Sởi thủy đậu có là hai bệnh khác nhau?

Sởi thủy đậu là 2 căn bệnh có biểu hiện khá giống nhau bởi chúng đều bắt đầu với những biểu hiện khá giống như sốt, phát ban khắp người nên nhiều người thường nhầm lẫn. Tuy nhiên đây là 2 căn bênh hoàn toàn khác nhau.

Sởi thủy đậu là hai bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên sởi do virus paramyxovirus gây nên còn thủy đậu do virus Varicella Zoster mà thành. Một số đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai bệnh này từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Thời điểm xuất hiện

Thủy đậu: Mùa của bệnh thủy đậu thường là sau Tết khoảng tháng 2 kéo dài đến tháng 6. Trong đó, cao điểm là tháng 3 và tháng 4. Thủy đậu thường xuất hiện vào dịp sau tết âm lịch kéo dài cho đến mùa hè, đỉnh điểm là vào tháng 3, 4 hằng năm.

Sởi thủy đậu có là hai bệnh khác nhau 1Mùa của bệnh thủy đậu thường là sau Tết khoảng tháng 2 kéo dài đến tháng 6

Bệnh sởi: mùa dịch sởi xuất hiện quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào những ngày cuối đông đầu xuân bệnh sởi 

Thời gian kéo dài bệnh

Thủy đậu: Thời gian ủ bệnh lâu hơn sởi (10 – 14 ngày) tuy nhiên trong khoảng thời gian này mầm bệnh vẫn có thể lây lan sang người khác làm họ bị nhiễm bệnh.

Bệnh sởi: Sởi kéo dài khoảng 10 ngày, sau khoảng thời gian này, các nốt ban tự biến mất theo thứ tự mà nó xuất hiện, lúc đầu là ở mặt sau đó mới tới chân tay.

Triệu chứng

Thủy đậu: khởi phát đột ngột với những mụn nước nhỏ xuất hiện ở 1 số bộ phận như mặt mũi, chân tay sau đó sẽ lan rộng ra toàn thân trong vòng 24 giờ sau đó. Mụn nước do thủy đậu gây nên có kích thước từ 1 – 3mm, bên trong có chứa dịch.

Bệnh sởi: khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm 1 hoặc nhiều dấu hiệu như ho, nổi hạch, chảy nước mũi, sưng đau các khớp. Các nốt ban đỏ xuất hiện ngay sau khoảng 3, 4 ngày mắc bệnh.

Sởi thủy đậu có là hai bệnh khác nhau 2Sởi khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm 1 hoặc nhiều dấu hiệu như ho, nổi hạch

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi, họng bệnh nhân. Đáng chú ý, do thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình tới 10 ngày nên sởi có thể lây bệnh ngay từ khi bệnh còn chưa khởi phát, nghĩa là trong khoảng thời gian ủ bệnh, virut sởi từ người mang mầm bệnh đã có thể lây cho người khác. Khi mắc bệnh, sởi có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên dễ gây ra biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, mù lòa, viêm não hoặc tử vong. Nên đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát thành dịch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Cả bệnh sởi thủy đậu đều có hai thể nặng và nhẹ. Hầu hết người bệnh đều mắc thể nhẹ, các nốt ban sẽ biến mất sau tối đa là 14 ngày tuy nhiên, sởi khác thủy đậu ở chỗ với bệnh thuộc thể nặng thì cả thủy đậu và sởi đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể: Với sởi ác tính, các triệu chứng đáng chú ý thường xuất hiện khá sớm, trước lúc phát ban, người bệnh bỗng dưng sốt cao lên đến hơn 40 độ C, có dấu hiệu hôn mê, co giật, tim đập nhanh và huyết áp tụt…

Ngược lại, những biến chứng của thủy đậu chủ yếu xuất hiện vào giai đoạn cuối, phổ biến nhất là thủy đậu bội nhiễm do nhiễm trùng nốt ban. Nguyên nhân chủ yếu là do cách chăm sóc và kiêng kỵ không đúng hoặc người bệnh bị suy dinh dưỡng khiến mụn lâu khỏi hơn và để lại rất nhiều sẹo thâm, lồi lõm xấu xí. Nặng hơn người bệnh có thể bị viêm tai giữa, viêm thanh quản hoặc viêm phổi.

Nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa bệnh sởi thủy đậu kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bảo Bảo



Chat with Zalo