Răng cấm có mọc lại không? Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách

Ngày nay, nhiều người thắc mắc rằng “răng cấm có mọc lại không?”. Chính vì thế, trong bài viết này Hà An Pharmacy sẽ giải đáp chi tiết các thông tin về răng cấm cho bạn nhé!

Răng cấm là gì?

Trong nhóm các răng hàm, hai chiếc răng cấm được ký hiệu là răng số 6 và răng số 7. Người trưởng thành thường có tổng cộng 8 răng cấm, với 4 răng ở mỗi hàm.

Các răng cấm bao gồm men răng, ngà răng và tuỷ răng. Chúng có bề mặt nhai rộng và rãnh khá sâu. Răng hàm số 6 và số 7 thường có ba chân ở hàm trên và hai chân ở hàm dưới, mặc dù vẫn một số trường hợp ngoại lệ ít hơn 1 hoặc 2 chân răng. Với kích thước lớn và thân răng to, răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền và nhai thức ăn.

Răng cấm có mọc lại không? Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách 1
Răng cấm thường được biết đến với tên gọi răng số 6 và 7

Răng cấm có mọc lại không?

Răng cấm có mọc lại không? Răng cấm là chiếc răng vĩnh viễn, khác với những chiếc răng sữa sẽ mất đi và sẽ thay thế bằng răng vĩnh viễn cùng loại. Răng cấm vẫn sẽ tồn tại cho đến khi chúng ta mất hết răng. Điều này có nghĩa răng cấm sẽ không thể mọc lại sau khi nhổ bỏ.

Chính vì thế, nhổ răng cấm thường được xem là giải pháp cuối cùng, chỉ được chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng hoặc không thể điều trị phục hồi bằng bất kỳ phương pháp nào khác.

Những biến chứng khi mất răng cấm

Sau khi đã tìm hiểu về nội dung răng cấm có mọc lại không, hãy cùng khám phá một số những triệu chứng sẽ xảy ra nếu mất răng cắm nhé!

Răng cấm là những chiếc răng đảm nhận vai trò chính trong việc nhai thức ăn ở vùng cung hàm trên. Vì thế nên, mất răng cấm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Nếu việc thay thế răng cấm không được tiến hành kịp thời, một số biến chứng có thể xảy ra như:

  • Tiêu xương hàm: Mất răng cấm khiến cho xương hàm tại vị trí đó mất đi áp lực và kích thích từ răng. Từ đó xương hàm có thể tiêu biến, dẫn đến tụt nướu, khiến má và da trở nên nhăn nheo, góp phần làm tăng quá trình lão hóa.
  • Lệch khớp cắn: Vì không còn răng cấm để hỗ trợ và duy trì cân bằng cắn, các răng xung quanh có thể dịch chuyển và đổ nghiêng về phía vùng mất răng. Răng đối diện cũng có thể trồi lên hoặc tụt xuống, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến cơ hàm và khả năng nhai.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Mất răng cấm dẫn đến giảm sức mạnh nhai của hàm răng. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn khiến cho cơ thể không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa: Vì thức ăn khó nghiền nhỏ, cơ dạ dày và dạ tràng phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Kết quả dẫn đến viêm dạ dày, viêm đại tràng và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Răng cấm có mọc lại không? Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách 2
Mất răng cấm có thể gây nên tình trạng lệch khớp cắn

Các phương pháp trồng răng cấm

Răng cấm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống răng miệng, vì vậy khi mất răng cấm, việc lựa chọn phương pháp phục hình là rất cần thiết. Nhằm đảm bảo khả năng chịu lực khi nhai, và tuổi thọ cao cho răng cấm sau khi phục hình. Do đó, đối với trường hợp mất răng hàm, các bác sĩ nha khoa thường khuyến nghị cấy ghép Implant, thay vì sử dụng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ.

Bởi Implant làm bằng Titanium có khả năng tương thích sinh học cao, được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm. Điều này giúp duy trì tính nguyên vẹn của xương hàm và tạo nền tảng vững chắc cho răng sứ bên trên, cho phép bạn ăn uống tự nhiên mà không cần lo ngại rơi rớt răng.

Bên cạnh đó, implant tạo ra lực và kích thích sự phát triển của xương hàm, ngăn chặn quá trình tiêu xương, giữ cho cơ hàm, khuôn mặt đẹp và ổn định. Đồng thời, implant không bị ảnh hưởng bởi axit trong môi trường miệng, không gỉ sét, chịu lực và nhiệt độ tốt. Chúng có thể tồn tại trong xương hàm một cách vĩnh viễn.

Do đó, cấy ghép Implant là phương án phục hình ưu việt hơn so với hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Bởi phương pháp này mang lại sự thẩm mỹ, khả năng nhai và tuổi thọ dài lâu. Cùng với đó, implant đảm bảo rằng bạn chỉ cần thực hiện một lần trồng và có thể sử dụng trọn đời, trong khi hai phương án khác có thể đòi hỏi thay thế sau 3 - 5 năm.

Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách

Răng cấm chỉ mọc một lần trong đời và giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn. Do đó để bảo vệ răng cấm đúng cách, bạn có thể tuân thủ một số lưu ý dưới đây:

  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoanước súc miệng để loại bỏ các mảng bám và thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng, giữa các kẽ răng.
  • Ăn uống cân đối: Bạn cần nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường và gas. Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin vào khẩu phần hàng ngày cung cấp nhiều dưỡng chất cho răng chắc khỏe.
  • Tránh sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá: Hạn chế các chất kích thích và tránh hút thuốc lá, vì chúng có thể gây hại cho răng cấm và gây nên các bệnh lý về răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Ngoài việc tự chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn hãy thường xuyên thăm nha khoa thường xuyên 6 tháng/lần. Các nha sĩ sẽ giúp bạn làm sạch răng, loại bỏ mảng bám và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời.
Răng cấm có mọc lại không? Hướng dẫn chăm sóc răng cấm đúng cách 3
Thường xuyên vệ sinh răng miệng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Hà An Pharmacy về nội dung “răng cấm có mọc lại không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về những biến chứng nếu mất răng cấm, từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?

So sánh sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn



Chat with Zalo