Phải làm gì để giảm rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ em?
Rối loạn tiêu hoá là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hoá bị co thắt bất thường gây ra hiện tượng đầy hơi, đau bụng, nôn, buồn nôn; đồng thời khiến quá trình tiêu hoá thức ăn bị biến đổi. Vậy, rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ em sẽ gây ra những ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?
Những ảnh hưởng của tình trạng rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ em
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hoá, nôn trớ sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ thể chất và trí não của trẻ, đặc biệt khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài với tần suất thường xuyên. Theo đó, rối loạn tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời, cơ thể sẽ hình thành cơ chế từ chối thức ăn khiến trẻ trở nên biếng ăn.
Rối loạn tiêu hoá còn làm tăng nguy cơ chuyển nặng các bệnh vặt như cảm sốt, sổ mũi,... thành tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, hệ tiêu hoá, viêm cấp tính, viêm mạn tính,... Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hoá, nôn trớ còn gây ra những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ khi trẻ phải đối mặt với những hệ luỵ như nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng,...
Các phương pháp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ em
Rối loạn tiêu hoá không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà cho trẻ dưới hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một vài phương pháp làm giảm rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ em được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng:
Bù nước và điện giải cho cơ thể
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, nôn trớ và tiêu chảy thường xuyên, cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất nước. Lúc này, các bậc phụ huynh cần bù nước cho trẻ bằng các cho trẻ uống dung dịch Oresol, nước khoáng, nước dừa,...
Các sản phẩm hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ
Một phương pháp điều trị khác là sử dụng sản phẩm hỗ trợ có công dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá, nôn trớ và các bệnh lý đường tiêu hoá khác ở trẻ. Sản phẩm Comil của PJ Pharma là một trong những giải pháp hiệu quả nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng.
Được biết, trong dung dịch Comil có các thành phần chính gồm nhũ tương simethicone, nấm men vi sinh saccharomyces boulardii. Đây đều là các thành phần có tác dụng cân bằng lợi khuẩn trong đường tiêu hoá và hệ vi sinh đường ruột. Qua đó, giảm các triệu chứng loạn khuẩn đường tiêu hoá như: Đầy hơi, chướng bụng; duy trì sức khoẻ hệ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Bên cạnh đó, dung dịch Comil còn có tác dụng ổn định hệ tiêu hoá, cải thiện các tình trạng đầy bụng ở những người phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm có khả năng phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá và co rút cơ ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sử dụng sản phẩm giúp nhuận tràng
Khi bị rối loạn tiêu hoá, trẻ có thể đối mặt với tình trạng táo bón. Lúc này các loại sản phẩm nhuận tràng, bổ sung chất xơ có chứa các hoạt chất như methylcellulose, sorbitol, duphalac,… sẽ giúp làm mềm phân. Qua đó, quá trình bài tiết sẽ trở nên dễ dàng hơn, tình trạng táo bón ở trẻ cũng được thuyên giảm.
Thuốc tiêu chảy
Rối loạn tiêu hoá thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ táo bón mà còn khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần và liên tục trong ngày, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến như Berberin, Smecta, Loperamide,...
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý tuỳ vào tình trạng tiêu chảy cụ thể của trẻ mà lựa chọn thuốc phù hợp. Tốt nhất nên tham vấn bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ để tránh các biến chứng không mong muốn.
Ngoài các phương pháp ở trên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, nôn trớ có nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường ruột cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, sử dụng loại nào và liều lượng ra sao thì phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
Một vài lưu ý quan trọng khi hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ
Để quá trình điều trị rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ diễn ra thuận lợi và an toàn, cha mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc trị tiêu chảy, thuốc kháng sinh.
- Trong quá trình điều trị, nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để có hướng xử lý kịp thời.
- Cho trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin. Hạn chế sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Không nên sử dụng các bài thuốc Nam truyền miệng để trị chứng rối loạn tiêu hoá.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, áp dụng quy tắc ăn chín uống sôi.
Trên đây, Hà An Pharmacy đã cung cấp thông tin về tình trạng rối loạn tiêu hoá, nôn trớ ở trẻ cũng như các phương pháp khắc phục. Mong rằng những điều được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho các gia đình có con nhỏ.