Phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương được thực hiện như thế nào?

Lún xương sọ được chẩn đoán khi tấm bản ngoài của hộp sọ bị vỡ và lún vào bản trong của xương sọ bình thường. Đây được coi là một tổn thương thường xuyên xảy ra của các ca chấn thương sọ não và cần phải được cấp cứu phẫu thuật nhanh chóng.

Lún xương sọ là gì?

Lún xương sọ là tình trạng bản ngoài vùng xương sọ của hộp sọ bị gãy chìm xuống bên dưới bản trong xương của hộp sọ khi ở trạng thái bình thường. Đây là dạng chấn thương sọ não phổ biến nhất và cần phải được điều trị khẩn cấp thích hợp và kịp thời.

phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 1.jpg
Lún xương sọ là dạng chấn thương sọ não phổ biến nhất

Lún xương sọ có những thể chấn thương đặc biệt như sau:

  • Gây lún sọ kiểu bóng bàn: Đây là dạng chấn thương thường có ở các bé dưới 1 tuổi. Nếu độ lún ở mức thấp thì quyết định có phẫu thuật hay không sẽ phụ thuộc vào công tác xác định xem có vết rách màng cứng hay có khối máu tụ ngoài màng cứng hay không. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể buộc phải tiến hành phẫu thuật hay thực hiện thủ thuật. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ khoan một lỗ cạnh khu vực xương đã bị lún và tiến hành dùng dụng cụ để nâng các mảnh xương đã bị lún xuống về lại vị trí đúng.
  • Lún sọ não tại vùng xoang tĩnh mạch: Nếu không gặp phải tình trạng rò dịch não tủy hoặc tắc nghẽn xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, nếu xác định có xuất hiện tắc nghẽn xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân cần phải được tiến hành phẫu thuật nhanh chóng, lúc này, dựa trên vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ đưa ra quyết định có thể thực hiện vá xoang hoặc là thắt xoang tĩnh mạch. Ngoài ra hãy lưu ý rằng bệnh nhân sẽ cần dùng đến thuốc chống đông máu sau phẫu thuật.

Chỉ định phẫu thuật lún xương sọ như thế nào?

Lún xương sọ sẽ được yêu cầu phẫu thuật đối với những trường hợp sau:

  • Khi phần xương sọ đã vỡ lún xuống sâu từ 5mm đến 1cm so với bề dày của bản xương sọ và không đáp ứng được điều kiện để thực hiện điều trị bảo tồn thì buộc phải tiến hành phẫu thuật.
  • Đối với đối tượng là trẻ em gặp phải tình trạng xuất hiện lún sọ kín, kèm theo rách màng cứng khi được chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp vi tính thì cũng cần phải tiến hành phẫu thuật để đảm bảo tình trạng không tiến triển xấu đi.

Điều trị bảo tồn phẫu thuật lún xương sọ

Phẫu thuật bằng phương pháp gặm hay nâng vùng xương bị lõm xuống sẽ không được chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Không xuất hiện các bằng chứng của việc rách màng cứng như chảy dịch não tủy hoặc có khí nội sọ thông qua khám lâm sàng hay ảnh chụp CT của bệnh nhân.
  • Không có bất kỳ sự xuất hiện nào của khối máu tụ với kích thướng lớn trong hộp sọ.
  • Diện tích ở vùng xương bị lún sọ nhỏ hơn 1 cm.
  • Vùng xoang trán không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ chấn thương.
  • Vị trí bị lõm xương sọ nằm xa vết thương, đồng thời vết thương không bị nhiễm bất và nguy cơ nhiễm trùng thấp.
phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 2.png
Phẫu thuật nâng vùng xương bị lõm không được chỉ định khi vị trí bị lõm xương sọ nằm xa vết thương 
  • Vấn đề thẩm mỹ không bị ảnh hưởng.
  • Tình trạng của bệnh nhân quá nặng như: Do đa chấn thương dẫn đến sốc, mất quá nhiều máu.

Phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là quy trình phẫu thuật lún xương sọ mà bạn có thể tham khảo:

Phẫu thuật viên chuẩn bị

  • Người  tiến hành phẫu thuật là phẫu thuật viên thần kinh .
  • Đội ngũ gây mê cho ca phẫu thuật bao gồm bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên hỗ trợ và các nhân viên trợ giúp khác.
  • Đội dụng cụ bao gồm dụng cụ viên chạy ngoài và dụng cụ viên vòng trong.

Chuẩn bị cho bệnh nhân

  • Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cho bệnh nhân, cùng với đó là thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để từ đó đánh giá tổng thể tình trạng bệnh nhân và các bệnh lý phối hợp. Sau đó, tiến hành điều chỉnh chế độ ăn, thể trạng bệnh nhân cho cân bằng tới mức đạt điều kiện về sinh hiệu để có thể tiến hành phẫu thuật một cách thuận lợi.
  • Tiếp theo, các bác sĩ sẽ lý giải cụ thể về quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân và người thân được biết, đồng thời cũng thông báo cả những vấn đề có khả năng xuất hiện trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu như tai biến hoặc biến chứng khác mà bệnh nhân có thể phải đối mặt.
  • Cuối cùng, vùng đầu của bệnh nhân sẽ được làm vệ sinh sạch sẽ, có thể phải cạo đầu hoặc không cần nhưng sẽ phải nhịn ăn uống ít nhất là 6 tiếng đồng hồ trước giờ phẫu thuật.

Các bước tiến hành phẫu thuật lún xương sọ

Bệnh nhân sẽ được sắp xếp tư thế phẫu thuật sao cho phù hợp với vị trí bị tổn thương. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản kết hợp gây mê qua tĩnh mạch.

phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 3.jpg
Bệnh nhân sẽ được sắp xếp tư thế phẫu thuật sao cho phù hợp với vị trí bị tổn thương

Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật lún sọ như sau:

Bước 1: Đặt nội khí quản sau khi gây mê toàn thân bệnh nhân.

Bước 2: Bác sĩ phẫu thuật xác định đường rạch da, đường này có thể được xác định dựa trên vết thương sẵn có hoặc vết mổ hình chữ U xung quanh vùng bị lõm.

Bước 3: Bác sĩ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật để phục hồi hộp sọ cho bệnh nhân theo các bước như sau:

  • Khử trùng vùng sẽ phẫu thuật và phủ lớp bảo hộ.
  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành mổ và tách các tổ chức  dưới da, để lộ vùng xương bị lún. Lưu ý rằng xương bên trong luôn có vết lún lớn hơn khi xét với bản xương ngoài. Sau đó nhấc phần xương bị gãy lên và cố gắng không làm tổn thương đến màng não. Đồng thời phải loại bỏ hết dị vật có ở trong vùng mổ.
  • Nếu phát hiện màng não bị tổn thương hay rách thì bắt buộc phải khâu để tối đa khả năng hồi phục.
  • Các mảnh xương rời khác cần phải được làm sạch và đưa về đúng vị trí ban đầu của chúng, chỉ trừ khi xương bị gãy vụn thành nhiều mảnh.
  • Màng cứng sẽ cần được khâu lại theo kiểu khâu treo và sau đó là đặt ống dẫn lưu bên ngoài màng cứng.
  • Bác sĩ phẫu thuật kiểm tra khả năng cầm máu của bệnh nhân để tránh tình trạng bị tụ dịch hay tụ máu ngoài màng cứng hậu phẫu thuật.

Bước 4: Vết mổ phải được khép lại bởi 2 lớp và tùy tình trạng mà kèm theo dẫn lưu.

Trên đây là những thông tin về quy trình phẫu thuật lún xương sọ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được cách thực hiện ca phẫu thuật này và hãy lưu ý theo dõi tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật để đảm bảo khả năng hồi phục đạt tối đa.

Xem thêm: Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu?

 



Chat with Zalo