỡng chỉ số HbA1c trong điều trị
Ngưỡng chỉ số HbA1c trong điều trị đái tháo đường phụ thuộc vào từng cá thể. Với những người trẻ và có kỳ vọng sống dài, ngưỡng này thấp hơn so với những người cao tuổi và có nhiều bệnh lý khác.
Hiệu quả của thuốc điều trị đái tháo đường
Hiệu quả của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường cũng được đánh giá dựa trên khả năng hạ HbA1c của chúng. Hiện nay, HbA1c là một công cụ quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các thuốc làm giảm HbA1c. Từ các thông tin trên, chúng ta có thể thấy HbA1c có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số này, nhưng cần xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng việc điều trị hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: