Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai có ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ không?
Tuy nứt đầu nhũ hoa là một trong những hiện tượng khá phổ biến của thai kỳ nhưng cũng khiến bà bầu lo lắng. Vậy nứt đầu nhũ hoa khi mang thai có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hay không? Bệnh có thể điều trị dễ dàng và có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ hay không? Tất cả thông tin về nứt đầu nhũ hoa khi mang thai sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là gì?
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nut_dau_nhu_hoa_khi_mang_thai_co_anh_huong_den_viec_tiet_sua_me_khong_1_3d67a1bb96.png)
Nguyên nhân nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
Tình trạng nứt đầu vú có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa, đau. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai:
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Khi mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố, ngực của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm, mềm và nhũ hoa của mẹ bầu cũng sẽ nhô ra ngoài nhiều hơn. Đôi khi, chính do sự căng da ngực quá mức có thể khiến mẹ bị nứt đầu nhũ hoa khi mang thai.
Ma sát nhiều khiến nhũ hoa bị nứt
So với trước khi mang thai, nhũ hoa của mẹ bầu thường trở nên lớn hơn và nhạy cảm hơn. Do đó, nếu mẹ bầu mặc áo ngực quá chật có thể tạo ra sự ma sát giữa nhũ hoa và vải áo khiến nhũ hoa của chị em dễ bị đau, nứt.
Dị ứng
So với bình thường, nhũ hoa của mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Tình trạng nứt đầu nhũ hoa cũng có thể là do vùng da này dị ứng sau khi tiếp xúc với các thành phần có trong kem dưỡng, nước hoa, xà phòng, sữa tắm, bột giặt/ dầu xả từ áo quần… Đối với trường hợp bạn cảm thấy ngứa, đau nứt núm vú sau khi tiếp xúc với các sản phẩm trên thì cần đến bác sĩ da liễu để được xử lý đúng cách.
Một số nguyên nhân khác
Trường hợp mẹ bầu có làn da khô hoặc mắc bệnh da liễu như viêm da, bệnh chàm… thì cũng làm tăng nguy cơ nứt đầu nhũ hoa hoặc khiến nhũ hoa bị tróc da khi mang thai. Vì vậy, nếu có tiền sử mắc bệnh da liễu thì mẹ cần chú ý chăm sóc vùng da ở nhũ hoa để tránh viêm nhiễm nặng.
Triệu chứng của bệnh
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nut_dau_nhu_hoa_khi_mang_thai_co_anh_huong_den_viec_tiet_sua_me_khong_2_89d2f45940.png)
Những triệu chứng chính của nứt đầu nhũ hoa khi mang thai:
Vết nứt đầu nhũ hoa có thể phát triển trên một hoặc cả hai núm vú của mẹ bầu tùy vào từng nguyên nhân. Các triệu chứng của từng người có thể không giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng chung là đau, nứt ở núm vú hoặc quầng vú.
Những triệu chứng khác gồm:
- Khô da, nứt nẻ.
- Vết nứt mở nên rỉ dịch hoặc chảy máu.
- Đỏ vùng quầng vú, núm vú.
- Đau nhức, căng tức vú.
- Da khô hoặc bong da.
- Vảy hình thành xung quanh vị trí nứt.
Cách xử lý tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
Mẹ bầu nên đi khám ngay nếu tình trạng nứt kéo dài hoặc kèm sốt để các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ chuẩn đoán bệnh bao gồm các dấu hiệu như viêm quầng vú, đầu vú, nấm đầu vú, áp xe đầu vú,… Các bác sĩ sẽ cho thuốc uống và thuốc thoa để điều trị cho thai phụ.
Thoa kem dưỡng có chứa vitamin E
Vitamin E được chứng minh là có tác dụng cải thiện tình trạng rạn da, nứt da rất hiệu quả. Loại vitamin này còn giữ được độ ẩm và đàn hồi tốt hơn, giúp cho da mềm.
Riêng đối với những vùng da bị nứt nẻ, vitamin E cũng sẽ lành da nhanh chóng và kéo da non. Vì vậy, mẹ bầu hãy duy trì bôi dưỡng chất có chứa vitamin E hàng ngày. Vị trí bôi là quanh núm vú nhiều lần mỗi ngày để dưỡng da vùng đầu ti.
Sử dụng gel nha đam
Nha đam là thảo dược từ thiên nhiên nên rất an toàn cho mẹ bầu, có công dụng dưỡng ẩm da và đồng thời còn chứa chất kháng sinh giúp chữa vết thương mau lành. Nha đam còn giúp giảm ngứa và giảm nứt đầu vú rất hiệu quả.
Cách hạn chế nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nut_dau_nhu_hoa_khi_mang_thai_co_anh_huong_den_viec_tiet_sua_me_khong_3_fac95108dc.png)
Vệ sinh bầu ngực đúng cách
Mẹ bầu không nên dùng các loại thuốc kháng sinh hay vệ sinh bằng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất… để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Thay vào đó dùng nước muối sinh lý để vệ sinh nhũ hoa là giải pháp an toàn. Sau khi vệ sinh xong cần lau khô nhũ hoa để không gây ẩm ướt.
Hạn chế mặc áo ngực
Nếu mặc áo ngực, mẹ bầu nên chọn loại áo ngực không bó quá chật, thông thoáng. Có thể chọn loại áo ngực làm từ chất liệu vải cotton, co giãn thoải mái, khiến bầu ngực thoải mái. Nhưng tốt nhất là hạn chế mặc áo ngực khi mang thai để núm vú được thông thoáng. Trong quá trình mang thai bầu ngực to ra nên có cảm giác căng tức, khó thở. Nếu mặc áo ngực quá chật sẽ gây chèn ép lên bầu ngực.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có tác dụng giúp thai nhi phát triển tốt, giúp mẹ có sức khỏe ổn định mà còn chấm dứt tình trạng nứt đầu nhũ hoa. Để thực hiện điều này, mẹ bầu nên tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C có trong rau, củ, quả và hạn chế ăn thực phẩm có tính cay, nóng.
Chăm sóc bầu ngực khi mang thai đúng cách
Để phòng ngừa tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai, các mẹ bầu lưu ý thường xuyên massage nhẹ nhàng bầu ngực để kích thích các mô tuyến đàn hồi tốt và phát triển, hạn chế tình trạng ngực chảy xệ trong giai đoạn cho con bú.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp