Tiểu buốt khi mang thai là gì? Phương pháp cải thiện tình trạng tiểu buốt
Tiểu buốt khi mang thai có thể xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố, bàng quang bị chèn ép. Tuy nhiên, đây cũng có khả năng là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm như: Viêm đường tiết niệu, bệnh xã hội hoặc các bệnh về phụ khoa.
Tiểu buốt khi mang thai là gì?
Tiểu buốt là tình trạng mỗi lần tiểu tiện, người bệnh có cảm giác đau buốt niệu đạo, lượng nước tiểu không chảy thành dòng mà nhỏ giọt. Thậm chí, bệnh nhân còn liên tục có nhu cầu buồn tiểu, thỉnh thoảng chưa kịp đi thì đã tự chảy nước tiểu, gây tình trạng tiểu són.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây chứng bệnh tiểu buốt mà đôi khi người bệnh còn bị tiểu rắt, nước tiểu có lẫn mủ, tiểu ra máu… Một số trường hợp còn có triệu chứng đau bụng dưới, đau rát mỗi lần quan hệ…
Theo các thống kê, tiểu buốt có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới bị tiểu buốt sẽ cao hơn ở nam giới do cấu tạo niệu đạo ở các chị em ngắn hơn nên vi khuẩn gây viêm nhiễm dễ dàng xâm nhập.
Ở các chị em phụ nữ, hiện tượng tiểu buốt rất phổ biến nhất là trong giai đoạn mang thai. Thông thường, trong thai kỳ nội tiết tố của mẹ bầu sẽ thay đổi. Do đó, nhằm chuẩn bị cho quá trình đào thải chất cặn bã nhu cầu đi tiểu thai phụ sẽ nhiều hơn và dễ gặp phải tình trạng tiểu buốt hơn.
Bên cạnh đó, bàng quang chịu áp lực từ tử cung chèn ép khiến cho bộ phận này không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu như trước, từ đó gây ra hiện tượng tiểu buốt khó chịu. Tình trạng này có thể giảm dần trong 3 tháng giữa thai kỳ vì khi đó kích thước tử cung tăng lên đưa thai nhi phát triển nằm cao hơn ở vùng bụng, sức ép tác động lên bàng quang được giảm đi.
Tuy nhiên trong 3 tháng cuối đến giai đoạn gần sinh, mẹ bầu lại đối mặt với sự trở lại của chứng tiểu buốt. Nguyên nhân là vì lúc này thai nhi tụt thấp xuống, tiếp tục chèn ép bàng quang gây nên hiện tượng tiểu buốt ở tam cá nguyệt thứ ba.
Tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng đau buốt niệu đạo
Gợi ý một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt
Thay đổi chế độ ăn uống
Mẹ bầu nên uống đủ 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả cũng như bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Điều này vừa giúp cung cấp vitamin và khoáng chất, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể được tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Thực tế, táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân chèn ép bàng quang, tăng nguy cơ tiểu buốt ở phụ nữ mang thai.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: Đồ uống có cồn, rượu bia, trà, cafe, đồ ăn cay nóng… vì chúng có thể làm xuất tình trạng tiểu buốt do bàng quang bị kích thích gây nên.
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng tiểu buốt
Mẹo dân gian chữa tiểu buốt khi mang thai
Cách chữa tiểu buốt cho mẹ bầu bằng các phương pháp dân gian luôn được sự ưu ái tin dùng từ chị em phụ nữ bởi tính an toàn, dễ thực hiện mà chúng mang lại. Để chữa tiểu buốt cho thai phụ, bạn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo sau đây: Uống bột sắn dây, nước râu ngô, nước bí đao, rau má hay mồng tơi.
Nghiêng về phía trước khi đi tiểu
Đa số các bà bầu khi than vãn về vấn đề đi tiểu buốt trong quá trình mang thai đều được bác sĩ và chuyên gia tư vấn tư thế đi tiểu phù hợp giúp chị em hạn chế được tình trạng này. Đó là động nghiêng người về phía trước khi đi tiểu nhằm giúp lượng nước tiểu trong bàng quang thoát hết ra ngoài. Nhờ đó mà các mẹ bầu có thể giảm bớt được tình trạng đi tiểu nhiều và đau buốt khi mang thai.
Bài tập Kegel
Các bài tập Kegel hay còn có tên gọi khác là bài tập cơ sàn chậu là những động tác được thiết kế nhằm tăng cường sức mạnh các cơ vùng xương chậu. Nhờ đó, chúng giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt cực kỳ hiệu quả tốt. Đây cũng là những bài tập được đánh giá tốt và phù hợp cho mẹ bầu đang gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai.
Bài tập Kegel giúp bà bầu vận động nhẹ nhàng có lợi cho đường tiết niệu
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bị tiểu buốt
Nếu đang mang thai và bị tiểu buốt, các chị em cũng không nên quá hoang mang và cần giữ tâm lý thoải mái để có hướng khắc phục kịp thời. Bên cạnh việc đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân gây tiểu buốt, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc trị tiểu buốt vì có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh cũng gây nguy hiểm cho các mẹ vì không phù hợp với phụ nữ mang thai.
- Các chị em cần thực hiện theo đúng chỉ định và phác đồ của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất, nhanh chóng cải thiện và điều trị dứt điểm chứng tiểu buốt thai kỳ.
- Để phòng ngừa tiểu buốt khi mang thai, cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học.
- Uống đủ nước và uống nước đúng cách để hạn chế tình trạng tiểu nhiều, tiểu buốt khi mang thai.
- Giữ gìn vệ sinh trong giai đoạn bầu bí mỗi ngày, luôn giữ vùng kín khô thoáng và sạch sẽ.
- Chọn sử dụng những loại đồ lót thoáng khí, có chất liệu mềm mại.
- Dù tình trạng tiểu buốt có thể khiến mẹ bầu khó chịu, nhưng tuyệt đối không được nhịn tiểu. Đây là thói quen xấu sẽ khiến tình trạng tiểu buốt nghiêm trong hơn dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
- Quan hệ tình dục an toàn, rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Thăm khám định kỳ, nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu khoảng 3 tháng 1 lần để sớm phát hiện các bất thường.
Thăm khám định kỳ là việc phụ nữ mang thai cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe
Dù là hiện tượng khá phổ biến nhưng chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai nếu không khắc phục sớm sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm lấn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Những thông tin hữu ích trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó biết cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp