Thắc mắc: Vì sao kinh nguyệt đều nhưng không có thai?
Hầu hết chúng ta đều nghĩ mang thai là một điều gì đó xảy ra một cách tự nhiên và dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều lý do bất ngờ lại cản trở quá trình này, khiến chị em khó mang thai hơn. Đó là lý do tại sao nhiều chị em gặp tình trạng kinh nguyệt đều nhưng không có thai. Cùng tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác nhé.
Nguyên nhân kinh nguyệt đều nhưng không có thai
Lối sống không lành mạnh
Đôi khi chất lượng giấc ngủ kém, thói quen ăn uống kém, uống rượu thường xuyên, sử dụng ma túy,... có thể là những yếu tố cản trở cơ hội thụ thai của các cặp vợ chồng. Do đó, nếu bạn có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai như ý muốn thì trước hết bạn và người ấy nên quan tâm hơn đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mình để điều chỉnh những thói quen gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Cân nặng hoặc tuổi tác
Thừa cân hoặc thiếu cân có thể là một nguyên nhân khiến nhiều chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt đều nhưng không có thai, cản trở quá trình cố gắng thụ thai của các cặp đôi. Vì vậy, việc giữ cân nặng cũng như chỉ số BMI ở mức bình thường là vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, giải pháp được ưu tiên là bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và duy trì việc tập luyện 3 - 4 lần/tuần.
Ngoài cân nặng, phụ nữ cũng nên biết rằng tuổi tác có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu bạn đã qua độ tuổi lý tưởng để sinh con (thường trên 35 tuổi), khả năng mang thai của bạn sẽ giảm đi.
Căng thẳng, áp lực và lo lắng
Khó mang thai trong thời gian dài khiến bạn bị stress và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn càng căng thẳng thì càng khó thụ thai. Điều này cũng đúng đối với nam giới, căng thẳng có thể là một yếu tố khiến cho số lượng tinh trùng bị thấp hoặc gây ra khả năng di chuyển kém của tinh trùng. Không chỉ vậy, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục của bạn.
Vì vậy, bạn nên tìm cách đối phó với sự căng thẳng càng sớm càng tốt nếu muốn tăng cơ hội thụ thai. Các cặp đôi có thể thử các giải pháp thư giãn như trị liệu spa, massage, tập thở sâu, yoga, thiền,...
Bỏ lỡ khoảng thời gian dễ thụ thai
Thời kỳ rụng trứng là thời kỳ dễ thụ thai nhất. Tại thời điểm này, một quả trứng trưởng thành sẽ được giải phóng vào ống dẫn trứng, nơi nó có thể được thụ tinh. Vì vậy, nhiều chị em có kinh nguyệt đều nhưng không có thai có thể do không biết cách theo dõi ngày rụng trứng để “yêu” đúng thời điểm dễ thụ thai nhất.
Trong trường hợp này, bạn có thể tăng khả năng thụ thai bằng cách sử dụng ứng dụng theo dõi giúp tính ngày rụng trứng hoặc que thử rụng trứng tại nhà. Hà An Pharmacy gợi ý chị em sử dụng que thử rụng trứng LH-Tana. Là công cụ có thể xác định chính xác thời điểm rụng trứng, khả năng thụ thai cao để tránh thai hoặc sinh con theo ý muốn, vô cùng uy tín và hiệu quả.
Chất bôi trơn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Chất bôi trơn có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và chất lượng của tinh trùng. Điều này làm gián đoạn quá trình thụ tinh. Vì vậy, tốt nhất các cặp đôi nên hạn chế sử dụng chất bôi trơn hoặc chỉ sử dụng những chất bôi trơn phù hợp với sức khỏe sinh sản của mình.
Nguyên nhân không thể có thai trong thời gian dài
Các vấn đề về rụng trứng
Các vấn đề về rụng trứng không phải lúc nào cũng gây ra kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, những phụ nữ bị giảm rụng trứng do môi trường nội tiết tố bị xáo trộn hoặc do dự trữ buồng trứng thấp thường khó thụ thai. Nếu muốn tăng khả năng thụ thai, bạn nên đến bệnh viện chuyên sản phụ khoa để khám và đánh giá, bác sĩ có thể siêu âm trứng vào các ngày khác nhau của chu kỳ kinh.
Số lượng và chất lượng tinh trùng của nam giới
Cần biết rằng nguyên nhân của việc khó thụ thai không chỉ xuất phát từ phụ nữ. Nếu bạn có kinh nguyệt đều nhưng không có thai hoặc bạn đã cố gắng trong một thời gian dài nhưng không có kết quả thì nguyên nhân cũng có thể là do nam giới.
Chỉ một số bất thường nhỏ về tinh trùng như số lượng tinh trùng thấp, khả năng di chuyển của tinh trùng kém,... có thể làm cho việc thụ thai khó khăn hơn. Nếu nghi ngờ nguy cơ này, “đối phương” hoặc bạn tình của bạn nên làm xét nghiệm phân tích tinh dịch đồ để có chẩn đoán chính xác và điều trị vô sinh phù hợp.
Các vấn đề sức khỏe hoặc y tế khác
Một số tình trạng phổ biến như lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc bất thường về gen cũng khiến phụ nữ khó mang thai và sinh nở. Đối với các vấn đề sức khỏe hoặc tình trạng bệnh lý gây khó khăn cho việc thụ thai, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa vô sinh.
Khó thụ thai do các vấn đề với ống dẫn trứng
Tiền sử nhiễm trùng vùng chậu, đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung đều là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tắc ống dẫn trứng. Sự tắc nghẽn hoặc sẹo trong ống dẫn trứng có thể ngăn cản tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.
Trên thực tế, một số trường hợp khó mang thai hay nghiêm trọng hơn là đã vô sinh có thể không rõ nguyên nhân. Điều này có nghĩa là bác sĩ cũng không thể tìm ra vấn đề dù đã tiến hành xét nghiệm và cũng không thể giải thích lý do tại sao bạn không thể mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay các cặp đôi hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo để có thể sinh con dễ dàng hơn.
Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có những vấn đề khác nhau. Nếu kinh nguyệt đều nhưng không có thai hoặc bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài mà không thành công, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tùy theo nguyên nhân, bạn có thể được tư vấn, hỗ trợ hiếm muộn bằng các giải pháp khác nhau. Mặc dù hành trình mang thai của bạn có thể chậm hơn, nhưng đừng vội mất hy vọng!
Nga Linh
Nguồn tổng hợp: Tham khảo