Tiểu đường thai kỳ ăn mận được không?

Mùa hè mang đến món quà là biết bao loại trái cây thơm ngon. Trong số đó, có một loại trái cây “gây nghiện” với các bà bầu là trái mận. Mận được hội mẹ bầu yêu thích bởi hương vị chua chua, ngọt ngọt. Nhưng liệu những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn mận được không?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nguyên nhân có thể do cơ thể giảm tiết insulin hoặc kháng insulin (một hormone do tuyến tụy sản xuất để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Tiểu đường thai kỳ phải được phát hiện lần đầu trong khoảng thời gian người phụ nữ mang thai và thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose. 

Có khoảng 2% - 10% mẹ bầu mắc bệnh lý này nên các mẹ bầu đều được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm vào tuần thai thứ 24 đến giữa tuần thai thứ 28. Bệnh được cho là thường phát triển từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng thực tế, sự giảm tiết insulin hoặc kháng insulin có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình mang thai. Cụ thể là: 

  • Trong 3 tháng mang thai đầu tiên: Cơ thể người mẹ có thể có tình trạng tăng insulin máu, tăng độ nhạy cảm với insulin. Nếu thai phụ bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dễ bị hạ đường huyết.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Cơ thể thai phụ có tình trạng kháng insulin, tăng nhu cầu về insulin. Lúc này đường huyết có xu hướng tăng cao hơn bình thường. 
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Tình trạng kháng insulin gia tăng, đường huyết cũng có nguy cơ tăng cao. 

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ sẽ để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một trong những cách điều trị tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn, cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm ít đường và chất bột đường là ưu tiên của bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn mận được không?

tiểu đường thai kỳ ăn mận được không 1 Bà bầu bị tiểu đường cần lưu ý khi chọn thực phẩm

Lợi ích của trái mận với sức khỏe

Mận ít calo nhưng giàu chất xơ lại có hơn 15 vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Trái mận dù là mận tươi hay mận không (không đường) cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe.

  • Hàm lượng lớn chất chống oxy hóa anthocyanins có trong trái mận có thể trung hòa các gốc tự do phá hủy tế bào và gây bệnh ung thư. 
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào trong loại trái cây này có tác dụng hỗ trợ đào thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. Từ đó nó giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Vitamin C cũng hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Loại vitamin này còn có tác dụng chống nhiễm trùng, tăng đề kháng cho cơ thể. 
  • Trái mận còn được các nhà khoa học chứng minh rằng có hiệu quả trong việc phòng ngừa hen suyễn, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • Một trái mận tươi có thể cung cấp đến 113 mg kali. Nguyên tố vi lượng này có tác dụng cân bằng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. 
  • Chất xơ, isatin, sorbitol có trong trái mận giúp nhuận tràng tự nhiên, điều hòa nhu động ruột và hạn chế táo bón - tình trạng thường gặp ở bà bầu.
  • Hoạt chất beta carotene trong trái mận tốt cho thị giác, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. 
  • Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết chỉ 1 trái mận nhỏ cũng có thể đáp ứng khoảng 8% nhu cầu vitamin A của cơ thể mỗi ngày. Loại vitamin này tốt cho thị lực, giúp phát triển xương và có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
tiểu đường thai kỳ ăn mận được không 2 Mận có nhiều lợi ích nên mẹ bầu muốn biết tiểu đường thai kỳ ăn mận được không?

Tiểu đường thai kỳ ăn mận được không?

Mận là một trong những trái cây có chỉ số đường huyết thuộc mức thấp nên ăn mận không làm đường huyết tăng đột ngột. Với câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ có được ăn mận không, câu trả lời của các chuyên gia là có. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả kiểm soát đường huyết. Loại trái cây này cũng giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thông qua việc:

  • Mận làm tăng nồng độ hormone adiponectin - loại hormone có tác dụng điều chỉnh đường huyết.
  • Chất xơ của trái mận làm chậm quá trình hấp thụ carb nên có thể làm chậm quá trình tăng đường huyết. 

Nhưng dù yêu thích loại trái cây này đến đâu, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn tối đa 87g mận mỗi ngày. Nếu uống nước ép mận, tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại không đường và uống dưới 235ml/ngày. Khi ăn mận, mẹ bầu nên chọn những trái chưa chín hẳn để lượng đường trong trái không quá cao. Mẹ bầu nên mua mận sạch, ngâm rửa kỹ càng trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

tiểu đường thai kỳ ăn mận được không 3 Tiểu đường thai kỳ ăn mận được không? Câu trả lời là có nhưng không nên ăn quá nhiều

Tác hại của việc ăn quá nhiều mận

Việc bà bầu nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng ăn quá nhiều mận có thể dẫn đến những vấn đề như: 

  • Tình trạng nóng trong người, nổi mụn nhọt hoặc phát ban. Bà bầu vốn có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên biểu hiện nóng trong đôi khi cũng nặng hơn bình thường. 
  • Tiêu hóa mẹ bầu vốn không ổn định, ăn quá nhiều mận cùng lúc có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 
  • Chất oxalate trong trái mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi, dẫn đến kết tủa canxi trong thận. Đây cũng là nguyên nhân khiến có sỏi trong thận hoặc bàng quang. 
  • Tính acid của mận có thể là thủ phạm làm ảnh hưởng men răng và dạ dày. Đây cũng là lý do khiến chúng ta thường bị ê răng khi ăn mận. 
  • Người bị bệnh dạ dày nếu ăn nhiều mận, các triệu chứng khó chịu sẽ càng thêm trầm trọng.
  • Với những loại mận chín đỏ, có độ ngọt cao, khi ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến đường huyết tăng đột ngột.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn mận được không. Những mẹ bầu bị ốm nghén trong thai kỳ, khẩu vị thay đổi thưởng rất thích mận. Dù ăn mận khi bị tiểu đường khá an toàn, nhưng mẹ bầu cũng đừng nên ăn quá nhiều nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo