Những thông tin bạn chưa biết về tình trạng lông quặm ở trẻ nhỏ
Lông quặm ở trẻ nhỏ là tình trạng rất hay xảy ra gây nhiều tổn thương cho mắt. Quặm mi bởi vậy mà được rất nhiều cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Bài viết ngay dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin bạn chưa biết về tình trạng lông mi quặm ở trẻ nhỏ.
![Những thông tin bạn chưa biết về tình trạng lông quặm ở trẻ nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_chua_biet_ve_tinh_trang_long_quam_o_tre_nho_1_4d81cbb8e0.png)
Lông mi quặm ở trẻ là tình trạng lông mi mọc ngược hướng và mọc sai gây ra khó chịu cho trẻ. Đa số tình trạng này xảy ra từ khi trẻ mới sinh, nếu không được điều trị bệnh sẽ trở nặng. Theo khảo sát của bệnh viện mắt tỉ lệ trẻ em mắc quặm mi chừng 2%.
Một số biểu hiện lâm sàng của lông quặm ở trẻ nhỏ
Triệu chứng của tình trạng lông mi quặm ở trẻ
Bệnh làm trẻ hay dụi mắt bởi lông mi cọ sát vào giác mạc gây khó chịu. Do vậy mắt thường bị đỏ, chảy nước. Thêm nữa bạn có thể nhận biết triệu chứng lông quặm thông qua hình ảnh trên internet. Đặc biệt, nếu hiệu tượng này xảy ra trong thời gian dài trẻ dễ bị viêm kết mạc. Thêm vào đó lông quặm ở trẻ nhỏ không được điều trị dễ xảy ra trợt hoặc tổn thương giác mạc. Bệnh tiến triển nặng thậm chí còn viêm loét gây giảm thị lực nghiêm trọng.
Các mức độ quặm lâm sàng
Lông quặm ở trẻ nhỏ được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau với những tiêu chí khác nhau. Dưới đây là 2 tiêu chí phân loại cơ bản bạn nên biết:
Tính theo chiều dài lông quặm ở trẻ nhỏ được chi thành 4 mức độ khác nhau:
- Mức 1: Quặm chiếm khoảng 1/4 chiều dài mi.
- Mức 2: Quặm chiếm khoảng 1/3 chiều dài mi.
- Mức 3: Quặm chiếm chừng 1/2 chiều dài mi.
- Mức 4: Quặm chiếm tới 2/3 chiều dài mi cho đến cả mi.
Độ quặm tính theo da mi thừa có 3 mức độ:
- Mức độ 1: Thừa bé hơn hoặc bằng 2mm da mi.
- Mức độ 2: Thừa chừng 3mm da mi.
- Mức độ 3: Thừa lớn hơn hoặc bằng 3mm da mi.
Nguyên nhân gây ra lông quặm ở trẻ
Lông quặm ở trẻ nhỏ có thể xảy ra bởi một vài chứng bệnh, dưới đây là một số chứng bệnh làm tăng nguy cơ mắc lông quặm:
![Những thông tin bạn chưa biết về tình trạng lông quặm ở trẻ nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_chua_biet_ve_tinh_trang_long_quam_o_tre_nho_2_caad6e3d9f.png)
- Nếp da thừa là một trong những nguyên nhân chính gây chứng lông quặm.
- Da thừa bẩm sinh khiến vùng mắt bị chùng cũng là một nguyên nhân khiến lông mi mọc bất thường.
- Viêm bờ mi, bệnh lý hay xảy ra khi chức năng của dầu trong mí mắt bị mất, nhiễm trùng nếu tình trạng này mãn tính có thể dẫn tới lông quặm.
- Chứng Stevens – Johnson và bọng nước có sẹo, bệnh mắt hột biến chứng của nó chính là lông quặm.
- Nhiễm trùng mắt mức độ nặng thường xuyên xảy ra cũng có thể gây nên chứng quặm lông.
Giải pháp điều trị lông quặm ở trẻ nhỏ
Phẫu thuật triệt nang lông và lông mi
Nếu lông quặm ở trẻ nhỏ, phẫu thuật triệt nang lông và lông mi là giải pháp có thể chọn lựa. Biện pháp này thích hợp với lông quặm cục bộ hoặc từng phần.
- Nhổ lông bằng kẹp là giải pháp tạm thời vì nó thường để lại các nang lông mi. Lông mi mọc trở lại thường cứng, ngắn và gây khó chịu với người bệnh.
- Triệt lông bằng cách sử dụng điện, đây là cách hiệu quả cao nhưng gây khó khăn cho bác sĩ và gây đau đớn cho bệnh nhân.
Phẫu thuật tái định vị nang lông và lông mi
Phẫu thuật tái định vị nang lông và lông mi được sử dụng để giải quyết các tính trạng sau:
- Trường hợp tạo sẹo lớp sau: Những vòm phía sau và các lớp mỏng được kéo dài bằng các mảnh ghép ví như chân bì, niêm mạc, vòm khẩu cái cứng.
- Trường hợp quặm mi: Bác sĩ sẽ thực hiện rút mi dưới và lột bỏ lớp sụn để chỉnh sửa quặm mi và chùng mi chiều ngang.
Với trẻ nhỏ phẫu thuật tái định vị nang lông và lông mi nếu không cần thiết thì không nên thực hiện. Bởi cũng như giải pháp trên nó gây đau đớn cho trẻ.
Dùng thuốc kết hợp vuốt mi
![Những thông tin bạn chưa biết về tình trạng lông quặm ở trẻ nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ban_chua_biet_ve_tinh_trang_long_quam_o_tre_nho_3_1_9eed5ff9f5.png)
Lông quặm ở trẻ nhỏ thì dùng thuốc và vuốt bờ mi được xem là giải pháp hoàn hảo. Bởi biện pháp này không gây đau đớn, thêm nữa lông mi của trẻ còn mềm chưa thể làm tổn thương giác mạc.
Sử dụng thuốc ví như dung dịch kháng sinh hoặc nước muối sinh lý 0,9% để tra mắt cho trẻ. Đồng thời kết hợp vuốt bờ mi giúp lông mi không cọ xát làm giác mạc bị tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa lông quặm ở trẻ
Lông quặm ở trẻ nhỏ nếu có giải pháp phù hợp thì có thể phòng ngừa được. Bởi vậy bạn nên tuân thủ một số điều sau để phòng bệnh cho trẻ.
- Sử dụng nước sạch cho trẻ trong các hoạt động vệ sinh hằng ngày. Bởi nước không đạt tiêu chuẩn, nước bẩn sẽ dẫn đề nhiều chứng bệnh về mắt.
- Thực hiện vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh ô nhiễm, bụi bẩn.
- Thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Khi ra đường nên đeo kính cho trẻ để bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại, đặc biệt là bụi bẩn.
- Nếu trẻ bị bệnh đau mắt hột phải thực hiện điều trị dứt điểm, tránh các biến chứng về sau.
- Đặc biệt bố mẹ phải thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ để vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập.
Trên đây là một số thông tin bạn chưa biết về chứng lông quặm ở trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết này bạn đã có cho mình được những kiến thức cần thiết. Đặc biệt biết được giải pháp điều trị bệnh cho trẻ một cách hiệu quả, dứt điểm mà không gây đau đớn.
Uyên