Phương pháp nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhanh nhất

Sốt cao, phát ban, ho, sổ mũi,… là những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ mà phụ huynh nên lưu ý, để kịp thời chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles hay rubeola và có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Lý do là bởi virus sởi thường tấn công trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, thì việc nhận biết các dấu hiệu là điều cần thiết, giúp các bậc cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con của mình.

Phương pháp nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhanh nhất 1
Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh sởi là cần thiết để kịp thời chẩn đoán và điều trị

1. Các dấu hiệu theo giai đoạn của bệnh sởi

Có thể chia bệnh sởi ở trẻ em thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Tổng thời gian bị bệnh sởi của trẻ từ lúc ủ bệnh rơi vào tầm từ 15 - 20 ngày, và trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên cách ly bé để hạn chế sự lây nhiễm cho người khác.

Thời kỳ ủ bệnh

Đây là thời gian từ lúc trẻ bị nhiễm virus, đến lúc bắt đầu có những triệu chứng bệnh, trung bình khoảng 10 ngày (có thể thay đổi từ 7 đến 18 ngày theo từng trường hợp), lúc này trẻ có thể có những cơn sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi.

Thời kỳ khởi phát (hay còn gọi là thời kỳ viêm long)

Đây là thời kỳ có khả năng lây lan bệnh cao nhất, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Biểu hiệu đầu tiên là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 đến 40 độ C, trường hợp nặng hơn có thể kèm theo co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và đau khớp.

Viêm long (có dấu hiêu gần giống với cảm cúm), thường xuất hiện ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổ nghèn nhiều, làm kết mạc mắt đỏ, trẻ sẽ sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù. Viêm long có thể  gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy. Kèm theo với viêm long là các triệu chứng như hp, sổ mũi, hắt hơi,…

Khi khám vòm họng trong giai đoạn này, phụ huynh có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm xuất hiện trên nền niêm mạc má. Các chấm này có màu trắng đục, xung quanh viêm đỏ, có vị trí gần với răng hàm thứ nhất, các chuyên gia gọi là dấu Kopik. Phụ huynh nên lưu ý dấu hiệu này vì đây là điểm dễ nhận biết nhất của bệnh ban, thời gian tồn tại của triệu chứng này khoảng 12 đến 18 giờ.

Phương pháp nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhanh nhất 2
Các nốt Kopik xuất hiện trên niêm mạc má trong, gần vị trí răng hàm thứ nhất

Thời kỳ toàn phát (còn gọi là thời kỳ phát ban)

Những nốt ban sởi đầu tiên xuất hiện ở sau tai, sau đó sẽ lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, và phần chi trên trong khoảng 24 giờ. Tiếp theo đó, ban sẽ lan xuống lưng, bụng, sau cùng là 2 chân trong ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 khi phát. Ban sởi thường có màu hồng nhạt, ấn vào sẽ tạm mất, có xu hướng kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt, xen kẽ các nốt đỏ với vùng da lành. Còn đối với những trường hợp nặng, ban mọc chi chít cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban có triệu chứng xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.

2. Phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Phương pháp nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhanh nhất 3
Khi bị bệnh, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, chủ yếu là điều trị triệu chứng và tăng cường sức đề kháng. Phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời giữ ấm, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh và hướng gió lùa. Cần xây dựng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa để trẻ mau chóng hồi phục.

Bảo Hân



Chat with Zalo