Sau sinh ăn tôm được không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm
Bổ sung tôm giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Đặc biệt là đối với các bà mẹ sau sinh với mong muốn hồi phục nhanh sau quá trình vượt cạn. Vậy sau sinh ăn tôm được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Những lợi ích khi bổ sung tôm trong thực đơn hàng ngày
Bất kể là nhóm tôm đồng hay nhóm tôm biển thì chúng đều chứa nguồn canxi và protein cực kỳ phong phú. Có thể nói, hàm lượng đạm trong tôm không hề thua kém bất kỳ loại thực phẩm nào. Vì vậy, nếu sau sinh bổ sung tôm đầy đủ thì mẹ sẽ được nạp một nguồn năng lượng dồi dào.
![Sau sinh ăn tôm được không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_sinh_an_tom_duoc_khong_nhung_luu_y_quan_trong_cho_me_sau_sinh_khi_an_tom_1_d17cdb03aa.jpg)
Cả tôm biển và tôm đồng đều chứa nhiều dưỡng chất tốt như natri, canxi, acid amin, sắt và các loại vitamin. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng và các nhóm thành phần trong hai loại tôm này cũng có sự khác biệt nhỏ. Cụ thể:
- Trong tôm đồng, thành phần dinh dưỡng của chúng giàu đạm, kali, magie và photpho. Bên cạnh đó, các loại vitamin A, B, E cũng đặc biệt phong phú.
- Trong tôm biển rất giàu photpho, canxi, sắt, protein, omega-3 và các loại vitamin A, B1, B2.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, việc thường xuyên bổ sung tôm vào thực đơn bữa ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Dưới đây là 3 lợi ích lớn nhất khi ăn tôm.
Ăn tôm giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Tôm là loại thực phẩm giàu protein, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Trên thực tế, hàm lượng cholesterol có trong tôm khá cao, do đó nhiều người lo lắng rằng việc sử dụng nhiều tôm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của người ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra một kết luận hoàn toàn ngược lại.
Trên thế giới, chỉ có một lượng rất nhỏ dân số có nhạy cảm với cholesterol trong đồ ăn và phần lớn những người còn lại không bị ảnh hưởng bởi loại cholesterol này. Mặt khác, loại cholesterol có trong tôm là HDL, đây là loại cholesterol tốt và nếu bổ sung tôm lượng vừa đủ thì sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đồng thời, trong tôm có chứa một hàm lượng omega-3 và acid amin phong phú, tốt cho sức khỏe tim mạch và trí não.
![Sau sinh ăn tôm được không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_sinh_an_tom_duoc_khong_nhung_luu_y_quan_trong_cho_me_sau_sinh_khi_an_tom_2_cb9fdb365b.jpg)
Phòng ngừa các bệnh về xương
Ở những người lớn tuổi hay chị em phụ nữ sau sinh thường gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp. Một số bệnh thường gặp phải như viêm xương khớp, loãng xương. Mặt khác, tôm là nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin D rất tốt cho hệ thống xương khớp của cơ thể. Chính vì thế, ăn tôm thường xuyên sẽ góp phần giúp cải thiện sức khỏe xương của bạn.
Ăn tôm rất tốt cho mắt
Nhắc đến các thành phần chất bổ dưỡng cho mắt thì không thể bỏ lỡ các thành phần như vitamin E, omega-3, acid béo, vitamin C,... có trong tôm. Khi chúng ta ăn tôm thường xuyên, cơ thể sẽ có nhiều dưỡng chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe mắt.
![Sau sinh ăn tôm được không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_sinh_an_tom_duoc_khong_nhung_luu_y_quan_trong_cho_me_sau_sinh_khi_an_tom_3_b0f95a9805.jpg)
Sau sinh ăn tôm được không?
Tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất và cũng an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, mẹ sau sinh ăn tôm được không vẫn còn là vấn đề nhiều chị em thắc mắc. Bởi bên cạnh rất nhiều giá trị dinh dưỡng thì tôm cũng là nguồn thực phẩm có tính hàn nên ăn vào dễ bị lạnh bụng và ngộ độc.
Đẻ mổ ăn tôm được không?
Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh thường, sinh mổ thì không nên ăn tôm. Vì tôm có tính hàn nên sẽ không tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh. Ngoài ra, cũng có nhiều nguồn thông tin cho rằng, ăn tôm sẽ làm cho vết mổ của mẹ lâu lành và để lại sẹo lồi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác thực ý kiến này.
Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là đẻ mổ nên ăn tôm để bổ sung chất dinh dưỡng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đồng thời cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phong phú cho em bé. Chính vì thế, sau đẻ mổ, mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất từ các món ăn được chế biến từ tôm nếu mẹ không có tiền sử dị ứng với tôm nhé.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ sau sinh thì mẹ có thể ăn tôm đồng trước rồi sau đó mới ăn tôm biển. Bởi vì trong tôm biển luôn chứa một lượng thủy ngân nhất định, sẽ ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi cơ thể đã phục hồi thì bạn có thể ăn tôm biển.
Đẻ thường ăn tôm được không?
Như đã nói ở trên, phụ nữ sau sinh thường ăn tôm được. Thông qua việc ăn tôm, cơ thể mẹ sẽ hấp thụ các dưỡng chất và hồi phục sau sinh nhanh hơn. Nhờ đó mà việc tiếp nhận cũng như chuyển hóa các dinh dưỡng từ nguồn thức ăn qua sữa mẹ cho em bé cũng tốt hơn.
![Sau sinh ăn tôm được không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Sau_sinh_an_tom_duoc_khong_nhung_luu_y_quan_trong_cho_me_sau_sinh_khi_an_tom_4_38bb526e0b.jpg)
Những lưu ý quan trọng cho mẹ sau sinh khi ăn tôm
Tôm là nguồn thực phẩm khá đặc biệt do chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có tính hàn cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Không ăn tôm kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn khác. Ví dụ, sau khi ăn tôm, mẹ không nên ăn một số loại trái cây như dưa hấu. Bởi dưa hấu là có tính hàn khá lớn, nếu kết hợp với tôm sẽ gây tác động có hại cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế ăn thực phẩm lạnh khi ăn tôm và hải sản.
- Trong một bữa ăn, không ăn quá nhiều tôm. Tôm là nguồn thực phẩm giàu đạm và dưỡng chất. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều tôm trong một lần ăn có thể dẫn đến các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu. Chúng ta chỉ nên ăn vừa đủ, cụ thể là từ 2 - 3 con tôm lớn, tương đương với khoảng 100g tôm trong mỗi bữa ăn.
- Nên ăn tôm vào bữa trưa sẽ giúp cơ thể tiêu hóa nhanh và được hấp thụ tốt hơn. Ăn tôm vào bữa tối sẽ khiến mẹ khó tiêu và khó chuyển hóa năng lượng.
- Nếu trường hợp mẹ có tiền sử dị ứng tôm hay hải sản thì tuyệt đối không ăn tôm, để tránh các hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Các mẹ có tiền sử cường giáp cũng cần hạn chế ăn tôm tối đa. Vì nếu ăn tôm sẽ làm lượng iod trong cơ thể mẹ tăng lên và gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Các mẹ bị gout sau sinh cũng lưu ý tuyệt đối không nên ăn tôm nhé. Bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong tôm sẽ khiến bệnh gout của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, Nhà Thuốc Hà An đã giúp các mẹ trả lời cho vấn đề sau sinh ăn tôm được không. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng thể về dinh dưỡng sau sinh. Và mẹ đừng quên theo dõi các bài viết của Nhà Thuốc Hà An để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. Chúc mẹ có thời kỳ sau sinh khỏe mạnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp