Thông tin từ A đến Z về xuất huyết não màng não ở trẻ em

Xuất huyết não là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh và trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh trầm trọng hơn bởi sức đề kháng yếu. Xuất huyết não màng não ở trẻ em là bệnh gây ra những ảnh hưởng gì? Cách phòng và chữa bệnh ra sao? Bài viết sẽ thông tin đến bạn.

Xuất huyết não màng não ở trẻ em là gì?

Xuất huyết não màng não là tình trạng chảy máu não, màng não do có một mạch máu nào đó bên trong não bị vỡ. Xuất huyết não ở trẻ em là bệnh nặng cấp tính và thường xuất hiện ở 2 dạng:

  • Chưa xuất huyết: Đây là tình trạng bệnh không có triệu chứng nên rất khó để phát hiện. Trẻ lúc này sẽ có cảm giác đau đầu và chúng có thể kéo dài nhiều tuần liền thậm chí nhiều tháng. Tuy nhiên nếu để lâu, bệnh tiến triển nặng, trẻ xuất hiện hiện tượng co giật, yếu liệt tứ chi, khiếm khuyết về thần kinh.
  • Đã xuất huyết: Đây là tình trạng xuất huyết ở trẻ em có những triệu chứng tương tự như người lớn. Tình trạng xuất huyết não diễn biến rất đột ngột buộc người bệnh cần nhập viện nhanh. Lúc này trẻ thường đau đầu, ói mửa, hôn mê sâu, động kinh.
Thông tin từ A đến Z về xuất huyết não màng não ở trẻ em 2
Xuất huyết não màng não ở trẻ em là bệnh nguy hiểm

Tóm lại có thể thấy xuất huyết não ở trẻ em là bệnh không thể chủ quan và trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt nếu chẳng may mắc bệnh.

Nguyên nhân xuất huyết não ở trẻ

Có rất nhiều người thắc mắc về nguyên nhân của bệnh xuất huyết não màng não ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp nhất có thể kế đến:

  • Thiếu hụt Vitamin K: Có nhiều yếu tố làm trẻ bị thiếu vitamin K, đó có thể là sinh thiếu tháng, sinh non, không được tiêm vitamin K phòng ngừa. Đặc biệt nếu giai đoạn trẻ sơ sinh, người mẹ không có chế độ dinh dưỡng phù hợp khiến chất lượng sữa không đảm bảo sẽ khiến trẻ dễ bị thiếu hụt Vitamin K.
  • Bẩm sinh: Xuất huyết não, màng não có thể do bẩm sinh bởi nếu bé có sự bất thường về mạch máu trong cơ thể.

Ngoài ra bệnh xuất huyết não ở trẻ còn xảy ra nếu trước đó trẻ đã hoặc đang mắc một số bệnh như viêm mạch máu não, rối loạn động kinh, bệnh tim mạch, bệnh Moyamoya, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, các bệnh lý rối loạn đông máu. Vậy lúc nào thì bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra về xuất huyết não màng não ở trẻ? Đó là khi bé mắc một số căn bệnh kế trên và kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Da trẻ tái xanh, bé bỏ bú, nôn ói rồi khóc thét, rên rỉ.
  • Trẻ bị co giật, mất ý thức và hôn mê sâu.
  • Trẻ co giật hoặc liệt nửa người, tứ chi yếu đi, sụp mí mắt.
  • Trẻ khó thở, thở không đều hoặc ngưng thở bất chợt.
  • Da của trẻ thường xuất hiện các vết bầm tím.

Nếu bé mắc phải những dấu hiệu trên, lúc này bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến có sở y tế để kịp thời cấp cứu và điều trị.

Thông tin từ A đến Z về xuất huyết não màng não ở trẻ em 3
Trẻ hay khóc, rên rỉ, da xanh tím, ói mửa là dấu hiệu của bệnh xuất huyết não ở trẻ

Xuất huyết não màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Xuất huyết não là bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nếu không có sự can thiệp kịp thời của y khoa thì sẽ mất đi tính mạng nếu bệnh trở nặng. Thông thường tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh mắc xuất huyết não rất cao, có thể lên đến 45%.

Điều đáng ngại hơn là các trẻ may mắn sống sót sau cơn nguy kịch rất dễ bị tổn thương về hệ thần kinh, dẫn đến hậu quả nặng nề. Trẻ sau khi mắc xuất huyết màng não có thể rất khó khăn trong di chuyển, mắc động kinh, chậm chạp về mặt trí tuệ. Thậm chí có một số trẻ khó phục hồi về sau khiến bé bị suy dinh dưỡng hoặc bị tàn tật suốt đời, ảnh hưởng đến chức năng não và tuỷ vĩnh viễn.

Bệnh xuất huyết não ở trẻ đôi khi không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết. Vậy nên cần phải có sự quan sát thật kỹ càng từ bố mẹ. Dù là những dấu hiệu nhỏ nhất, các bố mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Điều trị xuất huyết não màng não ở trẻ em như thế nào?

Với những bé sinh non, cân nặng thấp khi sinh hoặc trẻ sinh ra bị suy yếu hô hấp thì bác sĩ sẽ ngay lập tức dùng một số thuốc như phenobarbital hay thuốc chống đông. Ở bệnh viện, các y bác sĩ thường điều trị xuất huyết não cho trẻ bằng phương pháp truyền máu để ngăn chặn chảy máu màng não. Nếu phát hiện có các cục máu ở não, trẻ sẽ được phẫu thuật để loại bỏ chúng. Ngoài ra nếu nguyên do xuất huyết não là do thiếu vitamin K thì cần cân nhắc tiêm vitamin K cùng các liệu pháp chăm sóc đặc biệt.

Với những trẻ bị xuất huyết não nặng, việc thở rất khó khăn và có thể rơi vào hôn mê sâu. Lúc này trẻ cần được theo dõi kỹ càng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng như cần hỗ trợ thở. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị xuất huyết não, màng não vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật rất cao nên phòng bệnh vẫn là giải pháp đáng được cân nhắc.

Thông tin từ A đến Z về xuất huyết não màng não ở trẻ em 4
Tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh là cách chữa trị bệnh và phòng bệnh phổ biến nhất

Cách phòng bệnh xuất huyết não màng não ở trẻ em

Bởi bệnh xuất huyết não ở trẻ rất nguy hiểm nên phải có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Bổ sung Vitamin K chính là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Theo sự hướng dẫn của Bộ y tế, trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K, với trẻ có trọng lượng lớn hơn 1.5 kg cần tiêm khoảng 1mg vitamin K1 và với trẻ dưới 1.5 kg thì cần tiêm khoảng 0.5mg vitamin K1. Ngoài ra khi bé đã lớn và bắt đầu biết ăn, hãy bổ sung các thực phẩm như rau xanh, thịt, gan động vật để bé không bị thiếu hụt Vitamin K. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung đúng và đủ vitamin K cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về xuất huyết não màng não ở trẻ em. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh cũng như có cho mình những sự chuẩn bị cần thiết về kiến thức trong quá trình nuôi con.



Chat with Zalo