Phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay

Cường giáp là một hội chứng do nhiều bệnh lý gây ra như viêm tuyến giáp, bướu cổ, bướu nhân độc tuyến giáp… Do đó, triệu chứng của cường giáp cũng bộc lộ đa dạng ở nhiều cơ quan.

Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cường giáp

Các nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh cường giáp xuất hiện bao gồm:

Hội chứng Basedow

70% bệnh nhân cường giáp do hội chứng Basedow gây ra. Cơ chế của bệnh là các kháng thể trong máu tự kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra số lượng lớn hormone tuyến giáp. Loại cường giáp do Basedow thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20 - 50 tuổi.

Phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay 1Hội chứng Basedow là một trong những nguyên nhân gây ra cường giáp

Các nhân tuyến giáp hoạt động quá tải

Các nhân tuyến giáp là những cục u mọc lên trong tuyến giáp của người bệnh. Các nhân tuyến giáp phổ biến và thường lành tính, chỉ một số ít mang tế bào ung thư. Tuy nhiên, quá nhân tuyến giáp hoạt động gây quá tải và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp

Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp bị viêm làm phá hủy cấu trúc của các nang tuyến giáp, dẫn đến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Cường tuyến giáp do viêm có thể kéo dài 3 tháng, sau đó trở lại bình thường.

Một số loại viêm tuyến giáp gây quá tải cho hoạt đông tuyến giáp và làm suy giáp:

  • Viêm tuyến giáp bán cấp: Thường xảy ra ở phụ nữ trong độ từ 30 - 50 tuổi. Bệnh có triệu chứng sưng, đau vùng cổ và biểu hiện triệu chứng bệnh cường giáp. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp bán cấp vẫn chưa được xác định rõ, chủ yếu do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Viêm tuyến giáp sau sinh: Loại này thường xảy ra ở phụ nữ sau 1 năm sinh con.
  • Viêm tuyến giáp âm thầm: Loại này khiến tuyến giáp to bất thường nhưng không có cảm giác đau.

Tăng tiêu thụ i-ốt

Lượng i-ốt bạn tiêu thụ mỗi ngày ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp tạo ra trong cơ thể. Ở một số người, bổ sung quá nhiều i-ốt có thể gây tăng hormone tuyến giáp.

Sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp

Vấn đề này xảy ra ở những người sử dụng hormone để điều trị bệnh lý tuyến giáp. Bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp nếu đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp. 

Một số loại thuốc khác cũng có thể tương tác với thuốc hormone tuyến giáp và làm tăng mức độ hormone. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị cường giáp xem các loại thuốc tương tác với nhau như thế nào.

Triệu chứng điển hình của bệnh lý cường giáp

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và trao đổi chất của cơ thể. Mọi cơ quan của cơ thể có thể bị ảnh hưởng nếu có quá nhiều hormone tuyến giáp. Vì vậy nhiều bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Tăng tiết mồ hôi, thường xuyên sốt nhẹ 37.5 - 38 độ;
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi làm việc gắng sức;
  • Tính khí thay đổi thất thường, cảm giác bồn chồn, khó ngủ, dễ cáu gắt. Một số bệnh nhân có tình trạng lú lẫn hoặc tinh thần dễ bị kích động;
  • Run ở đầu ngón tay;
  • Bệnh nhân nữ dưới 30 tuổi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt;
  • Da mỏng, tóc dễ gãy, cơ yếu đặc biệt là chân tay và đùi;
  • Đi ngoài 5 - 10 lần/ngày không kèm đau quặn;
  • Cân nặng tăng giảm bất thường dù đảm bảo chế độ ăn hợp lý;
  • Cường giáp do basedow còn có thêm biểu hiện ở mắt: Chói mắt, chảy nước mắt, cảm giác nóng rát mắt, lồi mắt.
Phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay 2Một trong những biểu hiện của bệnh lý cường giáp là run tay

Phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc cường giáp, phác đồ được bác sĩ ưu tiên lựa chọn thường là nội khoa. Phác đồ này cho phép bệnh nhân sử dụng thuốc nhằm điều trị các triệu chứng của cường giáp.

Thông thường người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng một số loại thuốc kháng giáp tổng hợp (PTU). Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thậm chí là thuốc an thần,…

Phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay 3Phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên lựa chọn trong cường giáp

Thời gian của phác đồ điều trị bệnh cường giáp thường xác định lâu dài và liên tục, nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 1 - 1.5 năm. Điều này phụ thuộc vào liệu trình thuốc mà bác sĩ áp dụng. Bệnh lý cường giáp sẽ được cải thiện sau 4 tuần sử dụng thuốc. Người bệnh tuyệt đối không được nghỉ dùng thuốc giữa chừng dù bệnh tình đã được cải thiện hơn. Với một số trường hợp, tuyến giáp làm cổ sưng to gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định phác đồ phẫu thuật hoặc cho bệnh nhân sử dụng đồng vị Iod phóng xạ.

>> Gợi ý bạn một số thuốc điều trị tăng tuyến giáp tốt, hiệu quả hiện nay:

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị cường giáp được áp dụng hiện nay. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm bệnh lý cường giáp và cách điều trị chúng. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy nội dung trên hữu ích nhé!

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo