Shell shock là gì? Triệu chứng, đối tượng gặp phải và cách phòng ngừa
Shell shock hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là một tình trạng không ổn định về sức khỏe tâm thần, thường do những sự kiện kinh hoàng mà người bệnh đã chứng kiến hoặc trải qua trước đó gây ra. Các triệu chứng phổ biến của PTSD bao gồm lo lắng, ác mộng và suy nghĩ về những ký ức đau buồn. Hãy đọc bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy để hiểu rõ hơn về shell shock là gì?
Shell shock là gì?
Rối loạn căng thẳng sau chấn (PTSD), trước đây được biết đến với cái tên "shell shock" hoặc "hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh", thường xuất hiện ở nhiều cựu quân nhân sau thời chiến tranh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện kinh hoàng, cụ thể là những tổn thương cơ thể hoặc đe dọa tính mạng.
![Shell shock là gì? Triệu chứng, đối tượng gặp phải và cách phòng ngừa 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/shell_shock_1_b61a862a2f.jpg)
PTSD là hậu quả kéo dài của những sự kiện đau lòng, gây ra cảm giác sợ hãi, vô căn hoặc kinh hoàng như tấn công tình dục hoặc vật lý, cái chết đột ngột của người thân, tai nạn, chiến tranh hoặc thảm họa tự nhiên. Cả gia đình của nạn nhân và những người làm công việc cấp cứu cũng có thể bị PTSD.
Sau một sự kiện kinh hoàng, hầu hết mọi người đều trải qua phản ứng tức giận, sợ hãi và căng thẳng, những cảm xúc này thường giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những người mắc PTSD, những cảm xúc này không giảm, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Chẩn đoán PTSD được đưa ra khi các triệu chứng kéo dài ít nhất một tháng và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động bình thường.
Triệu chứng của shell shock là gì?
Các triệu chứng của shell shock là gì? Shell shock được chia thành các nhóm chính sau:
Ký ức xâm nhập:
- Ký ức đau buồn thường xâm nhập vào ý thức, tái diễn không mong muốn.
- Hồi tưởng lại sự kiện đau thương như một trải nghiệm thực tế.
- Giấc mơ khó chịu hoặc ác mộng về các ký ức đau buồn.
- Phản ứng đau khổ hoặc những cảm xúc mạnh mẽ khi gợi nhớ lại sự kiện đau thương.
Tránh né:
- Tránh suy nghĩ hoặc thảo luận về sự kiện đau buồn.
- Tránh những nơi, hoạt động hoặc người gợi nhớ lại sự kiện.
Thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và tâm trạng:
- Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, người khác và thế giới xung quanh.
- Tâm trạng chán nản, thất vọng thường xuyên.
- Không nhớ rõ các khía cạnh quan trọng của sự kiện đau buồn.
- Thiếu quan tâm hoặc không duy trì được mối quan hệ xã hội.
![Shell shock là gì? Triệu chứng, đối tượng gặp phải và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/shell_shock_2_9ee4a28b16.jpg)
Thay đổi trong sự thức tỉnh và phản ứng:
- Dễ bị giật mình hoặc sợ hãi.
- Luôn cảm thấy đe dọa.
- Hành vi tự hủy hoại như lạm dụng chất gây nghiện hoặc lái xe một cách nguy hiểm.
- Khó ngủ, khó tập trung.
- Cảm giác khó chịu, dễ cáu kỉnh hoặc bộc phát cơn giận.
- Cảm thấy cảm xúc tội lỗi hoặc xấu hổ.
Đối tượng bị shell shock
Mỗi người phản ứng khác nhau với các sự kiện sang chấn. Khả năng đối phó với nỗi sợ hãi, căng thẳng và đối mặt với sự đe dọa đến từ một tình huống kinh hoàng có thể khác nhau. Vì vậy, không phải ai trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn cũng sẽ phát triển PTSD. Thêm vào đó, sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và chuyên gia sau sự kiện có thể giảm nhẹ sự phát triển của PTSD hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
![Shell shock là gì? Triệu chứng, đối tượng gặp phải và cách phòng ngừa 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/shell_shock_3_a12686dd21.jpg)
Ban đầu, sự chú ý đối với PTSD tập trung vào các cựu quân nhân do tần suất cao của căn bệnh này trong họ, thuật ngữ "hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh" cũng bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, PTSD có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai từng trải qua một sự kiện đau thương đe dọa tính mạng hoặc bạo lực. Những người có những trải nghiệm tiêu cực trong tuổi thơ hoặc tiếp xúc liên tục với nguy cơ đe dọa tính mạng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn này. Các nạn nhân của xâm hại về thể xác và tình dục thường là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Phòng ngừa shell shock thế nào?
Ở trên bạn đã hiểu được shell shock là gì, vậy có cách nào phòng ngừa nó không? Sau một sự kiện kinh hoàng, nhiều cảm xúc như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, giận dữ hoặc tội lỗi có thể xuất hiện. Việc kiềm chế những phản ứng ban đầu này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển thành rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Mỗi người có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình bằng các biện pháp sau:
- Tự nhắc nhở bản thân rằng bạn đã đối mặt với tình huống đó một cách tốt nhất có thể.
- Chia sẻ cảm xúc của bạn với một người đồng cảm và lắng nghe mà không phán xét, điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Tăng cường thực hiện các hoạt động yêu thích để giảm bớt việc nhớ lại sự kiện đau buồn.
- Tập thể dục và thực hiện các hoạt động như yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
- Tránh sử dụng rượu và các chất kích thích khác để giải quyết vấn đề sau sự kiện kinh hoàng.
- Dùy trì một chế độ ăn uống cân đối và giấc ngủ đều đặn.
- Nếu cảm xúc của bạn không được kiểm soát và kéo dài hơn một tháng, hãy thăm một bác sĩ chuyên khoa tâm lý để nhận điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ shell shock là gì, triệu chứng, đối tượng mắc phải và cách phòng ngừa. Từ những nguyên nhân ban đầu đến các triệu chứng phổ biến, và cách mà shell shock đã ảnh hưởng đến các nhóm dân số khác nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Xem thêm: