Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết tốt nhất cho người lớn hiện nay

Bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi? Viêm mũi dị ứng thường bùng phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn ngày trời trở lạnh hay nắng mưa thất thường, hay khi thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nó xảy ra khi niêm mạc trong mũi (màng lót bên trong) bị viêm do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Khi người bệnh hít phải những chất này, cơ thể phản ứng bằng cách hắt hơi, nhằm loại bỏ các dị nguyên đang gây kích ứng.

Khi thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các dị nguyên nấm mốc. Các dị nguyên này có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc mũi, gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết.

thuoc-tri-viem-mui-di-ung-theo-mua-tot-nhat-cho-nguoi-lon-hien-nay.jpg
Khi thời tiết thay đổi viêm mũi dị ứng thời tiết thường sẽ bùng phát

Nếu không sử dụng thuốc giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết một cách kịp thời, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Như khó thở, tắc mũi, mệt mỏi và mất tập trung. Đối với những người bị mắc hen suyễn, tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết còn gây tổn hại nặng nề hơn, làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng thời tiết kéo dài có thể gây ra những biến chứng lâu dài khác, chẳng hạn như polyp mũi, viêm tai giữaviêm xoang. Việc phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng viêm mũi dị ứng là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết tốt nhất cho người lớn hiện nay

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng thời tiết nói riêng. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bệnh nhân để đưa ra quyết định về việc kê đơn thuốc nhằm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. 

Có một số loại thuốc thông thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng được bác sĩ ưu tiên sử dụng bao gồm:

Thuốc làm thông mũi

Các thành phần như Ephedrine, Phenylephrine, Oxymetazoline, Pseudoephedrine và Xylometazoline... giúp làm co các mạch máu ở niêm mạc mũi, làm thông mũi và giảm triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi. Không nên sử dụng quá 7 ngày để tránh viêm mũi khác.

Thuốc kháng histamine

Telfast là một loại thuốc dạng uống được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết chứa hoạt chất Fexofenadin - một loại thuốc kháng histamine thế hệ 2. Histamine là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng, ngứa và chảy nước mũi.

Ưu điểm của Telfast so với các thuốc kháng histamine thế hệ trước đó là tác dụng nhanh chóng và kéo dài hơn, đồng thời không gây buồn ngủ cho người bệnh.

thuoc-tri-viem-mui-di-ung-theo-mua-tot-nhat-cho-nguoi-lon-hien-nay-1.jpg
Thuốc kháng histamine Telfast có tác dụng nhanh và không gây buồn ngủ

Viên nén Telfast dễ dàng sử dụng và tiện lợi, bạn chỉ cần uống Telfast một lần trong ngày và cảm nhận sự thay đổi rõ rệt sau khoảng 60 phút.

Thuốc xịt mũi chống viêm steroid

Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone,... là các loại thuốc xịt mũi steroid dùng để giảm viêm mũi dị ứng thời tiết từ trung bình đến nặng. Chúng có tác dụng kéo dài hơn thuốc kháng histamine, nhưng cần sử dụng liên tục trong thời gian mắc bệnh.

Thuốc kháng sinh

Chỉ dùng khi viêm mũi dị ứng bị nhiễm khuẩn và được kê đơn từ bác sĩ, ví dụ như Cephalosporin, Sulfamide,...

Nếu triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết nhẹ, bạn có thể tự điều trị bằng các thuốc không kê đơn và theo sự tư vấn của dược sĩ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài, nên đi thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường tái phát vào mùa lạnh hoặc giai đoạn chuyển mùa. Do đó, sau khi điều trị, việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng.

  • Sử dụng khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời để hạn chế hít phải các dị nguyên có trong không khí, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và sử dụng thiết bị lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc, và các tác nhân dị ứng khác.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý và chải răng 2 - 3 lần/ngày để loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng.
  • Khi chuyển mùa, nên tắm nước ấm và giữ ấm cơ thể.
  • Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm sạch niêm mạc mũi.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên khác như lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng, hóa chất, khói thuốc, thuốc Aspirin,...
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
thuoc-tri-viem-mui-di-ung-theo-mua-tot-nhat-cho-nguoi-lon-hien-nay-3.jpg
Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể trong giai đoạn chuyển mùa

Ngoài việc duy trì lối sống khoa học và lành mạnh, việc được chuẩn đoán và điều trị kịp thời khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Để đảm bảo điều trị hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị đúng phương pháp.



Chat with Zalo