Những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một dạng bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi một loại siêu vi trùng thuộc nhóm Arbovirus có ác tính với tế bào thần kinh. Có những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản nào cho người mắc?

1. Đặc điểm cấu trúc của virus viêm não Nhật Bản

Hình thể và cấu trúc

Virus viêm não Nhật Bản có dạng hình cầu và đường kính vào khoảng 40-50nm, capsid đối xứng hình khối với 20 mặt và chứa duy nhất một sợi dương ARN.

Những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản 1

Hình ảnh virus viêm não Nhật Bản

Sức đề kháng

Giống virus viêm não Nhật Bản dễ dàng bị tiêu diệt bởi các dung môi hoà tan lipid (bao gồm ether, xà phòng, formalin…) bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Nếu ở 60 độ C bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 40 độ C bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu bạn bảo quản trong dung dịch glycerol 50% hoặc đông lạnh ở -70 độ C thì có thể tồn tại hàng tháng, thậm chí là hàng năm.

Nguồn lây viêm não Nhật Bản

Khả năng gây bệnh của Virus viêm não Nhật Bản tới những nguồn lây nhiễm như chim - vật chủ quan trọng chứa virus viêm não Nhật Bản. Loài chim có tập tính di cư có thể lây truyền virus từ vùng này qua vùng khác. Bên cạnh đó, hầu hết những gia súc gần người như trâu bò, dê, chó đều có thể nhiễm virus viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, chỉ có heo, ngựa có biểu hiện của bệnh, virus có thể qua nhau bào thai gây thai chết, hoặc làm sảy thai.

Trung gian truyền bệnh

Trung gian truyền bệnh chính là muỗi. Sau khi hút máu động vật có nhiễm virus (ngựa, heo, chim...) muỗi tìm nơi trú ẩn tiêu máu.  Virus nhân lên trong cơ thể muỗi trong vài ngày (tối đa có thể 14 ngày) thì đủ khả năng truyền bệnh.

Những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản 2

Muỗi chứa virus viêm não Nhật Bản mang mầm bệnh cho  người khi đốt

Khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản cho người mắc là chắc chắn khi muỗi đốt - hút máu người. Theo một nghiên cứu chỉ ra, muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virus sang thế hệ sau qua trứng. Đó cũng là lý do tại sao bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 và đỉnh cao vào tháng 6, tháng 7.

Khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản ngoài cho người thì còn có thể gây bệnh cho chuột trắng hoặc các loài chim như: gà, cò…

2. Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh chủ yếu thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, biểu hiện lâm sàng thường ở hai thể sau đây:

Thể nhẹ:

Bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi trong1-3 ngày.

Thể nặng:

Do có tổn thương tới não nên tiếp tục xuất hiện các triệu trứng nặng như: đau đầu dữ dội, sốt cao đột ngột, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động và ý thức ở nhiều mức độ. Có khoảng 10-12% bệnh nhân tử vong trong dạng này. Còn các bệnh nhân thoát khỏi thời kỳ nặng có thể có các biến chứng về thần kinh và tâm thần.

Những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản 3

Bệnh nhân viêm não Nhật Bản bị đau đầu dữ dội

3. Biện pháp điều trị viêm não Nhật Bản

Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng trong giai đoạn cấp. Vì thế, khi có biểu hiện mắc bệnh, người thân nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, nên việc  đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản nên đầy đủ và đúng lịch với 3 liều cơ bản như sau:

  • Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
  • Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
  • Mũi 3: cách mũi 2 là sau 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ tới 16 tuổi.

Lưu ý: nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin viêm não nhật bản jevax thì không có hiệu lực bảo vệ, cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80% và nếu tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Những khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản thật khôn lường, không chỉ ở người mà các loài động vật như chim, dê, heo, ngựa cũng bị mắc. Do đó, việc phòng bệnh rất bức thiết và quan trọng, nhất là phải tiêu diệt trung gian truyền bệnh như muỗi bằng cách vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đi ngủ nên trang bị biện pháp bảo vệ như thả mùng, bôi các loại thuốc chống muỗi an toàn bạn nhé.

Thanh Hoa



Chat with Zalo