Thế nào là cao răng độ 2? Mức độ ảnh hưởng răng miệng ra sao?

Cao răng là những mảng bám thức ăn dư thừa trong các kẽ răng, khe hở giữa hai răng bị vôi hóa khi tiếp xúc với nước bọt, và vi khuẩn gây hại. Cao răng được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có đặc điểm và sự ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khác nhau. Vậy cao răng độ 2 là mức độ như thế nào? Tình trạng này có nguy hiểm không? Cùng đi tìm lời giải qua các thông tin dưới đây.

Cao răng độ 2 là như thế nào?

Như đã nói ở trên, cao răng hay còn được gọi là vôi răng chính là kết quả của sự vôi hóa thức ăn tồn đọng trong khoang miệng. Cao răng bám dính chắc chắn trên bề mặt răng, nhất là các vị trí như vùng tiếp giáp giữa răng và nướu, khe hở giữa hai chiếc răng. Khi mới hình thành, bạn sẽ khó có thể nhận ra cao răng bằng mắt thường.

Thế nào là cao răng độ 2? Mức độ ảnh hưởng răng miệng ra sao 1 Cao răng độ 2 là tình trạng cao răng có độ dày khoảng 2mm, màu vàng đục.

Chỉ sau một thời gian, khi cao răng ngày càng tích tụ dày và chuyển dần từ vàng nhạt sang vàng đậm, nâu đỏ, bạn mới có thể nhận ra. Lúc bấy giờ, độ dày của cao răng đã đạt từ 2mm trở lên, gây ra một vài tác động cho răng miệng. Ở thời điểm này, chúng ta sẽ gọi là cao răng độ 2. Tình trạng cao răng độ 2 nếu không được xử lý sớm sẽ chuyển dần thành các cấp độ cao hơn, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe răng miệng.

Mức độ ảnh hưởng đến răng miệng của cao răng độ 2 ra sao?

Như đã nhắc ở phần trên của bài viết, cao răng độ 2 sẽ có màu vàng đục bám chắc ở chân răng, nướu hoặc khe hở giữa các răng. Vì thế, ảnh hưởng đầu tiên của cao răng độ 2 chính là khiến nụ cười của bạn bị giảm đi tính thẩm mỹ. Một hàm răng ố vàng chắc chắn sẽ ít rạng rỡ hơn hàm răng trắng sáng.

Bên cạnh đó, vị trí cao răng đóng bám sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Vi khuẩn có hại sẽ khiến cho hệ sinh thái trong khoang miệng không sạch sẽ, hơi thở có mùi khó chịu. Điều này vô tình làm bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp, gây khó chịu cho người đối diện.

Thế nào là cao răng độ 2? Mức độ ảnh hưởng răng miệng ra sao 2 Cao răng độ 2 khiến chân răng dễ chảy máu, viêm nướu, viêm nha chu,...

Nghiêm trọng hơn, ở mức độ 2, cao răng đã gây ra nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng. Chân răng sẽ dễ bị chảy máu hơn, vùng nướu nhạy cảm, dễ tổn thương, viêm nhiễm và sưng tấy, viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi,... thậm chí là mất răng. Ngoài ra, nếu cao răng gây viêm ở vùng nướu thì sẽ dễ đi đến các bệnh lý khác như niêm mạc miệng, viêm amidan, sâu răng, tiểu đường,... Bởi thế, bạn đừng bao giờ chủ quan khi cao răng ở cấp độ 2. Bạn cần loại bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần biết khi lấy cao răng

Trước khi tiến hành kỹ thuật lấy cao răng

Hiện nay, các nha sĩ thường chọn phương pháp sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám thức ăn, cao răng. Kỹ thuật này ít gây ê buốt và không tác động lực mạnh đến răng và nướu. Chính vì vậy, trước khi tiến hành kỹ thuật lấy cao răng, người bệnh sẽ không cần phải được gây tê hoặc gây mê. Trong trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm và lo lắng, nha sĩ có thể bôi hoặc chích thuốc tê.

Trong quá trình thực hiện lấy cao răng

Khi nha sĩ tiến hành lấy cao răng, bạn nên thả lỏng toàn bộ cơ thể, hít thở đều bằng mũi và cố gắng điều chỉnh bản thân, tránh căng thẳng. Đôi khi, bạn sẽ có cảm giác ê buốt ở những vùng có nhiều cao răng đóng bám cứng. Nếu không chịu được sự ê buốt đó thì bạn có thể báo với nha sĩ. Bên cạnh đó, ở vị trí nướu bị viêm, hoặc nhiều cao răng đóng bám, khi lấy cao răng có thể sẽ gây chảy máu một ít.

Thế nào là cao răng độ 2? Mức độ ảnh hưởng răng miệng ra sao 3 Khi lấy cao răng độ 2, bạn có thể ê buốt, chảy máu ở vùng nướu bị viêm hoặc nhiều cao răng.

Sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sau khi thực hiện lấy cao răng, phần nướu vẫn còn nhạy cảm. Bạn nên tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế đồ ngọt có độ bám dính cao.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có thành phần sát khuẩn nhẹ.
  • Chải răng nhẹ tay và đúng cách để không làm tổn thương nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, thay thế cho tăm tre.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
  • Quay lại nha khoa sau 4 đến 6 tháng.

Tóm lại, cao răng độ 2 hoặc ở bất kỳ cấp độ nào cũng cần được xử lý, loại bỏ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Hy vọng rằng qua những nội dung hữu ích trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng. Từ đó, hàm răng sẽ ngày càng chắc khỏe và sáng bóng hơn.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo