Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu và nhịp tim

Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim là một thiết bị dùng để đo nồng độ oxy (SpO2) trong máu và đo nhịp tim để giúp người bệnh có thể theo dõi sức khỏe và phát hiện ra các hiện tượng bất thường của cơ thể, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng để không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng thiết bị này là gì, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người bình thường

Ở một người bình thường, chỉ số nồng độ oxy trong máu phải nằm ở mức 96 - 99%, mức ổn định và an toàn là 98%. Về nhịp tim phải nằm ở ngưỡng 65 - 105 nhịp/ phút thì mới được xem là ổn định.

Đối với những bệnh nhân không tự thở được thì ngưỡng nồng độ oxy trong máu là 92 - 95% còn nhịp tim khoảng 65 - 120 nhịp/ phút.

Khi nồng độ oxy trong máu xuống dưới 88% thì rất nguy hiểm, phải được kịp thời xử trí bởi các bác sỹ chuyên môn.

Nồng độ oxy trong máu xuống dưới 88% là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm

Những đối tượng nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim

Những người có nguy cơ thiếu Oxy:

  • Những người bị nghẽn đường hô hấp vì đờm, dãi, dịch nhờn, có thắt sưng nề.
  • Những đối tượng sau khi phẫu thuật ở bụng, bị các chấn thương ở lồng ngực, tình trạng viêm nhiễm, mắc các bệnh lý của cột sống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ở lồng ngực, gây khó thở.
  • Bị suy giảm các chức năng của hệ thần kinh có liên quan đến hệ hô hấp như chấn thương sọ não, viêm não, bệnh nhân bị gây mê toàn thân, các bệnh liên quan đến tai biến mạch máu não, các bệnh gây tê liệt như đa xơ cứng, bại liệt cơ thể.
  • Những đối tượng bị cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi, nguyên nhân do khối y trong phổi và các bệnh liên quan đến phổi như tắc mạch phổi.
  • Những người đang ở trong điều kiện thiếu oxy, do hoàn cảnh môi trường như ở những nơi không khí loãng, áp suất khí quyển cao, quá nhiều khói, sương,...

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu oxy nên sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy (SpO2) và nhịp tim

Những người có triệu chứng của bệnh thiếu Oxy:

Thiếu oxy do hô hấp:

Bệnh độ cao: Khi lên cao đột ngột ở độ cao trên 3000m sẽ xảy ra hiện tượng thiếu oxy cấp tính, do đó chúng ta cần mang theo bình oxy.

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào độ cao và sức chịu của mỗi người. Một số triệu chứng lúc này thường là rối loạn thần kinh, mệt mỏi, giảm trí nhớ, rối loạn thị giác, rối loạn thính giác, buồn nôn, phản xạ chậm, nhức đầu, tim bị đập loạn nhịp. 

Thiếu oxy xảy ra khi lên cao đột ngột ở độ cao trên 3000m

Thiếu oxy do bệnh lý:

Khi người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, máu, phổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của máu, gây ra tình trạng thiếu oxy. Số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu bị giảm do các bệnh như giảm huyết áp, mất máu, viêm phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất, xẹp phổi,... sẽ làm ảnh hưởng đến vận chuyển oxy.

Một số nguyên nhân thiếu oxy do bệnh lý như: Nhiễm độc do CO khi trong phòng có chứa khí than chưa đốt cháy hoàn toàn, bếp than để trong phòng kín, nhiễm độc các hóa chất gây ra nhiễm độc methemoglobin, viêm phổi, khó thở  trầm trọng, tim đập nhanh,... 

Thiếu oxy do rối loạn hô hấp tế bào:

Hô hấp tế bào diễn ra nhờ hệ thống men hô hấp được chia thành các phản ứng dây chuyền liên quan mật thiết với nhau, do đó, chỉ một bước trong chuỗi này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào sẽ bị gián đoạn. Nguyên nhân của việc suy hô hấp tế bào là do thiếu ăn, đái tháo đường, thiếu men hô hấp, nhiễm độc,...

Lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim

Trước khi bắt đầu sử dụng các loại máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) và nhịp tim, bạn cần:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Không đặt máy, bảo quản máy ở môi trường dễ cháy nổ.
  • Kiểm tra cảm biến ở vị trí đặt đầu ngón tay của thiết bị để đảm bảo kết quả cho ra chính xác.
  • Thiết bị chỉ là phương tiện giúp bác sĩ đánh giá bệnh nhân, nên kết hợp các chỉ số đo được với các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Không sơn móng tay, dán băng dính trên ngón tay, móng tay màu sáng. Điều này có thể cho ra kết quả không chính xác.
  • Các chỉ số cho ra có thể không chính xác do quá trình hấp tiệt trùng, ngâm các cảm biến trong chất lỏng, ethylene...
  • Hemoglobin trong máu bị rối loạn cũng có thể cho ra kết quả không chính xác.
  • Thiết bị đo SpO2 còn bị ảnh hưởng bởi các ánh sáng xung quanh, do đó bạn nên che khu vực cảm biến để kết quả được chính xác hơn.
  • Không nên cử động khi đo.
  • Kết quả không chính xác còn có thể do xung động tĩnh mạch, vị trí cảm biến và vòng bít huyết áp nằm cùng một ống thông động mạch. 
  • Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp, thiếu máu trầm trọng cũng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. 

Bạn đã biết được những đối tượng nào nên sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim cùng với những lưu ý cần thiết khi sử dụng thiết bị này chưa? Hi vọng bạn có thể sử dụng thiết bị này một cách chính xác và hiệu quả. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp



Chat with Zalo