Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ
Ngày nay, tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ đang tăng vọt và phổ biến ở hầu hết các lứa tuổi. Bệnh này chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn không hợp lý. Vì vậy, một chế độ ăn khoa học cho người bị gan nhiễm mỡ sẽ góp phần tích cực trong việc điều trị và phòng bệnh.
1. Những ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ tới cơ thể
Gây chán ăn, mệt mỏi: Gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất trong gan, đặc biệt là chức năng tổng hợp albumin của gan bị suy yếu. Đây là một protein duy trì hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Gan bị nhiễm mỡ nặng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn và tinh thần lẫn cơ thể mệt mỏi, từ đó, dễ mắc bệnh do chức năng miễn dịch suy giảm.
Suy giảm trí nhớ: Khi bạn mắc gan nhiễm mỡ, lượng photpholipid (hợp thành trong tế bào gan) và lượng lipoprotein (trong huyết tương) thường bị giảm, từ đó ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh và mạch máu của cơ thể, dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ hoặc xơ vữa động mạch…
Tăng nguy cơ bị xơ gan: Tế bào gan bị xơ hóa lâu ngày, dẫn đến xơ gan. Nếu người bệnh gan nhiễm mỡ lại đồng thời mắc bệnh viêm gan siêu vi, hoặc vẫn tiếp tục uống rượu vô độ, thì gan sẽ bị xơ hóa nhanh chóng và nó cũng là “cầu nối” nguy hiểm giữa bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.
Giảm tuổi thọ của người bị bệnh: Vì gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cơ thể chúng ta, nó làm suy giảm chức năng của nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nếu bạn mắc gan nhiễm mỡ trong thời gian dài và người bệnh không điều trị tích cực cũng như không chú ý trong ăn uống và sinh hoạt, bệnh có thể “ác hóa”, tức là chuyển thành bệnh xơ gan.
2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị gan nhiễm mỡ
Ngô: Trong ngô có chứa nhiều các acid béo không no, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung, và cholesterol nói riêng. Theo y học cổ truyền, ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng điều trung kiện và vị lợi niệu. Nó thường được dùng cho những trường hợp: tì vị hư yếu, chán ăn và thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, hay phù thũng, rối loạn lipid máu và thiểu năng mạch vành.
Nhộng tằm: Có vị ngọt mặn, tính bình, nó giúp ích tì bổ hư, trừ phiền giải phát. Nhộng tằm còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng tằm thường dùng dưới dạng các món ăn, hoặc tán thành bột để uống.
Nấm hương: Có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, và tế bào gan. Nó thường dùng dưới dạng thực phẩm như để chế biến các món ăn.
Rau cần: Trong rau cần có chứa nhiều vitamin tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu và thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải, làm sạch huyết dịch.
Lá trà: Có khả năng giảm trừ các chất quá bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi của thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ ở trong gan.
Lá sen: Có thể giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ ở tế bào gan. Lá sen thường được dùng dưới dạng hãm với nước sôi để uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
Đồng thời, người bệnh cũng chú ý chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ và giảm chất béo và tăng cường rau trái. Các loại thực phẩm, chẳng hạn như cơm, bún, mì, phở hay bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn, vì sẽ làm dư năng lượng và càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ được hiệu quả. Do vậy, người bệnh nên áp dụng chính xác theo lời khuyên, đồng thời bổ sung viên uống Diệp Hạ Châu Kingphar với liều lượng 2 viên mỗi ngày. Diệp Hạ Châu với thành phần là cây chó đẻ và Xuyên Tâm Liên có tác dụng rất tốt trong giải độc gan, tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả, giúp quá trình phục hồi chức năng gan được diễn ra nhanh chóng hơn.
Thanh Hoa