Thắc mắc: Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì?

Đau dạ dày đem lại sự mệt mỏi cho người bệnh khi sự xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau liên tục ở vùng thượng vị. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày là do lớp niêm mạc dạ dày của bệnh nhân đã bị tổn thương. Vấn đề này chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều gây đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ở dạng đau dạ dày tiêu chảy bệnh nhân không chỉ bị đau bụng mà còn kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, chán ăn thậm chí nôn trớ thức ăn…

Lúc này dạ dày bệnh nhân có thể đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Vậy khi bị đau dạ dày tiêu chảy, bệnh nhân nên ăn gì? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin hữu ích nhé!

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì?1 Đau dạ dày tiêu chảy là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng thượng vị có kèm theo đi đại tiện phân lỏng

Nguyên nhân đau dạ dày tiêu chảy là gì?

Đau dạ dày tiêu chảy là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng thượng vị có kèm theo đi đại tiện phân lỏng. Do đó, các chức năng liên quan không thể làm cho thức ăn nạp vào cơ thể mềm và phân hủy hoàn toàn. Nếu để tình trạng này không có dấu hiệu chấm dứt, kéo dài sẽ gây áp lực lên đại tràng và tá tràng, từ đó dẫn đến rối loạn đường ruột và các biến chứng rất nguy hiểm khác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở những bệnh nhân bị đau dạ dày như sau:

Hội chứng ruột kích thích dẫn đến đau dạ dày tiêu chảy

Hội chứng ruột kích được xem là nguyên nhân hàng đầu mà bệnh nhân cần hết sức chú ý nhằm có biện pháp điều trị tích cực để bệnh không dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh đang bị viêm ruột và các bệnh lý liên quan

Dạ dày và đường ruột đều thuộc cơ quan trọng điểm của hệ tiêu hóa. Khi đường ruột bị viêm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bao tử cụ thể chính là những cơn đau dạ dày dữ dội có kèm tình trạng đi đại tiện phân lỏng. Hơn thế nữa, tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược thực quản, hội chứng zollinger-ellison… cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trên.

Do quá căng thẳng và stress

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày là do căng thẳng và stress. Khi bị căng thẳng, các này chức năng co bóp bị hạn chế do bị áp lực lên thành dạ dày dẫn đến hình thành những cơn đau và tiêu chảy.

Ngoài tất cả những nguyên nhân khách quan trên, tình trạng đau dạ dày tiêu chảy này cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân có bệnh nền như bệnh đại tràng hay cơ thể không dung nạp lactose

Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ

Khi một người có thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt thiếu khoa học, không điều độ, cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến dạ dày. Khi ăn uống và sinh hoạt không điều độ, bệnh nhân đang trực tiếp tạo điều kiện cho sự tổn thương của vùng niêm mạc dạ dày như khó tiêu, chướng bụng và thậm chí là tiêu chảy kéo dài. Do đó, việc dung nạp “bừa bãi” nhiều loại thức ăn vào cơ thể như quá nhiều đồ chua, cay, mặn, nóng… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày đi đại tiện lỏng. Bệnh nhân cần chú ý chế độ ăn uống nhằm phòng tránh bệnh tật không mong muốn.

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì?2 Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ dẫn đến đau dạ dày tiêu chảy

Đau dạ dày tiêu chảy có nguy hiểm?

Đau dạ dày tiêu chảy vẫn luôn là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều bệnh nhân. Khi xuất hiện những triệu chứng như: Đi ngoài phân lỏng 3 – 5 lần, đau bụng dữ dội xuất hiện 1 tiếng sau khi ăn, đầy bụng, ợ chua và buồn nôn... bệnh nhân cần đi khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lượng như:

  • Chảy máu đường tiêu hóa.
  • Suy nhược cơ thể mệt mỏi và uể oải.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Có nguy cơ bị bệnh trĩ.
  • Chất lượng cuộc sống giảm.

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì?

Bạn có thể khắc phục vấn đề tiêu chảy khi bị đau dạ dày tiêu chảy bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt hợp lý, khoa học nhằm khắc phục tình trạng đau dạ dày tiêu chảy hiệu quả. Một số thực phẩm người bị đau dạ dày tiêu chảy nên ăn như:

Bổ sung khoai lang vào thực đơn

Đối với những người bị đau dạ dày, việc ăn khoai lang hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên. Khoai lang được biết đến với khả năng dễ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày như viêm đại tràng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản... chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe cơ quan dạ dày. Khoai lang có chứa rất nhiều tinh bột có lợi, đạm, beta carotene và các loại Vitamin C, B1, B12… và 10 nguyên tố vi lượng cũng như khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe cơ thể.

Bổ sung gạo tẻ vào thực đơn hằng ngày

Tinh bột có trong gạo với nhiều tác dụng đối với bệnh nhân bị đau dạ dày tiêu chảy, ngoài ra, tinh bột còn giúp cho phân của bệnh nhân đặc lại, giảm tình trạng tiêu chảy đáng kể. Bên cạnh đó, gạo còn có thể chế biến nhiều món cháo thơm ngon bổ dưỡng, giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức.

Bổ sung thịt lợn thăn và thịt bò thăn vào thực đơn

Thịt lợn thăn và thịt bò thăn chứa rất nhiều protein cần thiết cho những bệnh nhân đang cần hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy. Protein có trong các loại thịt này có tác dụng săn chắc cơ, tăng cường đề kháng, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe. Thịt lợn thăn và thịt bò thăn nên được chế biến thành các món ăn dễ tiêu hóa, mềm, nhừ như: Cháo thịt cà rốt, cháo thịt bò...

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì?3 Có thể chế biến từ thịt lợn thăn và thịt bò thăn thành các món cháo dễ tiêu hóa

Bổ sung các loại trái cây và rau củ quả

Các loại trái cây và rau có tác dụng hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân đau dạ dày tiêu chảy cụ thể như: Chuối, táo, hồng xiêm, cà rốt, rau sam... có tác dụng cải thiện tiêu chảy rõ rệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể chế biến thành các loại nước ép nhằm bổ sung lượng nước đã mất qua đi đại tiện.

Ngoài những thực phẩm trên, bệnh nhân có thể bổ sung nước dừa, bột bù điện giải oresol, nhằm bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể. Bổ sung sữa chua để đảm bảo hoạt động tiêu hóa đường ruột diễn ra bình thường. Bệnh nhân hạn chế những đồ uống không lành mạnh như nước ngọt đóng chai, đồ ăn nhanh chế biến sẵn, đồ ăn nhiều gia vị cay nóng...

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo