Stress nặng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Hiện tượng stress nặng kéo dài khiến cho chúng ta mệt mỏi vô cùng. Hằng ngày chúng ta phải đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Stress nặng là gì?
Trạng thái thần kinh căng thẳng, phản ứng cơ thể đang cố gắng hòa nhập với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong đều là những nguyên nhân gây ra stress nặng. Trong cơ thể có hormone phát ra nguồn năng lượng làm cho cơ, nhịp thở và nhịp tim tăng lên mỗi khi gặp stress.
Stress nặng là vấn đề cần phải được điều trị sớm
Theo nghiên cứu khoa học, stress có thể kích thích sự tập trung khi học tập và công việc. Tuy nhiên, việc stress diễn ra liên tục sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe con người, gây chán nản, mệt mỏi, thậm chí mặc các bệnh như trầm cảm, suy giảm miễn dịch.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh stress như:
- Thể chất yếu kém: Suy dinh dưỡng, thường xuyên bệnh tật, ốm đau,...
- Môi trường sống xung quanh có những yếu tố không lành mạnh.
- Người làm việc quá sức.
- Giao tiếp kém, ít bạn bè.
- Người bị “Lây nhiễm” nguồn stress từ những người bên cạnh.
Nguyên nhân gây stress nặng
Yếu tố bên trong:
- Sức khỏe kém, ốm đau liên miên, thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể, mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,...
- Thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, tạo áp lực cho bản thân, hy vọng quá nhiều xong thất vọng, mất ngủ, sử dụng các chất kích thích,...
Yếu tố bên ngoài:
- Môi trường xung quanh ồn ào, ô nhiễm, có chứa tác động xấu,...
- Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm hệ miễn dịch kém.
- Các mối quan hệ xung quanh xung đột, hay xảy ra cãi vã.
- Áp lực trong học tập, công việc, khó khăn về tài chính.
Các triệu chứng của stress nặng
Trí nhớ suy giảm
Nhắc đến suy giảm trí nhớ, mọi người hay nghĩ về người già do tuổi tác cao nên có sự thoái hóa của các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ, vị thành niên do gặp căng thẳng liên tục.
Suy giảm trí nhớ khiến cuộc sống trở nên hỗn loạn
Khi áp lực, căng thẳng quá mức cho phép, tuyến thận sẽ sản sinh lượng hormone cortisol làm nhịp tim tăng lên, khiến bản thân có cảm giác lo lắng, bồn chồn, đau đầu, chóng mặt và có ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của não bộ. Chính vì vậy khi gặp stress nặng, trí nhớ sẽ bị giảm sút đáng kể.
Đau đầu, chóng mặt và nhức mỏi toàn thân
Nếu bạn cảm thấy phản ứng của cơ thể đang có những sự thay đổi thất thường, đó chính là khi bạn đang gặp stress. Do đó, khi bạn căng thẳng quá độ, toàn bộ cơ thể sẽ có hiện tượng đau nhức, ê ẩm, tê mỏi, giảm sức lực, đồng thời lượng máu tuần hoàn đến những cơ quan cơ thể bị giảm đi dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,...
Tiêu hóa kém
Nghe thì có vẻ như stress và vấn đề tiêu hóa chả có mối liên hệ nào với nhau, nhưng khi bạn căng thẳng quá mức làm kích thích dây thần kinh phế vị, dẫn đến dịch vị tăng tiết và co bóp bất thường. Từ đó gây ra các hiện tượng như đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, trào ngược,...
Rụng tóc
Rụng tóc là hiện tượng có thể xảy ra, vì vậy ít ai nghĩ rằng việc rụng tóc là do stress gây nên. Theo nghiên cứu khoa học, thần kinh khi bị căng thẳng quá mức sẽ làm giảm đi lưu lượng máu tuần hoàn đến nang tóc, làm cho tóc bị suy yếu, gãy rụng và thoái hóa.
Bên cạnh đó, cơ thể sẽ phản ứng với hiện tượng căng thẳng quá mức bằng cách sản sinh ra chất P để bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chính yếu tố này lại là tác nhân gây tổn thương cho mầm tóc, giảm độ tái tạo, tóc mọc và tăng lượng tóc rụng.
Rối loạn kinh nguyệt
Đây là triệu chứng phổ biến có ở nữ giới khi gặp hiện tượng stress nặng. Để kinh nguyệt xảy ra đều thì phải có sự phối hợp hoạt động của các cơ quan vùng dưới đồi - tuyến - yên - buồng trứng. Vùng dưới đồi sẽ bị rối loạn khi hiện tượng stress xảy ra, làm cho sự hoạt động sản xuất hormone ở các cơ quan còn lại bị rối loạn. Từ đó để lại các hậu quả như đau bụng kinh, mất kinh,...
Không chỉ vậy, stress nặng còn làm cho lượng hormone cortisol tăng lên, nồng độ đường bên trong cũng bị tăng lên làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng ở bên trong đối với nữ giới.
Luôn có cảm giác buồn ngủ, cơ thể uể oải
Lượng hormone adrenaline trong cơ thể bị tăng lên khi gặp stress, có chức năng làm tăng huyết áp và nhịp tim để bảo vệ sự sống cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng hormone adrenaline tăng quá cao sẽ gây ra trạng thái buồn ngủ, cơ thể bồn chồn và mệt mỏi. Không chỉ vậy, nó còn làm cho tuyến tùng bên trong bộ não giảm tần suất hoạt động để bạn có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Stress khiến cơ thể mệt mỏi
Khi gặp căng thẳng, não bộ thường có xu hướng suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống, những áp lực về học tập, công việc,... Điều này khiến cho cơ thể khó mà đi vào giấc ngủ ngon, khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, não bộ thiếu tập trung.
Nên làm gì khi gặp stress nặng?
Khi gặp stress nặng, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để có được lời khuyên và tư vấn tốt nhất, sau đó sẽ dựa theo tình hình của bạn mà kê đơn thuốc hợp lý. Đồng thời, bạn cũng nên tự có một liệu trình điều trị tại nhà như:
- Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe, thường xuyên tập thể dục thể thao sức khỏe tốt hơn.
- Có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, không nên bỏ bữa, không lạm dụng đồ ăn nhanh hoặc uống nhiều các chất kích thích.
- Tập luyện kiểm soát cảm xúc bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng, nhạc thiền, đọc sách, trồng cây,...
- Giao lưu, làm quen với nhiều người hơn, nên chọn những người có lối sống lành mạnh tốt để kết bạn.
- Massage nhẹ nhàng cho cơ thể nếu có triệu chứng mệt mỏi.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng mỗi ngày.
Tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: Rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút, cơ thể suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,... Vì vậy hãy đi khám và điều trị sớm nhất có thể nhé.
Nếu như bạn nghi ngờ bạn có những dấu hiệu về bệnh stress, đừng chủ quan coi thường nó mà hãy điều trị ngay lập tức nhé. Hà An Pharmacy hy vọng với những thông tin cơ bản về vấn đề stress nặng được nêu ra ở bài viết trên sẽ có ích đối với các bạn.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp