Thắc mắc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?

Xây dựng, thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không bao giờ là quá muộn nếu như bạn muốn quyết tâm duy trì và cải thiện sức khỏe. Không những thế, chế độ ăn uống lành mạnh đồng thời còn góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh – trong đó có bệnh viêm tai ngoài. Viêm tai ngoài là tình trạng tai bị viêm, nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hạn chế tình trạng viêm, nhiễm trùng diễn ra nặng nề hơn đồng thời giúp lấy lại thính lực của mình, bệnh nhân viêm tai ngoài cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh ngay từ bây giờ nhé!

Khi bệnh nhân bị viêm tai ngoài, cơ xương hàm khi họ nhai thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe. Việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn mà bệnh nhân dễ ăn hoặc kiêng khem những thực phẩm không có lợi cho tình trạng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo về những thực phẩm mà người bệnh viêm tai ngoài cần kiêng khem để giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Viêm tai ngoài kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?

Khi bệnh nhân mắc bất kì căn bệnh nào cũng gặp một số khó khăn trong vấn đề ăn uống. Mặc khác, khi bị bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân đang hoạt động mạnh mẽ nhằm đẩy lùi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Viêm tai ngoài là căn bệnh rất phổ biến với nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Việc chọn lựa những thực phẩm nâng cao đề kháng, thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn hàng đầu trong chế độ ăn uống.

Bên cạnh đó, việc không kiêng khem trong lúc bị viêm tai ngoài cũng là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Điều đó có thể làm cho là triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề và tồi tệ hơn. Do đó, để giúp bệnh mau hồi phục, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nên nên kiêng khem những đồ ăn và thức uống dưới đây:

Thắc mắc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?1 Viêm tai ngoài nên kiêng ăn một số thực phẩm để tốt cho bệnh tình

Kiêng những thức ăn cứng và dai vì phải nhai kĩ

Thực phẩm cứng và dai như: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, các loại rau củ quả sấy khô, các loại hạt ngũ cốc, kẹo cao su, thịt – gân – sụn động vật… khi ăn sẽ khiến cơ hàm của bệnh nhân hoạt động quá mức với tần suất và cường độ cao hơn mức bình thường. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và làm giảm khả năng phục hồi của loa tai của bệnh nhân. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi và điều trị bệnh. Và việc tiêu thụ những loại thực phẩm cứng và dai trong khoảng thời gian dài ngày khi bị viêm tai ngoài sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, thậm chí có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính.

Mặc dù các loại hạt cứng được kể trên cung cấp phần lớn lượng protein và chất béo cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh viêm tai ngoài nên hạn sử dụng do chúng có thể gây nên chứng đau nửa đầu và những vấn đề liên quan đến tai. Tốt nhất, trong quá trình điều trị viêm tai ngoài, bệnh nhân nên loại bỏ các hạt cứng ra khỏi chế độ ăn hàng ngày để bệnh mau chóng hồi phục nhé!

Thắc mắc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?2Ăn những loại hạt quá cứng có thể ảnh hưởng đến việc hồi phục của bệnh nhân viêm tai ngoài

Kiêng những thực phẩm chứa chất gây viêm, ngứa và dị ứng

Người bệnh viêm tai ngoài nên tránh xa những loại thực phẩm có khả năng chứa chất gây viêm, ngứa và dị ứng như sau:

Các món ăn từ nếp dễ gây viêm

Các món ăn được chế biến từ nếp rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết rằng các món ăn từ gạo nếp có đặc tính rất nóng và làm cho vết thương mưng mủ, viêm nhiễm trầm trọng hơn. Các món ăn từ nếp bao gồm: Xôi mặn, xôi đậu, xôi gấc, bánh tét, bánh chưng… khi bị viêm tai ngoài, bệnh nhân nên kiêng cữ nhé!

Thực phẩm chứa chất gây dị ứng

Thực phẩm chứa chất gây dị ứng cho bệnh nhân đang bị viêm tai ngoài như sữa bò, đạm bò, lúa mì, đậu nành, thịt gà, trứng… cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho viêm tai ngoài thêm trầm trọng. Vì thế, để cải thiện tình trạng bệnh, bạn đọc nên kiêng những thực phẩm trên một thời gian nhé!

Các loại hải sản dễ kích ứng gây viêm và ngứa

Hải sản là những thực phẩm mang lại chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên khi bị viêm tai ngoài, chúng có thể kích thích sản sinh tế bào gây viêm nặng nề hơn, dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và làm tăng lượng mủ tích tụ trong tai bệnh nhân. Những loại hải sản mà người bị viêm tai ngoài nên kiêng được kể đến như: Tôm, cua, cá biển, bạch tuộc, mực, sò, nghêu, ốc, nhum…

Thắc mắc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?3 Khi bị viêm tai ngoài, hải sản có thể kích thích sản sinh tế bào gây viêm nặng nề hơn

Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

Đường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của con người. Tiêu thụ nhiều đường khi đang bị viêm tai ngoài được rất nhiều chuyên gia cảnh báo có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Từ đó, đường là giảm chức năng đề kháng và làm trầm trọng hơn những triệu chứng của viêm tai ngoài.

Nếu không muốn bị viêm tai ngoài kéo dài, bệnh nhân hãy tự chủ động kiêng đường trong thực đơn ăn uống hằng ngày, chẳng hạn như: Bánh kẹo, bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt đóng chai, trà sữa, kem, trái cây sấy khô, bơ đậu phộng…

Kiêng phẩm chứa nhiều muối

Nếu các bạn chưa biết, thành phần Natri có trong muối nếu sử dụng quá mức có thể chuyển biến từ việc giúp duy trì và cân bằng chất lỏng thành hiện tượng tích nước trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối khi bị viêm tai ngoài có thể gây ứ đọng chất lỏng trong tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai nặng nề hơn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, để tránh các vấn đề khác về tai, thận… bệnh nhân nên hạn chế nạp những thực phẩm chứa nhiều muối như: Dưa muối, cải muối, cà muối, trứng vịt muối, thịt muối, bánh snack, nước mắm, nước tương, mì ăn liền, xúc xích, thịt xông khói, đồ đóng hộp… Đó là những thực phẩm chứa nhiều muối hơn chúng ta tưởng, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người đang bị viêm tai ngoài.

Thắc mắc: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì?4 Việc tiêu thụ quá nhiều muối khi bị viêm tai ngoài có thể gây ứ đọng chất lỏng trong tai

Viêm tai ngoài nên ăn gì?

Khi bị viêm tai ngoài, bệnh nhân cần tiêu thụ những thực phẩm mềm nhằm không phải hoạt động cơ hàm quá mức, thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E… giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ lớp lót trong niêm mạc tai, giảm nhức đầu và tăng thính lực… Những thực phẩm trên được kể đến như: Cà rốt, cà chua, ớt chuông và những loại rau xanh khác…

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai ngoài cần kiêng ăn gì gửi đến bạn đọc. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần tăng cường sức khỏe bằng cách vận động nhẹ nhàng và tập thể thao đúng cách… là những vấn đề hết sức quan trọng giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo