Sản giật có chữa được không? Những lưu ý để tránh nguy cơ bị sản giật

Theo các chuyên gia sản khoa, tiền sản giật là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sản giật ở thai phụ với các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu… Việc phát hiện sớm sản giật vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Sản giật là gì?

Sản giật là một biến chứng nặng của tiền sản giật, xảy ra sau tiền sản giật và khi huyết áp cao dẫn đến co giật khi mang thai. Thậm chí có trường hợp không có tiền sử động kinh nhưng thai phụ vẫn bị sản giật.

Sản giật có chữa được không? Những lưu ý để tránh nguy cơ bị sản giật 1"Sản giật có chữa được không?" là nỗi lo lắng của hầu hết thai phụ.

Triệu chứng sản giật

Thai phụ có thể có triệu chứng của cả tình trạng tiền sản giật lẫn sản giật. Ngoài ra, một số triệu chứng xảy ra do các tình trạng khác, điển hình như mắc bệnh thận hoặc tiểu đường. 

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của tiền sản giật:

  • Huyết áp cao;
  • Sưng ở mặt/tay;
  • Đau đầu;
  • Tăng cân không kiểm soát;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Gặp vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mắt nhìn mờ hoặc mất thị lực;
  • Tiểu khó;
  • Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên bên phải

Thai phụ bị sản giật có thể gặp triệu chứng tiền sản giật kể trên hoặc có thể không. Các triệu chứng phổ biến của sản giật bao gồm: Co giật; mất ý thức; kích động,...

Nguyên nhân gây sản giật

Nguyên nhân chính dẫn đến sản giật ở thai phụ chính là tiền sản giật. Khi thai phụ xuất hiện các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu… chính là đã bị sản giật. 

Sự bất thường trong quá trình hình thành và chức năng của nhau thai sẽ dẫn đến nguy cơ sản giật. Khi đó, nhau thai có lưu lượng máu truyền đến không đảm bảo, gây hạn chế trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên nhân:

Huyết áp tăng cao

Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch kém, gây ảnh hưởng không chỉ cho động mạch mà còn những mạch máu khác. Hậu quả là các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng bị sưng tấy. 

Bên cạnh đó, việc lưu lượng máu bất thường cũng cản trở khả năng hoạt động của não bộ, gây nên những cơn co giật – một trong những triệu chứng đặc trưng của chứng sản giật ở thai phụ.

Sản giật có chữa được không? Những lưu ý để tránh nguy cơ bị sản giật 2 Cao huyết áp là một trong số triệu chứng điển hình của tiền sản giật.

Protein niệu

Protein niệu có thể gây tác hại lên chức năng thận. Chúng ta đều biết, chức năng của thận là lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu (protein trong nước tiểu) để phân phối lại cho cơ thể. 

Trường hợp cầu thận bị hư hỏng khiến cho protein bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Các bác sĩ chuyên khoa có thể tìm protein bằng cách xét nghiệm nước tiểu của thai phụ.

Tóm lại, khi thai phụ đã/đang bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ cao bị sản giật. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể đưa đến sản giật trong thai kỳ bao gồm:

  • Thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc mãn tính;
  • Thai phụ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi, hoặc dưới 20 tuổi;
  • Mang thai đôi/ba;
  • Mang thai lần đầu;
  • Mắc tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh lý khác ảnh hưởng đến mạch máu;
  • Có bệnh thận.

Sản giật là tình huống đe dọa tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi do trong cơn co giật, cả mẹ và thai nhi đều có nguy cơ bị thiếu oxy.

Sản giật có chữa được không?

Như đã nói ở trên, sản giật nếu phát hiện trễ và không kịp xử lý sẽ có nguy cơ gây tử vong cho cả mẹ và con. Sản giật có chữa được không? Đây là vấn đề luôn nhận được quan tâm của hầu hết thai phụ, đặc biệt là những mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao.

Các phương pháp điều trị sản giật

Nếu thai phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nhẹ thì cần theo dõi tình trạng của thai phụ; đồng thời điều trị bằng thuốc để ngăn bệnh chuyển thành sản giật. Điều cần làm là giữ huyết áp của mẹ bầu trong phạm vi an toàn cho đến khi bé chào đời.

Sản giật có chữa được không? Những lưu ý để tránh nguy cơ bị sản giật 3 Trường hợp tiền sản giật nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định kết thúc thai kỳ sớm.

Trường hợp tiền sản giật tiến triển thành sản giật nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định kết thúc thai kỳ sớm. Tùy thuộc vào khoảng thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn kế hoạch chăm sóc thai phụ cho đến khi sinh con.

Lưu ý, bác sĩ có thể cho thai phụ dùng thuốc chống co giật để ngăn ngừa các cơn co giật xảy ra. Trường hợp cao huyết áp cũng có thể dùng thuốc để giảm huyết áp nếu thấy huyết áp tăng cao.

Phòng ngừa sản giật

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của sản giật, thai phụ khi được chẩn đoán tiền sản giật cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tuân thủ thực hiện khám thai định kỳ đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là những cột mốc khám thai quan trọng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt.
  • Thai phụ chủ động theo dõi, ghi lại sự thay đổi về huyết áp, cân nặng, nước tiểu… mỗi ngày để sớm phát hiện bất thường.
  • Khi có những triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo